Hướng dẫn cách làm kế toán nhà hàng

Kế toán Thái Phong

Kế toán Thái Phong

Sơ cấp
18/10/22
2
1
3
27
Là một trong những vị trí quan trọng, kế toán nhà hàng đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc để đảm bảo hoạt động của nhà hàng được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

1. Công việc hàng ngày của kế toán nhà hàng

Thứ nhất, kế toán nhà hàng có trách nhiệm kiểm soát các loại hóa đơn, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ:
  • Nhận các loại hóa đơn, chứng từ xuất – nhập hàng hóa từ bộ phận kho, bộ phận mua hàng và nhập số liệu vào phần mềm hệ thống.
  • Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các loại chứng từ xuất – nhập, báo cáo với cấp trên nếu phát hiện có sự sai sót trong chứng từ.
  • Thực hiện ghi chép, tính toán chính xác các thông tin gồm: chi phí, hoạch tác thu nhập, thuế VAT, công nợ,…
  • In hóa đơn, chứng từ đúng vị trí để tránh tình trạng thất lạc, hỏng, rách,…
Thứ hai, kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào cũng thuộc trách nhiệm của kế toán nhà hàng:
  • Nhận báo giá hàng hóa của các nhà cung cấp thực phẩm, nước uống, nguyên vật liệu,… có liên quan.
  • Thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả hàng hóa của các nhà cung cấp so với giá thị trường.
  • Định kỳ so sánh giá cả hàng hóa trên thị trường với giá của nhà cung cấp, thông báo đến nhà cung cấp để cập nhật giá mới nếu có sự chênh lệch giá.
  • Theo dõi và kiểm soát lượng hàng hóa đặt từ nhà cung cấp, báo cáo cho chủ nhà hàng nếu phát hiện tình trạng chênh lệch số lượng đặt hàng.
1666669058189.png
Thứ ba, quản lý định mức tồn kho cũng là công việc mà kế toán nhà hàng hàng ngày phải theo dõi hàng ngày:
  • Xem xét số lượng hàng xuất so với định mức tồn kho theo quy định.
  • Định kỳ kiểm tra số lượng thực phẩm, nguyên vật liệu xuất nhập tồn trên giấy tờ và so sánh với số lượng hàng hóa thực trong kho.
  • Định kỳ hàng tháng phối hợp với nhân sự quản lý kho và bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hóa tồn trong kho, bếp, bar và lập bản báo cáo cho chủ nhà hàng.
Kế toán nhà hàng có trách nhiệm quản lý định mức nguyên vật liệu tồn kho
Thứ tư, kế toán nhà hàng phải đảm bảo quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ trong nhà hàng:
  • Theo dõi số lượng tài sản cố định, công cụ dụng cụ mua về, sự tăng – giảm số lượng hiện có và nhập vào phần mềm.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra, đánh giá số liệu công cụ dụng cụ hư hỏng, lập báo cáo và trừ vào phí dịch vụ.
  • Định kỳ hàng tháng làm việc với các bộ phận liên quan tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, các loại máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ,…
  • Hạch toán khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, các chi phí liên quan khác và lập các bản báo cáo liên quan
>> XEM THÊM: Nghiệp vụ kế toán khách sạn

Cuối cùng, hàng ngày kế toán nhà hàng cần cập nhật thông tin sổ sách kế toán, công nợ thu – trả, kiểm tra các thanh toán và hạch toán phát sinh, tổng hợp tình hình thu chi và báo cáo với chủ nhà hàng khi có yêu cầu. Có thể thấy, cách làm kế toán nhà hàng ăn uống không hề đơn giản mà bao gồm rất nhiều hạng mục công việc cần được thực hiện mỗi ngày.

2. Công việc cuối tháng, quý, năm của kế toán nhà hàng

Khoảng thời gian cuối mỗi tháng, quý, năm là lúc kế toán nhà hàng bận rộn nhất do có nhiều công việc liên quan đến lập báo cáo định kỳ theo quy định, bao gồm:
  • Lập các báo cáo xuất – nhập, tồn thực phẩm, nguyên vật liệu của nhà hàng.
  • Lập báo cáo tình hình kinh doanh và sử dụng hóa đơn của nhà hàng.
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
  • Lập các báo cáo thuế và nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
  • Lập báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính vào cuối năm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Like
Reactions: phantuannam
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA