TIỀN THƯỞNG LỄ ĐƯA VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ

Đăng Giáp

Đăng Giáp

http://kiemtoanthanglongtdk.com.vn/
Kỳ nghỉ lễ 02/09 vừa qua có lẽ sẽ có khá nhiều doanh nghiệp phát sinh khoản tiền thưởng lễ cho nhân viên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc xoay quanh việc tiền thưởng lễ đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế, vì vậy thông qua bài viết này sẽ góp phần giải đáp được phần nào thắc mắc của doanh nghiệp.

Qua bài viết này chúng ta sẽ giải đáp 2 vấn đề sau:
1. Doanh nghiệp phát sinh chi các khoản tiền thưởng ngày lễ ngày tết, ngày tết như ngày 08/03, 10/03 âm lich, 30/04, 01/05,02/09, tết tây…. Và các chi phí này để được tính là chi phí hợp lý cần những chứng từ và giấy tờ gì? Được quy định ở những văn bản pháp lý nào?
2. Tiền thưởng ngày lễ có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?
==========
I. Về thuế TNDN:
*Căn cứ:
– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
– Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
*Theo đó:
+ Về Thuế TNDN: Các khoản tiền thưởng ngày lễ, tết…được tính vào chi phí được trừ nếu được quy định rõ ở các văn bản sau
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
1. Hợp đồng lao động;
2. Thỏa ước lao động tập thể;
3. Quy chế tài chính của Công ty;
4. Quy chế thưởng do Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty;
5. Quyết định thưởng và danh sách thưởng, chứng từ chi tiền (nếu chi bằng tiền mặt phải có chữ ký xác nhận của nhân viên).

II. Thuế TNCN
*Căn cứ:
–Khoản 02 Điều 02 điểm e Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
*Theo đó:
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng tính thuế TNCN : Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán”
*Về: Chế độ kế toán
– Hạch toán khoản thưởng vào chí phí bộ phận phòng ban: Nợ TK 622,627,641,642/ Có TK 334 (thông thường kế toán sẽ hạch toán vào 642,641 vì không muốn hạch toán vào TK 622,627 làm ảnh hưởng đến công tác tính giá thành sản phẩm)
– Chi thanh toán: Nợ 334/ Có TK 111,112
*Căn cứ:
– QUYẾT ĐỊNH 48/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
– THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH thay thế cho QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Lưu ý :
- Tiền thưởng ngày lễ tết không phải tiền trợ cấp ngày lễ tết mang tính phúc lợi.
- Tiền thưởng gắn liền với mức lương, và mức độ hoàn thành công việc, có thể được chia hàng tháng, hoặc từng đợt trong năm.
- Trợ cấp phúc lợi được chia đều cho các cá nhân người lao động, được chia vào những kỳ nghỉ, hoặc những dịp hỗ trợ cho người lao động được hưởng phúc lợi vào các kỳ nghỉ dài như nghỉ mát, nghỉ đông; gia đình có hiếu hỷ, ốm đau…
- Tiền phúc lợi và tiền thưởng đều có thể chi bằng hiện vật hoặc bằng tiền mặt. Nhưng tiền hỗ trợ phúc lợi khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% từ trên 10tr đồng/ lần (xem thu nhập này là thu nhập từ tiền thưởng, quà tặng).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA