Kế toán Giá thành trong nhà máy thức ăn chăn nuôi (cám)

  • Thread starter hau.lythi
  • Ngày gửi
H

hau.lythi

Sơ cấp
7/8/18
1
0
1
31
Dạ, em chào cả nhà.

Em mới chuyển sang làm mảng giá thành nhà máy thức ăn chăn nuôi (cám).
Quy trình là sau khi nhập nguyên liệu, nghiền, trộn sẽ thành bột, bột này đem ép viên. Tuy nhiên khi đóng vỏ thành phẩm thì cũng ruột đó nhưng đóng 2, 3 nhãn khác nhau.
Đặc biệt trong quy trình sản xuất có cám hồi, cám tái chế, 2 loại này sẽ đưa vào nghiền, ép viên lại, đóng tiếp thành phẩm.

Em đang phân bước thành 2 giai đoạn để tínhg giá:
B1: Tính giá đến dạng viên
B2: Tính giá thành phẩm (theo các nhãn)

Vậy em muốn hỏi, e phân bươc tính giá như vậy hợp lý chưa ạ, và e chưa biết xử lý thế nào với cám hồi, tái chế. Mong cả nhà chỉ giúp em với, em mới làm kế toán đc mấy tháng thì đc chuyển qua làm giá thành, nên nếu anh chị từng làm có thể định khoản các bước hướng dẫn e với.

Em cảm ơn nhiều lắm ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

chipu94

Sơ cấp
15/6/15
3
0
1
30
bee14.com
Cùng câu hỏi với chủ top, mong cao nhân vào chỉ giáo với ạ. Em là người mới trong công ty nên thấy lo lắng quá
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
@bichvan.tax06 chị giúp bạn ấy đi ạ :)
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Dạ, em chào cả nhà.

Em mới chuyển sang làm mảng giá thành nhà máy thức ăn chăn nuôi (cám).
Quy trình là sau khi nhập nguyên liệu, nghiền, trộn sẽ thành bột, bột này đem ép viên. Tuy nhiên khi đóng vỏ thành phẩm thì cũng ruột đó nhưng đóng 2, 3 nhãn khác nhau.
Đặc biệt trong quy trình sản xuất có cám hồi, cám tái chế, 2 loại này sẽ đưa vào nghiền, ép viên lại, đóng tiếp thành phẩm.

Em đang phân bước thành 2 giai đoạn để tínhg giá:
B1: Tính giá đến dạng viên
B2: Tính giá thành phẩm (theo các nhãn)

Vậy em muốn hỏi, e phân bươc tính giá như vậy hợp lý chưa ạ, và e chưa biết xử lý thế nào với cám hồi, tái chế. Mong cả nhà chỉ giúp em với, em mới làm kế toán đc mấy tháng thì đc chuyển qua làm giá thành, nên nếu anh chị từng làm có thể định khoản các bước hướng dẫn e với.

Em cảm ơn nhiều lắm ạ.
Về cơ bản, bạn phân bước như vậy là đúng.
Để tính giá thành, trong tình huống của bạn, bạn phải lưu ý thế này:
- Cám hồi, cám tái chế chính là sản phẩm dở dang cần xác định. Ví dụ sau lô sản xuất thứ 2 sẽ thu được cám viên thành phẩm 2 và cám hồi cám tái chế 2. Trong đó cám hồi, cám tái chế 2 sẽ là sản phẩm dở dang đầu kỳ của lô sản xuất 3. Bạn hãy ghi nhận số lượng này lại. ở ví dụ này mình lấy số lượng là 10kg
- Công thức tính giá thành chung là: thành phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ. Trong đó, tất cả chi phí phát sinh trong lô sản xuất 3, bạn ghi nhận vào phát sinh trong kỳ (ví dụ là 1000 kg nguyên vật liệu các loại trị giá 20 triệu, các chi phí phân bổ cho lô sản xuất này là 2 tr). Cái này bạn có được số lượng và giá trị tương ứng. Sau khi kết thúc sản xuất, bạn ghi nhận số lượng cám hồi, cám tái chế 3 lại (11 kg)và cám viên thành phẩm.
- Khối lượng của Cám viên thành phẩm 3 bạn xác định được (Khi có cám viên thành phẩm, bạn tiến hành đóng bao. Dựa vào số bao các kích thước và trọng lượng từng loại, bạn xác định được tổng số lượng cám thành phầm 998 kg). =>1 kg hao hụt
- Lấy giá trị chi phí phát sinh ở trong kỳ làm chuẩn, chi phí cho 1kg NVL là 22 tr/1000 = 22000đ/kg. Tính:
+ Giá trị dở dang đầu lô 3: 10 kg x 22.000 = 220.000đ
+ Giá trị dở dang cuối lô 3: 11 kg x 22.000 = 242.000đ
+ Giá thành của cám viên thành phẩm B1 = (220.000 + 22.000.000 - 242.000)/998 = 22022đ/kg
+ Nếu giá trị của các loại bao không chênh lệch nhiều, bạn có thể tính chung một lần, để tính giá thành cho 1kg cám viên thành phẩm.
Giả sử, Sau khi đóng bao ta được số lượng như sau: 11 bao 50kg, 10 bao 20kg, 49 bao 5kg, dư 3kg. 3 kg dư này sẽ là sản phẩm dở dang
Giá trị trên TK 154 cuối kỳ sẽ bằng 242.000 + 3 x 22022 = 308.066(nếu không có hoạt động sản xuất nào khác),
Khi nhập kho, bạn định khoản:
Nợ TK 155 21.911.934
Có TK 154 12.112.124 (11bao x 50kg x 22022)
Có TK 154 4.404.409 (10bao x 20kg x 22022)
Có TK 154 5.395.401 (49 bao x 5kg x 22022)
Ví dụ trên, mình tính ví dụ 1 lô, bạn có thể mở rộng ra tính cho cả tháng 1 lần cũng được
Nếu tính theo từng lô sản xuất: chi phí phân bổ bao gồm tiền khấu hao, nhân công, các chi phí khác.
Nếu tính theo tháng, bạn không cần phân bổ mà đưa vào luôn.
Trên đây là nội dung, bạn có thể tham khảo. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA