THUÊ NHÀ SẾP LÀM VĂN PHÒNG

  • Thread starter song la chien dau
  • Ngày gửi
S

song la chien dau

Sơ cấp
10/4/13
10
1
3
Nghi Lộc,Nghệ An
Hiện tại, công ty em đang dùng căn nhà của sếp làm văn phòng. Cho em hỏi là làm sao để đưa chi phí sử dụng căn nhà này vào chi phí hợp lý ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Bạn nên nghiên cứu ký điều 4 thông tư 96 nói về các khoản được trừ, không được trừ khi tính thuế TNDN.
Khi tính thuế TNDN phải dựa vào văn bản quy phạm pháp luật, đó là cách chính thống của một kế toán. Khi bạn có căn cứ rồi, may ra mới xác định được nó có được trừ hay không?
Đó là con đường đúng, nếu bạn sống theo nghề này thì phải chiến đấu như thế
Lưu ý là thông tư 96 đã sửa đổi vài lần nhé. Xem và nghiên cứu cho kỹ, riêng phần mà bạn đang quan tâm, không có thay đổi đâu (gợi ý thế thôi)
 
  • Like
Reactions: song la chien dau
Dennis.edward

Dennis.edward

Sơ cấp
13/1/19
3
1
3
32
Công ty bên mình có thuê nhà của sếp làm trụ sở văn phòng. Với chi phí 8tr/ tháng. Đương nhiên là chi trả bằng tiền mặt. Chi phí ko vượt qua 100tr/ năm.

Theo như thông tư 96 thì khoản này được đưa vào chi phí.
+Trên 100 tr/ năm thì bên doanh nghiệp phải hỗ trợ đóng thuế dùm cá nhân hoặc cá nhân tự nộp tùy vào điều khỏan trên hợp đồng
+Dưới 100 tr/ năm thì chỉ cần làm hợp đồng thuê nhà + phiếu thu hằng tháng là được

Trong trường hợp của bạn, nếu sếp ưng thì lên chi cục thuế nộp thuế. Ko thì bạn làm dưới 100 tr/ năm thì ok hết.
 
  • Like
Reactions: song la chien dau
Dennis.edward

Dennis.edward

Sơ cấp
13/1/19
3
1
3
32
Đươc hết bạn. Chỉ cần là chủ sở hữu
 
P

Phan Huyền Ngọc

Sơ cấp
30/10/18
29
7
28
27
EM chưa hiểu lắm :(
 
H

Henry Hào

Sơ cấp
1/12/18
12
2
8
mình thấy mọi người bảo làm hợp đồng ký giữa sếp và công ty là ok
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
khi làm kế toán thì phải gắn liền với câu nói: đầu đội sổ sách, vài mang chứng từ, làm theo chế độ.
Trước nghiệp vụ mới liên quan đến thuế TNDN, các bạn phải có căn cứ là văn bản QPPL, chứ không thể nghe ngươi ta nói.
Thông tư 78 là thông tư gốc hướng dẫn về thuế TNDN, còn thông tư 96 là thông tư sửa đổi, bổ sung 1 số điều cho thông tư 78 trong đó có nội dung liên quan đến vấn đề chúng ta đang đề cập ở đây
Khoản 1 điều 4 thông tư 96 quy định về các khoản được trừ, trong đó nêu rõ: phải có hóa đơn chưng từ chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phải phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu giá trị trên 20tr thì thanh toán không dùng tiền mặt.
- Trước tiên, xem điều kiện1: có hóa đơn chứng từ gì chưa? nếu có thì gồm những gì? Tình huống này, giám đốc là cá nhân, nếu muốn xuất hóa đơn thì phải xem đã đủ điều kiện để xuất hóa đơn chưa =>phải nắm được thông tư gốc quản lý về hóa đơn (thông tư 39 được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn hiệu lực)
Phân thu nhập của giám đốc có phải đóng thuế TNCN hay không? DN nộp thay thi như thế nào? => bạn phải nghiên cứu thông tư quản lý về Thuế TNCN 111.
- Điều kiện 2: phục vụ sản xuất kinh doanh: cái này có, nên không cần nói thêm.
- Điều kiện 3: thanh toán. Nếu trên 20tr thì phải xem điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt là thế nào =>phải xem thông tư 219 (đây là thông tư gốc) các bạn phải xem các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để tìm ra những nội dung còn hiệu lực.
Sau khi xem xong, Bạn phải xem thêm khoản 2 điều 4 thông tư 96 xem có nằm trong 37 trường hợp bị giới hạn không để bổ sung hồ sơ chứng từ cho hợp lý.

Đó, khi xác định các khoản chi phí để tính thuế TNDN, phải trải qua như vậy nếu là người mới, người cũ quen rồi thì các thao tác này sẽ nhanh. Theo cách hành văn cảu các bạn, mình đoán các bạn mới làm nên chưa vận dụng được các văn bản quy phạm pháp luật. Cố gắng nhé!

Thế, làm thế nào để nắm bắt nhanh văn bản luật khi nó đang là một rừng như thế. Thống kê sơ bộ, độ dài của các văn bản luật ở mức thông tư áp dụng cho kế toán bình thường lên đến hơn 800 trang A4, không bao gồm biểu mẫu. Đọc chưa xong có khi đã bị thay đổi, sửa đổi và đôi khi, cầm 2 nội dung có thay đổi đọc hoài mà chẳng biết nó thay đổi cái gì. Ví dụ: thông tư 219 quy định về thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung đến gần 10 lần từ năm 2014 đến nay. Các bạn mới, có thể tự trải nghiệm để nắm rõ hơn.
Phải thừa nhận, thời gian để trải nghiệm ra cái này đôi khi rất khó đáp ứng, đó là chưa kể mức độ phúc tạp của vấn đề do còn thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy, các dịch vụ của các trang luật về văn bản luật ra đời để giải quyết vấn đề của kế toán chúng ta với mức giá tùy thuộc vào từng gói dịch vụ nhưng không thấp hơn 500k cho 1 kỳ thường là 6 tháng. có trang có kỳ dài hơn và tiền cũng cao hơn.
Bạn làm gì với 1000đ? Gần như chẳng có thể làm gì được với số tiền ấy bên ngoài. Nhưng nếu bạn đăng ký với mình, bạn có thể dùng để giải quyết vấn đề cập nhật văn bản, được nhận bài viết phân tích, so sánh các nội dung trong văn bản ấy. Bạn nào quan tâm thì liên hệ nhé, 365k cho 1 năm, chuyển khoản 1 lần.
Bạn sẽ nhận được gì?
1. Lược đồ hiệu lực tổng thể các thông tư (GTGT, TNDN, TNCN, Quản lý thuế, TSCĐ)
2. Nội dung còn hiệu lực của các thông tư
3. Các bài viết phân tích nội dung của một số điều quan trong của các thông tư (nổi bật là các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN)
Sau khi các bạn xem bản miễn phí, so sánh với những gì các trang luật làm, các bạn sẽ nhận ra mình được món hời như thế nào? Hãy đăng ký và cảm nhận nó.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA