Những vấn đề cơ bản, chi tiết về Thuế nhà thầu (FCT)

  • Thread starter thuonghoaiha
  • Ngày gửi
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN - CHI TIẾT VỀ THUẾ NHÀ THẦU – FCT – 21/07/2018

Bài viết này là kinh nghiệm cá nhân và những kiến thức mình đã tìm hiểu và chọn lọc về thuế nhà thầu trường hợp cá nhân và tổ chức. Mọi người tham khảo và góp ý thêm nhé. Đôi chỗ mình chỉ tóm lược ý chính và để nguồn tham khảo để mn đọc chi tiết thêm.

Các nội dung chính: khái niệm, đối tượng, thuế suất & phương pháp tính thuế, đăng ký MST nhà thầu, thanh toán, lập tờ khai & nộp thuế, hạch toán, nguồn tham khảo.

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (Foreign Contractor Tax - FCT) là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam bao gồm thuế GTGT, TNDN, TNCN (nếu là cá nhân)


2. Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu (Điều 1 thông tư 103)

- Tổ chức, cá nhân thường trú hoặc không thường trú kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN trên cơ sở Hợp đồng, Thỏa thuận hoặc Cam kết

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ tại VN và có phát sinh thu nhập tại VN (nhà thầu nước ngoài chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ VN). Nếu bên VN chịu các chi phí phát sinh đối với người nước ngoài được cử sang làm việc thì các chi phí này cũng chịu thuế nhà thầu.

- Đặc biệt đào tạo trực tuyến thực hiện ở nước ngoài đào tạo đối tượng VN vẫn chịu thuế nhà thầu

3. Thuế suất, cách tính thuế phải nộp

- Tùy thuộc nhà thầu thuộc đối tượng nào sẽ áp dụng các mức thuế suất, phương pháp tính và nộp thuế nhà thầu khác nhau

+ Tổ chức: VAT và CIT - 3 phương pháp: khấu trừ, tỷ lệ, hỗn hợp

+ Cá nhân: VAT và PIT (lưu ý cư trú hoặc k cư trú; cá nhân hoặc thương nhân)

- Tổ chức có cơ sở thường trú (>=183 ngày; áp dụng CĐ kế toán VN có mã số thuế - tham khảo kỹ hơn tại luật thuế TNDN, luật dân sự) nhà thầu sẽ thông báo với cơ quan thuế về việc thực hiện hợp đồng, và được kê khai nộp thuế như một doanh nghiệp VN theo PP khấu trừ. Cũng điều kiện trên nhưng không có MST thì sẽ thông báo và đăng ký và nộp thuế nhà thầu theo PP hỗn hợp(VAT khấu trừ, CIT tỷ lệ)

- Tổ chức không thường trú không đáp ứng các điều kiện trên bắt buộc áp dụng PP tỷ lệ trên doanh thu. Thuế suất VAT và CIT tùy loại ngành nghề mình k add được bảng nên xem chi tiết tại điều 12,13 TT103
VAT
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3%
Hoạt động kinh doanh khác 2%

CIT
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms} 1%
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan 5%
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2%
Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) 2%
Lãi tiền vay 5%
Thu nhập bản quyền; Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino 10%

- Cá nhân kinh doanh: Biểu thuế VAT và PIT theo Phụ lục 1 TT92
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0.5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
Cho thuê tài sản 5% 5%
Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 0% 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%


- Cá nhân người nước ngoài (không phải thương nhân) áp dụng nộp thuế VAT theo như trên và PIT 20%/thu nhập nếu không cư trú (Điều 18 TT111); có cư trú: khấu trừ PIT 10% hoặc lũy tiến được giảm trừ gia cảnh nếu ký HĐLĐ. Thu nhập khai theo từng lần PS, tiền lương tiền công khai theo quý

- Điều kiện là cá nhân kinh doanh (PIT 5%) thay vì cá nhân (PIT20%), mình lên hỏi thuế và thuế cũng k có câu trả lời rõ ràng cho mình, phải làm công văn để hỏi. Mình hỏi cá nhân này nếu có chứng chỉ hành nghề thì có được coi là cá nhân kinh doanh k? nếu không thì cần những giấy tờ gì? Vì những điều kiện về CNKD rất k rõ ràng (phải đăng ký KD theo quy định của PL nước ngoài hoặc được công nhận) có vẻ nhà nước chỉ muốn thu 20% chứ chẳng đùa được đâu :D.

- Cách tính thuế: HĐ: A; VAT a%; CIT b%; (PIT tương tự CIT)

· HĐ A đã gồm thuế (gross) : VAT=A*a%; CIT= (A-VAT)*b%

· HĐ A chưa gồm thuế (net) : CIT={A/(1-b%)}*b%; VAT={(A+CIT)/(1-a%)}*a%

· HĐ A chưa gồm VAT : CIT=A*b%; VAT={A/(1-a%)}*a%

Note: Cách tính nào cũng sẽ cho 1 giá trị thực nhận, VAT, CIT giống nhau, chỉ là thể hiện giá trị A trên hợp đồng khác nhau
Mẹo nhớ: DT tính VAT là DT sau cùng khi đã cộng các loại thuế khác
Nếu giá trị là net, tính DT tính thuế = giá trị / (1-Thuế suất), thuế = DTTT x TS
Nếu giá trị gross (đã gồm thuế), DTTT = giá trị gross, thuế = DTTT x TS

4. Đăng ký MST nhà thầu lần đầu

- Chú ý phân biệt tổ chức, thương nhân, cá nhân; cư trú, không cư trú để đăng ký, lựa chọn phương pháp tính thuế, kê khai, nộp thuế đúng

- Trong vòng 10 ngày làm việc (quy định tại điều 6, thông tư 95 về Đăng ký thuế) kể từ ngày ký hợp đồng, bên VN có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký MST nhà thầu gồm:

· Tờ khai 04.1-DK-TCT + bảng kê chi tiết hợp đồng

· Hợp đồng (có bản dịch hoặc song ngữ)

· Giấy tờ của nhà thầu (Giấy phép kinh doanh, giấy tờ tùy thân, hôm mình nộp không dịch cũng được nhưng vẫn nên được công chứng lãnh sự theo quy định tại thông tư 01/2012/TT-NN và dịch sang bản tiếng việt)

· Nộp tại bộ phận 1 cửa của cơ quan thuế. Sẽ được cấp mã số ngay khi nộp hồ sơ và mình giữ lại 1 bản. (Xem thêm thông tư 80/2012/TT-BTC quy định về đăng ký thuế)

- Mỗi nhà thầu chỉ cần đăng ký 1 lần khi phát sinh hợp đồng đầu tiên

5. Thanh toán cho nhà thầu (thủ tục ngân hàng)

- Cần làm đơn yêu cầu mua ngoại tệ và lệnh chuyển tiền (nếu không có ngoại tệ và TK ngoại tệ) cộng với các giấy tờ chứng minhnhu cầu: Hợp đồng có song ngữ hoặc bản dịch, invoice, giấy tờ chứng minh đã hoàn thành công việc theo hợp đồng như Biên bản giao nhận, nghiệm thu. Đợt tạm ứng chỉ cần Hợp đồng, nhưng các đợt tiếp theo phải có tờ khai và giấy nộp thuế nhà thầu.

6. Tờ khai và nộp thuế nhà thầu

- Nếu thuộc đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thì thực hiện kê khai và nộp như DN VN; PP tỷ lệ: mẫu 01/NTNN hoặc PP hỗn hợp: mẫu 03/NTNN (TT103). Xác định được số thuế cụ thể theo cách tính mục 3, sau đó điền thông tin vào tùy loại tờ khai trên.

- Lưu ý đăng nhập HTKK mới bằng MST nhà thầu, nếu không sẽ bị chênh lệch phần kê khai và nộp thuế. Thống nhất MST nhà thầu khi khai; nộp tờ khai – nhantokhai.gdt.gov.vn; nộp thuế - nopthue.gdt.gov.vn (lấy giấy nộp tiền thay – chọn tiểu mục nộp bình thường)

- Thời hạn nộp tờ khai trùng với nộp thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế

- Đặc biệt các tờ khai trên chỉ thể hiện VAT và CIT, nếu nhà thầu là cá nhân chịu VAT và PIT, thì phải khai VAT như trên và PIT theo tờ khai hàng tháng hoặc quý của doanh nghiệp. Như vậy dẫn đến kê khai và nộp PIT trên MST DNVN, nên nộp riêng khoản này để lưu bộ chứng từ FCT đầy đủ (gồm các tờ khai và giấy nộp tiền liên quan). Sau khi nghiên cứu thì mình chọn làm PIT theo cách này, bác nào có cách làm khác đúng hơn không? Nghiên cứu thêm TT 92 thì DNVN khai thuế PIT thay theo tờ khai 01/CNKD kèm phụ lục 01-1/BK-CNKD??

7. Hạch toán thuế nhà thầu

- Hạch toán công nợ phải trả: Nợ 627/642 Có 331

- Hạch toán thuế nhà thầu: VAT được khấu trừ - 133; CIT or PIT là Cp hợp lý – 627/642 nếu HĐ net; Cp k hợp lý - 811 nếu HĐ gross (chưa hiểu lắm tại sao) >< đối ứng với 3338; một số web tư vấn về luật khác thì đưa CIT vào 811 không được trừ hết và cũng chưa tìm thấy VBPL nào hướng dẫn hạch toán chính xác ntn.

- VAT chắc chắn được khấu trừ quy định rõ theo Đ15 TT 219/2013, nếu có đủ chứng từ

Gross:

Nợ TK chi phí liên quan (theo bản chất, vd: 627, 642, 154, 242, 211...)
Nợ TK 811 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN) (thắc mắc 9/2 cuối bài viết)
Nợ TK 133 (VAT dược khấu trừ)
Có TK 331
Có TK 3338

Net:

Nợ TK chi phí liên quan (theo bản chất, vd: 627, 642, 154, 242, 211...)
Có TK 331

Nợ TK 133 (VAT được khấu trừ)
Nợ TK chi phí liên quan (theo bản chất, vd: 627, 642, 154, 242, 211...) (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
Có TK 3338

Bộ chứng từ để chi phí hợp lý:

- Hợp đồng
- Invoice ghi tên, địa chỉ, MST do nước ngoài phát hành cho VN (invoice theo quy định của nước phát hành)
- Chứng từ chuyển tiền thanh toán theo hợp đồng
- Tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu


8. Tham khảo

- Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu
- Thông tư 111/2013/TT-BTC luật thuế TNCN
- Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và TNCN
- Thông tư 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế và đăng ký thuế
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT
- Công văn 5392/TCT-TNCN về kê khai thuế Nhà thầu đối với cá nhân người nước ngoài


9. Thắc mắc

- Trường hợp doanh nhân chịu PIT và VAT theo K2 D5 TT103 nêu rõ: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
Nhưng nếu là cá nhân (k phải doanh nhân) thì bị khấu trừ 20%PIT nếu không cư trú; 10% or lũy tiến nếu cư trú. Thì có chịu VAT nữa hay không?? Đợt mình làm cho cá nhân vẫn đóng Pit 20% và Vat 5%
Tham khảo thêm K1 D15 TT219; Công văn 5392/TCT-TNCN

- CIT có được tính vào CP được trừ cả trường hợp Gross và Net??
Theo mình cả hai trường hợp Gross và net CIT đều là chi phí hợp lý nếu VN thực hiện thay nghĩa vụ cho NTNN.
Gross hay Net chỉ là cách hiển thị giá trị trên hợp đồng mà thôi.
Mình băn khoăn vì rất nhiều bài viết trên mạng mở ngoặc cụ thể CIT không được trừ đưa vào 811 nếu HĐ gross
Điều trên chỉ đúng nếu VN trả NTNN Giá trị Gross, sau đó vẫn nộp FCT 1 lần nữa (FCT bị trùng 2 lần)

- Khai và nộp thuế PIT đối với thầu nước ngoài cá nhân ntn? Vì tờ khai nhà thầu chỉ thể hiện VAT và CIT
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
chị có thể giải thích cho em chỗ bôi vàng? cung cấp đến lãnh thổ VN là cung cấp đến cửa khẩu hay qua cửa khẩu? thanks chi!
upload_2018-7-23_12-35-31.png
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN - CHI TIẾT VỀ THUẾ NHÀ THẦU – FCT – 21/07/2018

Bài viết này là kinh nghiệm cá nhân và những kiến thức mình đã tìm hiểu và chọn lọc về thuế nhà thầu trường hợp cá nhân và tổ chức. Mọi người tham khảo và góp ý thêm nhé. Đôi chỗ mình chỉ tóm lược ý chính và để nguồn tham khảo để mn đọc chi tiết thêm.

Các nội dung chính: khái niệm, đối tượng, thuế suất & phương pháp tính thuế, đăng ký MST nhà thầu, thanh toán, lập tờ khai & nộp thuế, hạch toán, nguồn tham khảo.

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (Foreign Contractor Tax - FCT) là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam bao gồm thuế GTGT, TNDN, TNCN (nếu là cá nhân)


2. Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu (Điều 1 thông tư 103)

- Tổ chức, cá nhân thường trú hoặc không thường trú kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN trên cơ sở Hợp đồng, Thỏa thuận hoặc Cam kết

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ tại VN và có phát sinh thu nhập tại VN (nhà thầu nước ngoài chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ VN). Nếu bên VN chịu các chi phí phát sinh đối với người nước ngoài được cử sang làm việc thì các chi phí này cũng chịu thuế nhà thầu.

- Đặc biệt đào tạo trực tuyến thực hiện ở nước ngoài đào tạo đối tượng VN vẫn chịu thuế nhà thầu

3. Thuế suất, cách tính thuế phải nộp

- Tùy thuộc nhà thầu thuộc đối tượng nào sẽ áp dụng các mức thuế suất, phương pháp tính và nộp thuế nhà thầu khác nhau

+ Tổ chức: VAT và CIT - 3 phương pháp: khấu trừ, tỷ lệ, hỗn hợp

+ Cá nhân: VAT và PIT (lưu ý cư trú hoặc k cư trú; cá nhân hoặc thương nhân)

- Tổ chức có cơ sở thường trú (>=183 ngày; áp dụng CĐ kế toán VN có mã số thuế - tham khảo kỹ hơn tại luật thuế TNDN, luật dân sự) nhà thầu sẽ thông báo với cơ quan thuế về việc thực hiện hợp đồng, và được kê khai nộp thuế như một doanh nghiệp VN theo PP khấu trừ. Cũng điều kiện trên nhưng không có MST thì sẽ thông báo và đăng ký và nộp thuế nhà thầu theo PP hỗn hợp(VAT khấu trừ, CIT tỷ lệ)

- Tổ chức không thường trú không đáp ứng các điều kiện trên bắt buộc áp dụng PP tỷ lệ trên doanh thu. Thuế suất VAT và CIT tùy loại ngành nghề mình k add được bảng nên xem chi tiết tại điều 12,13 TT103
VAT
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3%
Hoạt động kinh doanh khác 2%
CIT
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms} 1%
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan 5%
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2%
Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) 2%
Lãi tiền vay 5%
Thu nhập bản quyền; Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino 10%

- Cá nhân kinh doanh: Biểu thuế VAT và PIT theo Phụ lục 1 TT92
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0.5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
Cho thuê tài sản 5% 5%
Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 0% 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%


- Cá nhân người nước ngoài (không phải thương nhân) áp dụng nộp thuế VAT theo như trên và PIT 20%/thu nhập nếu không cư trú (Điều 18 TT111); có cư trú: khấu trừ PIT 10% hoặc lũy tiến được giảm trừ gia cảnh nếu ký HĐLĐ. Thu nhập khai theo từng lần PS, tiền lương tiền công khai theo quý

- Điều kiện là cá nhân kinh doanh (PIT 5%) thay vì cá nhân (PIT20%), mình lên hỏi thuế và thuế cũng k có câu trả lời rõ ràng cho mình, phải làm công văn để hỏi. Mình hỏi cá nhân này nếu có chứng chỉ hành nghề thì có được coi là cá nhân kinh doanh k? nếu không thì cần những giấy tờ gì? Vì những điều kiện về CNKD rất k rõ ràng (phải đăng ký KD theo quy định của PL nước ngoài hoặc được công nhận) có vẻ nhà nước chỉ muốn thu 20% chứ chẳng đùa được đâu :D.

- Cách tính thuế: HĐ: A; VAT a%; CIT b%; (PIT tương tự CIT)

· HĐ A đã gồm thuế (gross) : VAT=A*a%; CIT= (A-VAT)*b%

· HĐ A chưa gồm thuế (net) : CIT={A/(1-b%)}*b%; VAT={(A+CIT)/(1-a%)}*a%

· HĐ A chưa gồm VAT : CIT=A*b%; VAT={A/(1-a%)}*a%

Note: DT tính VAT là sau khi đã cộng các loại thuế khác

4. Đăng ký MST nhà thầu lần đầu

- Chú ý phân biệt tổ chức, thương nhân, cá nhân; cư trú, không cư trú để đăng ký, lựa chọn phương pháp tính thuế, kê khai, nộp thuế đúng

- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, bên VN có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký MST nhà thầu gồm:

· Tờ khai 04.1-DK-TCT + bảng kê chi tiết hợp đồng

· Hợp đồng (có bản dịch hoặc song ngữ)

· Giấy tờ của nhà thầu (Giấy phép kinh doanh, giấy tờ tùy thân, hôm mình nộp không dịch cũng được nhưng vẫn nên được công chứng lãnh sự theo quy định tại thông tư 01/2012/TT-NN và dịch sang bản tiếng việt)

· Nộp tại bộ phận 1 cửa của cơ quan thuế. Sẽ được cấp mã số ngay khi nộp hồ sơ và mình giữ lại 1 bản. (Xem thêm thông tư 80/2012/TT-BTC)

- Mỗi nhà thầu chỉ cần đăng ký 1 lần khi phát sinh hợp đồng đầu tiên

5. Thanh toán cho nhà thầu (thủ tục ngân hàng)

- Cần làm đơn yêu cầu mua ngoại tệ và lệnh chuyển tiền (nếu không có ngoại tệ và TK ngoại tệ) cộng với các giấy tờ chứng minhnhu cầu: Hợp đồng có song ngữ hoặc bản dịch, invoice, giấy tờ chứng minh đã hoàn thành công việc theo hợp đồng như Biên bản giao nhận, nghiệm thu. Đợt tạm ứng chỉ cần Hợp đồng, nhưng các đợt tiếp theo phải có tờ khai và giấy nộp thuế nhà thầu.

6. Tờ khai và nộp thuế nhà thầu

- Nếu thuộc đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thì thực hiện kê khai và nộp như DN VN; PP tỷ lệ: mẫu 01/NTNN hoặc PP hỗn hợp: mẫu 03/NTNN (TT103). Xác định được số thuế cụ thể theo cách tính mục 3, sau đó điền thông tin vào tùy loại tờ khai trên.

- Lưu ý đăng nhập HTKK mới bằng MST nhà thầu, nếu không sẽ bị chênh lệch phần kê khai và nộp thuế. Thống nhất MST nhà thầu khi khai; nộp tờ khai – nhantokhai.gdt.gov.vn; nộp thuế - nopthue.gdt.gov.vn (lấy giấy nộp tiền thay – chọn tiểu mục nộp bình thường)

- Thời hạn nộp tờ khai trùng với nộp thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế

- Đặc biệt các tờ khai trên chỉ thể hiện VAT và CIT, nếu nhà thầu là cá nhân chịu VAT và PIT, thì phải khai VAT như trên và PIT theo tờ khai hàng tháng hoặc quý của doanh nghiệp. Như vậy dẫn đến kê khai và nộp PIT trên MST DNVN, nên nộp riêng khoản này để lưu bộ chứng từ FCT đầy đủ (gồm các tờ khai và giấy nộp tiền liên quan). Sau khi nghiên cứu thì mình chọn làm PIT theo cách này, bác nào có cách làm khác đúng hơn không? Nghiên cứu thêm TT 92 thì DNVN khai thuế PIT thay theo tờ khai 01/CNKD kèm phụ lục 01-1/BK-CNKD??

7. Hạch toán thuế nhà thầu

- Hạch toán công nợ phải trả: Nợ 627/642 Có 331

- Hạch toán thuế nhà thầu: VAT được khấu trừ - 133; CIT or PIT là Cp hợp lý – 627/642 nếu HĐ net; Cp k hợp lý - 811 nếu HĐ gross (chưa hiểu lắm tại sao) >< đối ứng với 3338; một số web tư vấn về luật khác thì đưa CIT vào 811 không được trừ hết và cũng chưa tìm thấy VBPL nào hướng dẫn hạch toán chính xác ntn.

- VAT được khấu trừ theo D15 TT219/2013

Gross:

Nợ TK 627, 642

Nợ TK 811 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)

Nợ TK 133 (VAT dược khấu trừ)

Có TK 331

Có TK 3338

Net:

Nợ TK 627; 642

Có TK 331

Nợ TK 133 (VAT được khấu trừ)

Nợ TK 627; 642 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)

Có TK 3338

Bộ chứng từ để chi phí hợp lý:

- Hợp đồng

- Invoice ghi tên, địa chỉ, MST do nước ngoài phát hành cho VN (invoice theo quy định của nước phát hành)

- Chứng từ chuyển tiền thanh toán theo hợp đồng

- Tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu


8. Tham khảo

- Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu

- Thông tư 111/2013/TT-BTC luật thuế TNCN

- Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và TNCN

- Thông tư 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế và đăng ký thuế

- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT


9. Thắc mắc

- Trường hợp doanh nhân chịu PIT và VAT theo K2 D5 TT103 nêu rõ: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN. Nhưng nếu là cá nhân (k phải doanh nhân) thì bị khấu trừ 20%PIT nếu không cư trú; 10% or lũy tiến nếu cư trú. Thì có chịu VAT nữa hay không? Đợt mình làm cho cá nhân vẫn đóng Pit 20% và Vat 5% => quá nhiều

- CIT có được tính vào CP được trừ cả trường hợp Gross và Net.

- Khai và nộp thuế PIT đối với thầu nước ngoài cá nhân ntn? Vì tờ khai nhà thầu chỉ thể hiện VAT và CIT
Câu hỏi đầu tiên của bạn thì có công văn 5392/TCT-TNCN về kê khai thuế Nhà thầu đối với cá nhân người nước ngoài trả lời là chỉ chịu thuế TNCN, ko phải chịu thuế nhà thầu bạn ạ. Mình cũng có đọc đối tượng chịu thuế nhà thầu thông tư 103 thì ko thấy có trường hợp của cá nhân không kinh doanh
Trích công văn 5392/TCT-TNCN "Nếu cá nhân nước ngoài không phải là thương nhân thì không xác định là cá nhân kinh doanh, thu nhập từ hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát hoạt động xây dựng công trình của cá nhân là hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Công ty Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% nếu là cá nhân cư trú, hoặc 20% nếu là cá nhân không cư trú, hoặc theo biểu lũy tiến nếu là cá nhân cư trú và hợp đồng đáp ứng là hợp đồng lao động"
https://thuvienphapluat.vn/cong-van...Nha-thau-ca-nhan-nguoi-nuoc-ngoai-369083.aspx
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
chị có thể giải thích cho em chỗ bôi vàng? cung cấp đến lãnh thổ VN là cung cấp đến cửa khẩu hay qua cửa khẩu? thanks chi!
View attachment 19296
Theo mình là đã qua cửa khẩu VN và phân phối vào thị trường VN. Nếu chỉ đến cửa khẩu VN thì là trường hợp tổ chức nước ngoài xuất khẩu hàng sang VN rồi.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Câu hỏi đầu tiên của bạn thì có công văn 5392/TCT-TNCN về kê khai thuế Nhà thầu đối với cá nhân người nước ngoài trả lời là chỉ chịu thuế TNCN, ko phải chịu thuế nhà thầu bạn ạ. Mình cũng có đọc đối tượng chịu thuế nhà thầu thông tư 103 thì ko thấy có trường hợp của cá nhân không kinh doanh
Trích công văn 5392/TCT-TNCN "Nếu cá nhân nước ngoài không phải là thương nhân thì không xác định là cá nhân kinh doanh, thu nhập từ hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát hoạt động xây dựng công trình của cá nhân là hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Công ty Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% nếu là cá nhân cư trú, hoặc 20% nếu là cá nhân không cư trú, hoặc theo biểu lũy tiến nếu là cá nhân cư trú và hợp đồng đáp ứng là hợp đồng lao động"
https://thuvienphapluat.vn/cong-van...Nha-thau-ca-nhan-nguoi-nuoc-ngoai-369083.aspx
Thực sự câu trả lời của bạn rất hay và bổ ích. Mình cũng đã đọc qua công văn này.
Tuy nhiên trong thông tư 103 lại có điểm này làm hơi mâu thuẫn: đó là đối tượng chịu thuế nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN (Vậy thì cá nhân không là thương nhân vẫn có thể phát sinh thu nhập)
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
Thực sự câu trả lời của bạn rất hay và bổ ích. Mình cũng đã đọc qua công văn này.
Tuy nhiên trong thông tư 103 lại có điểm này làm hơi mâu thuẫn: đó là đối tượng chịu thuế nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN (Vậy thì cá nhân không là thương nhân vẫn có thể phát sinh thu nhập)
Công văn trên của cục thuế hướng dẫn chi cục thuế, họ trích luật từ nhiều văn bản khác nhau để có thể ra được kết luận như vậy, mình nghĩ bạn nên đọc lại để hiểu hơn các căn cứ của họ. Bạn đọc thông tư 103 rồi tách ý ra như vậy dễ dẫn đến hiểu sai bạn ạ.
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Công văn trên của cục thuế hướng dẫn chi cục thuế, họ trích luật từ nhiều văn bản khác nhau để có thể ra được kết luận như vậy, mình nghĩ bạn nên đọc lại để hiểu hơn các căn cứ của họ. Bạn đọc thông tư 103 rồi tách ý ra như vậy dễ dẫn đến hiểu sai bạn ạ.
Ok, cám ơn bạn.
Công văn đã trả lời rõ ràng rồi nên chắc theo vậy là đúng.
Mà mình cũng mới nghĩ ra, VAT có nộp thì cũng được khấu trừ nên cũng không ảnh hưởng gì.
Xem như clear được 1 thắc mắc.
Cheers :) !!!
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Vì sao thuế nhà thầu chỉ ghi vào 2 tài khoản 627,642 ?
Dạ theo em tìm hiểu thì hầu hết các tư vấn đều hạch toán vào 2 TK này.
Tùy vào tính chất của chi phí (tính chất công việc giao kết với nhà thầu) mà hạch toán vào 627 hoặc 642 hoặc các tài khoản tập hợp hoặc phân bổ chi phí khác như 242/154...
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Dạ theo em tìm hiểu thì hầu hết các tư vấn đều hạch toán vào 2 TK này.
Tùy vào tính chất của chi phí (tính chất công việc giao kết với nhà thầu) mà hạch toán vào 627 hoặc 642 hoặc các tài khoản tập hợp hoặc phân bổ chi phí khác như 242/154...
Hiểu như vậy là sai rồi nhé!
Sai cả kiến thức thuế và kế toán đáy ! Do phương pháp tư duy của em sai. Học thì tìm hiểu kiến thức nào đúng. Chị sẽ trở lại nội dung này để chỉ ra cái cách học sai để em điều chỉnh
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Hiểu như vậy là sai rồi nhé!
Sai cả kiến thức thuế và kế toán đáy ! Do phương pháp tư duy của em sai. Học thì tìm hiểu kiến thức nào đúng. Chị sẽ trở lại nội dung này để chỉ ra cái cách học sai để em điều chỉnh
Dạ, có gì sai chị chỉ ra giúp em. Em cám ơn chị
 
Sửa lần cuối:
B

boxuongcachtri

Sơ cấp
13/10/11
36
10
8
Bac Ninh
Về phần hạch toán, ý kiến của mình có khác bạn chút
1. tài khoản hạch toán chi phí thuế nhà thầu (thuế TNDN) là tùy vào tính chất của chi phí của hợp đồng nhà thầu mà bạn ký kết
2. Trường hợp hợp đồng Gross, mình thấy bạn hạch toán vào 811 là không đúng, vì theo mình hiểu Gross thì số tiền thuế nhà thầu sẽ được khấu trừ trước khi bạn thanh toán cho nhà cung cấp, do đó, nếu toàn bộ giá trị hợp đồng đã được ghi nhận vào công nợ trước đó, thì phần thuế nhà thầu này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí, mà chỉ khấu trừ từ tài khoản công nợ.
Bạn đưa vào 811 có thể là do đoạn 2.37 trong khoản 2 điều 6, TT78 về thuế TNDN có nói, khoản chi không được trừ bao gồm: "thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân."
Theo ý mình hiểu thì là trong các trường hợp gross nếu bạn ghi nhận thêm chi phí thì mới bị loại (vì chi phí này bạn khấu trừ của NCC chứ không phải chi phí bạn bỏ ra), (cũng như khi bạn khấu trừ thuế TNCN vào lương nhân viên thì ở đây nói là thuế TNCN sẽ không được tính là chi phí hợp lý, vậy nên bạn phải hạch toán toàn bộ chi phí vào Có 334, và khi tính thuế bạn khấu trừ từ 334 đưa vào 3335 chứ không sinh thêm khoản chi phí nào cả). Vậy nên trường hợp này mình hạch toán như sau:
- Khi mua hàng hóa/dịch vụ có thuế nhà thầu gross, giả sử thuế nhà thầu là CIT:10, VAT: 10
Nợ TK liên quan: 80
Nợ TK tương ứng (CIT nhà thầu):10
Nợ 1331:10
Có 331 :80
Có 3338: 20
- Khi thanh toán
Nợ 331: 80
Có 111/112: 80
Nộp thuế nhà thầu: N3338/C112:20

Như vậy thì khi bạn ghi nhận công nợ bạn đã phải tính được thuế nhà thầu rồi, nhưng mình thường thanh toán sau, và phần thuế GTGT của mình thường ít, vậy nên mình không kê khai thuế GTGT trường hợp này mà cho vào chi phí liên quan luôn, (có hơi không đúng nhưng số VAT của mình nhỏ nên mình thường hay làm như vậy. hi)
- Mua hàng:
Nợ TK liên quan: 100
Có TK 331: 100
- Thanh toán và nộp thuế nhà thầu
Nợ TK 331: 80
Có TK 112: 80
Thuế nhà thầu khấu trừ vào công nợ: N 331/C3338: 20
Nộp thuế nhà thầu: N3338/C112

Đây là ý kiến của mình, các bạn/anh/chị xem có gì sai thì góp ý thêm giúp ạ. Cảm ơn mọi người!
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Về phần hạch toán, ý kiến của mình có khác bạn chút
1. tài khoản hạch toán chi phí thuế nhà thầu (thuế TNDN) là tùy vào tính chất của chi phí của hợp đồng nhà thầu mà bạn ký kết
2. Trường hợp hợp đồng Gross, mình thấy bạn hạch toán vào 811 là không đúng, vì theo mình hiểu Gross thì số tiền thuế nhà thầu sẽ được khấu trừ trước khi bạn thanh toán cho nhà cung cấp, do đó, nếu toàn bộ giá trị hợp đồng đã được ghi nhận vào công nợ trước đó, thì phần thuế nhà thầu này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí, mà chỉ khấu trừ từ tài khoản công nợ.
Bạn đưa vào 811 có thể là do đoạn 2.37 trong khoản 2 điều 6, TT78 về thuế TNDN có nói, khoản chi không được trừ bao gồm: "thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân."
Theo ý mình hiểu thì là trong các trường hợp gross nếu bạn ghi nhận thêm chi phí thì mới bị loại (vì chi phí này bạn khấu trừ của NCC chứ không phải chi phí bạn bỏ ra), (cũng như khi bạn khấu trừ thuế TNCN vào lương nhân viên thì ở đây nói là thuế TNCN sẽ không được tính là chi phí hợp lý, vậy nên bạn phải hạch toán toàn bộ chi phí vào Có 334, và khi tính thuế bạn khấu trừ từ 334 đưa vào 3335 chứ không sinh thêm khoản chi phí nào cả). Vậy nên trường hợp này mình hạch toán như sau:
- Khi mua hàng hóa/dịch vụ có thuế nhà thầu gross, giả sử thuế nhà thầu là CIT:10, VAT: 10
Nợ TK liên quan: 80
Nợ TK tương ứng (CIT nhà thầu):10
Nợ 1331:10
Có 331 :80
Có 3338: 20
- Khi thanh toán
Nợ 331: 80
Có 111/112: 80
Nộp thuế nhà thầu: N3338/C112:20

Như vậy thì khi bạn ghi nhận công nợ bạn đã phải tính được thuế nhà thầu rồi, nhưng mình thường thanh toán sau, và phần thuế GTGT của mình thường ít, vậy nên mình không kê khai thuế GTGT trường hợp này mà cho vào chi phí liên quan luôn, (có hơi không đúng nhưng số VAT của mình nhỏ nên mình thường hay làm như vậy. hi)
- Mua hàng:
Nợ TK liên quan: 100
Có TK 331: 100
- Thanh toán và nộp thuế nhà thầu
Nợ TK 331: 80
Có TK 112: 80
Thuế nhà thầu khấu trừ vào công nợ: N 331/C3338: 20
Nộp thuế nhà thầu: N3338/C112

Đây là ý kiến của mình, các bạn/anh/chị xem có gì sai thì góp ý thêm giúp ạ. Cảm ơn mọi người!
Cám ơn bạn đã góp ý, m xin trả lời như này nhé:
1. Hạch toán tùy vào tính chất, mình cũng có suy nghĩ như bạn và đã trả lời trên bình luận của chị "xuantham". Nên m hoàn toàn đồng ý với ý này của b. M để 2 TK 627 và 642 vì nó thông dụng nhất và các hướng dẫn trên mạng đều hạch toán về 2 tài khoản này.
2. Đây cũng là 1 trong những thắc mắc của mình trong mục 9, câu số 2 đưa ra để mn cùng thảo luận. Mình cũng thấy dù tính theo cách nào gross hay net thì thuế FCT mình đã nộp thay nhà thầu cũng là chi phí hợp lý, nó chỉ k hợp lý khi mình đã thanh toán gtri gross và mình nộp thêm thuế lần nữa (tức chi phí thuế bị double). Cám ơn các ví dụ rất chi tiết của b nhé.
 
  • Like
Reactions: boxuongcachtri
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Thuế nhà thầu là thuế do nhà thầu nước ngoài trả, DN VN có trách nhiệm thu tiền đó nộp cho nhà nước mỗi lần thanh toán. Nó là Net hay gross chỉ là nội dung để tính tiền mà DN bên Việt Nam trả cho họ thôi.
Nếu là NET thì tiền mà DN Việt Nam chi tiền trả họ cho tiền mua HH ,DV và sẽ bỏ thêm tiền nộp thuế thay cho họ cho nhà nước VN, Tiền mua sẽ là Gross. Số tiền Gross= NET + thuế nhà thầu.

Mua HH,DV thì nó thuộc cái gì hạch toán vào cái đó . Nếu mua TSCĐ đêm về nó bị hư không sử dụng, ký hợp đồng thuê nhà thầu nươc ngoài vào sửa chữa thì ghi vào đâu? Rồi thuê nhân công lao động nước ngoài vào làm cho một dự án xây dựng nào đó thì chi phí nhân công đó hạch toán vào đâu? Đưa vào 627,642 à? Xem lại các tk này dùng để phản ánh gì ?
Khi hạch toán vào TK nào thì phải hiểu là tại sao mình hạch toán vào tài khoản đó chứ. Chứ không làm vì thấy người ta làm.
Ví dụ như vay tiền nước ngoài để sử dụng: vừa hình thành TSCĐ, vừa để hoạt động kinh doanh thì hạch toán vào đâu? làm sao đưa vào 627, hay 642 hết được? Hay là mua bản quyền game show, bản quyền phim về Việt hóa lại để sản xuất phim thì làm sao đưa vào 642,627 được. Làm sao nó là chi phí quản lý hay Chi Phí SXC được?

Sắp chuyển sang hạch toán kế toán theo chuẩn IFRS rồi mà không tập dần cách tư duy suy nghĩ, bỏ đi caí cách học thuộc hạch tóan Nợ gì Có gì? Bỏ đi cái cách học thuộc tình huống với các bút toán Nợ /Có dần đi em.

Các nội dung trên sẽ thấy rõ hơn nêu trường hợp Xuất Khẩu tại chổ, mình không mua gì của họ cả, mà mình bán cho họ, xuất khẩu cho họ mà địa điểm họ yêu cầu giao hàng là tại VN. Trường hợp này họ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu và khi đó đơn vị nhận hàng khi thanh toán cho bên nước ngoài phải nộp thuế nhà thầu thay cho họ,

Về ý nghĩa thuế, đây là nghĩa vụ thuế của bên nước ngoài, VN có trách nhiệm thu và nộp - Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm về quy định quản lý thuế. Mặc dù khi thanh toán mà phía VN quên không khấu từ, không biết phải tính tiền thuế thì có trách nhiệm bỏ tiền ra đẻ thực hiện, nên coi như nghĩa vụ thuế của DN, giống như thuế TNCN vậy đó.

Nội dung em hiểu về thuế này thì quay trở lại:
" 1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (Foreign Contractor Tax - FCT) là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam bao gồm thuế GTGT, TNDN, TNCN (nếu là cá nhân)


2. Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu (Điều 1 thông tư 103)

- Tổ chức, cá nhân thường trú hoặc không thường trú kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN trên cơ sở Hợp đồng, Thỏa thuận hoặc Cam kết

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ tại VN và có phát sinh thu nhập tại VN (nhà thầu nước ngoài chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ VN). Nếu bên VN chịu các chi phí phát sinh đối với người nước ngoài được cử sang làm việc thì các chi phí này cũng chịu thuế nhà thầu.

Em đã nêu ra điều này thì vận dụng vào nội dung này để giải quyết .

Tài khoản 811 là dùng để phản ánh những khoản chi phí khác. "KHÁC" ở đây phải hiểu rằng đó là những khoản chi phí không thuộc nhưng hoặt động kinh doanh hằng ngày, Tức là không phải những cái chi phí không để tạo ra doanh thu. NÊn không liên quan gì đến chi phí hợp lý hay không hợp lý. Tư tuowrng xua xưa cũ kỹ này từ 2006 là khai tử nó rồi.
 
thuonghoaiha

thuonghoaiha

Sơ cấp
21/7/18
10
8
3
Thuế nhà thầu là thuế do nhà thầu nước ngoài trả, DN VN có trách nhiệm thu tiền đó nộp cho nhà nước mỗi lần thanh toán. Nó là Net hay gross chỉ là nội dung để tính tiền mà DN bên Việt Nam trả cho họ thôi.
Nếu là NET thì tiền mà DN Việt Nam chi tiền trả họ cho tiền mua HH ,DV và sẽ bỏ thêm tiền nộp thuế thay cho họ cho nhà nước VN, Tiền mua sẽ là Gross. Số tiền Gross= NET + thuế nhà thầu.

Mua HH,DV thì nó thuộc cái gì hạch toán vào cái đó . Nếu mua TSCĐ đêm về nó bị hư không sử dụng, ký hợp đồng thuê nhà thầu nươc ngoài vào sửa chữa thì ghi vào đâu? Rồi thuê nhân công lao động nước ngoài vào làm cho một dự án xây dựng nào đó thì chi phí nhân công đó hạch toán vào đâu? Đưa vào 627,642 à? Xem lại các tk này dùng để phản ánh gì ?
Khi hạch toán vào TK nào thì phải hiểu là tại sao mình hạch toán vào tài khoản đó chứ. Chứ không làm vì thấy người ta làm.
Ví dụ như vay tiền nước ngoài để sử dụng: vừa hình thành TSCĐ, vừa để hoạt động kinh doanh thì hạch toán vào đâu? làm sao đưa vào 627, hay 642 hết được? Hay là mua bản quyền game show, bản quyền phim về Việt hóa lại để sản xuất phim thì làm sao đưa vào 642,627 được. Làm sao nó là chi phí quản lý hay Chi Phí SXC được?

Sắp chuyển sang hạch toán kế toán theo chuẩn IFRS rồi mà không tập dần cách tư duy suy nghĩ, bỏ đi caí cách học thuộc hạch tóan Nợ gì Có gì? Bỏ đi cái cách học thuộc tình huống với các bút toán Nợ /Có dần đi em.

Các nội dung trên sẽ thấy rõ hơn nêu trường hợp Xuất Khẩu tại chổ, mình không mua gì của họ cả, mà mình bán cho họ, xuất khẩu cho họ mà địa điểm họ yêu cầu giao hàng là tại VN. Trường hợp này họ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu và khi đó đơn vị nhận hàng khi thanh toán cho bên nước ngoài phải nộp thuế nhà thầu thay cho họ,

Về ý nghĩa thuế, đây là nghĩa vụ thuế của bên nước ngoài, VN có trách nhiệm thu và nộp - Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm về quy định quản lý thuế. Mặc dù khi thanh toán mà phía VN quên không khấu từ, không biết phải tính tiền thuế thì có trách nhiệm bỏ tiền ra đẻ thực hiện, nên coi như nghĩa vụ thuế của DN, giống như thuế TNCN vậy đó.

Nội dung em hiểu về thuế này thì quay trở lại:
" 1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (Foreign Contractor Tax - FCT) là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam bao gồm thuế GTGT, TNDN, TNCN (nếu là cá nhân)


2. Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu (Điều 1 thông tư 103)

- Tổ chức, cá nhân thường trú hoặc không thường trú kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại VN trên cơ sở Hợp đồng, Thỏa thuận hoặc Cam kết

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ tại VN và có phát sinh thu nhập tại VN (nhà thầu nước ngoài chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ VN). Nếu bên VN chịu các chi phí phát sinh đối với người nước ngoài được cử sang làm việc thì các chi phí này cũng chịu thuế nhà thầu.

Em đã nêu ra điều này thì vận dụng vào nội dung này để giải quyết .

Tài khoản 811 là dùng để phản ánh những khoản chi phí khác. "KHÁC" ở đây phải hiểu rằng đó là những khoản chi phí không thuộc nhưng hoặt động kinh doanh hằng ngày, Tức là không phải những cái chi phí không để tạo ra doanh thu. NÊn không liên quan gì đến chi phí hợp lý hay không hợp lý. Tư tuowrng xua xưa cũ kỹ này từ 2006 là khai tử nó rồi.
Em rất cảm ơn những chia sẻ bổ ích của Cô ạ.
- Cô đã giúp em hiểu rõ hơn về bản chất của thuế nhà thầu. Cô lấy ví dụ về Xuất khẩu tại chỗ rất hay, em cũng đã từng nghe qua tại một hội thảo về Thuế nhà thầu.
- Về hạch toán: em đã thấy điểm sai và chỉnh sửa lại bài viết ạ. Bất cứ hạch toán nào cũng cần phải suy ra từ bản chất của nó.
Em cám ơn Cô.
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
Theo mình là đc vì nó cũng giống với trường hợp quảng cáo facebook ko có hợp đồng. Tuy nhiên bạn tìm hiểu xem có thể điền thông tin công ty để in invoice đc ko?
 
  • Like
Reactions: tamnt07
N

Nguyễn Ngọc Thùy Trâm

Sơ cấp
24/8/20
12
3
3
29
S

suong38

Sơ cấp
18/9/20
1
0
1
34
Tiện đây, em muốn hỏi về phí đại lý tàu biển cho tàu nước ngoài thì xuất thuế GTGT 0% và có cần xuất theo định mức hay không ạ?
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Theo quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC quy định tại khoản 1 điều 9 thì dịch vụ này chịu thuế suất 0%, điều kiện đáp ứng được quy định tại khoản 2. Bạn có thể xuất theo định mức hoặc theo giá hợp đồng nhưng giá này không thấp hơn giá định mức là được
 
  • Like
Reactions: Huyền Mia
M

maitrang1984

Sơ cấp
5/1/09
5
0
1
39
TP.HCM
Các bạn cho mình hỏi trường hợp Cty ký hợp đồng mua hàng hóa của NCC nước ngoài có điều khoản như bên dưới thì có phát sinh nghĩa vụ Thuế Nhà Thầu đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa này không?
"- Training: After the machines arrived in the buyer's factory, if the buyer needs, the seller will send one technician to buyer's factory for training. The seller will bear the round-trip air tickets and VISA fee, the buyer will bear the local accommodation and pay USD100/day as salary to seller's technician."
Mong mọi người chỉ giáo ạ
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,621
618
113
The Capital
Các bạn cho mình hỏi trường hợp Cty ký hợp đồng mua hàng hóa của NCC nước ngoài có điều khoản như bên dưới thì có phát sinh nghĩa vụ Thuế Nhà Thầu đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa này không?
"- Training: After the machines arrived in the buyer's factory, if the buyer needs, the seller will send one technician to buyer's factory for training. The seller will bear the round-trip air tickets and VISA fee, the buyer will bear the local accommodation and pay USD100/day as salary to seller's technician."
Mong mọi người chỉ giáo ạ
Mua vé, trả tiền đào tạo cho người ta sang đào tạo thì chịu thuế tncn chứ nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA