Mở rộng kinh doanh nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

  • Thread starter Tùng TM
  • Ngày gửi
Tùng TM

Tùng TM

Sơ cấp
Khi mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp thường tìm kiếm và lựa chọn những mô hình phát triển phù hợp.
Nhưng hiện nay có khá nhiều mô hình giúp cho các doanh nghiệp phát triển thần tốc, bên cạnh đó cũng có những mô hình nếu không đi đúng hướng sẽ dẫn tới hậu quả thu không bù đủ chi dẫn đến giải thể.

163217-tu-van-nen-lap-chi-nhanh-hay-dia-diem-kinh-doanh.jpg

Tư vấn nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh

Vậy thì mô hình nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

 Ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến 2 mô hình và giải quyết câu hỏi nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Bởi mỗi mô hình kinh doanh đều có những thế mạnh riêng kèm theo đó là những hạn chế.

Muốn quyết định được nên chọn mô hình kinh doanh nào bạn cần xác định hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó chọn mô hình phù hợp và tối ưu cho hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.

Thế địa điểm kinh doanh khác chi nhánh như thế nào; thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được không; địa điểm kinh doanh có mã số thuế không…
Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ so sánh hai hình thức này từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

Trước tiên, để có thể chọn lựa được thì chúng ta cần biết chi nhánh là gì, địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm đại diện theo ủy quyền.

Chi nhánh có con dấu riêng và ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh chính là ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận đó là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh không được thực hiện hoạt động xuất – nhập khẩu, không có con dấu riêng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về việc nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện.

Thành lập chi nhánh và thành lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính

Theo quy định về địa điểm kinh doanh tại nghị định 108/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Thành lập chi nhánh: Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh ở trong hoặc ngoài nước và có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương tùy thuộc vào nhu cầu quy mô của doanh nghiệp.

Hồ sơ mẫu thông báo như thế nào?

Doanh nghiệp tiến hành gửi thông báo lập điểm kinh doanh đến phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định lập địa điểm kinh doanh. Mẫu thông báo theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.



Doanh nghiệp cần lưu ý trong mẫu thông báo cần đủ các thông tin sau:


  • Mã số doanh nghiệp
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Trường hợp cùng tỉnh với trụ sở nơi đặt chi nhánh thì cần điền tên và địa chỉ chi nhánh
  • Tên và địa chỉ của địa điểm.

  • Lĩnh vực hoạt động. Địa điểm kinh doanh của công ty sẽ hoạt động trong những ngành nghề của doanh nghiệp trừ hoạt động xuất – nhập khẩu

  • Thông tin về họ, tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu.

  • Trường hợp trực thuộc doanh nghiệp thì trong thông báo cần có họ, tên, chữ kí người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  • Trường hợp trực thuộc chi nhánh thì thông báo cần có họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh
Khi thành lập địa điểm kinh doanh, ngoài mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị thêm bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh và giấy ủy quyền cho cá nhân tiến hành đi nộp hồ sơ.

Nếu cần tư vấn về mẫu thông báo cũng như các giấy tờ khác hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để được hỗ trợ.

Lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh và trực thuộc doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính và lựa chọn lập địa điểm theo trực thuộc chi nhánh hoặc trực thuộc doanh nghiệp.


  • Với trường hợp trực thuộc chi nhánh hạch toán độc lập, thì chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm kê khai thuế.
  • Với trường hợp trực thuộc doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm kê khai thuế.


Hồ sơ tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh

Doanh nghiệp khi thành lập chi nhánh phải gửi Thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.


Trong thông báo phải bao gồm các nội dung:


  • Mã số doanh nghiệp
  • Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

  • Tên chi nhánh dự định thành lập

  • Phạm vi hoạt động của chi nhánh

  • Thông tin đăng ký thuế: lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập

  • Thông tin về họ, tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh

  • Họ, tên, chữ ký người đại diện pháp luật doanh nghiệp
Khi thành lập chi nhánh, ngoài thông báo kể trên cần chuẩn bị thêm trong hồ sơ các giấy tờ sau:

  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh

  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đứng chi nhánh
Lưu ý sau khi thành lập
Sau khi tiến hành xong thủ tục tại Sở kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp cần tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài và các nghĩa vụ tài chính khác tại cơ quan thuế tại nơi đăng ký với cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động hoặc ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận.



Qua những phân tích nêu trên mong rằng các doanh nghiệp sẽ hiểu được hai loại hình này có ưu, nhược điểm riêng và việc nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp. Hướng dẫn trên là những bước cơ bản để bạn có thể thực hiện được hồ sơ thủ tục.



Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề có những yêu cầu riêng. Vì thế bạn nên tìm hiểu rõ thêm những yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi ngành nghề, đảm bảo được thời gian thực hiện thủ tục tiết kiệm thời gian nhất.

Nếu bạn có băn khoăn về lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc việc lựa chọn hình thức nào giữa việc nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh,... Quý
khách hàng hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để được luật sư tư vấn cụ thể.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Bài viết gốc: luatthienma.com.vn/huong-dan-thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty/nen-lap-chi-nhanh-hay-dia-diem-kinh-doanh.html


Nguồn:
luatthienma.com.vn
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA