Giấy giới thiệu đi học MBA -help me please !!

  • Thread starter nguyenkhoa1209
  • Ngày gửi
N

nguyenkhoa1209

Guest
9/6/05
1
0
0
Moscow
Chào anh chị em
Hiện nay mình đang học năm cuối DH. ước muốn được đi học MBA sau mấy năm nữa nhưng nghe nói khi nộp hồ sơ học MBA ( ở USA) họ yêu cầu phải có giấy giới thiệu của thầy giáo hướng dẫn thực tập, giấy của Khoa đang theo học. Bạn nào đã và đang học MBA có thể giúp mình được không? bạn đã viết ntn hoặc có mẫu gì không gửi cho minh tham khảo với. Moi lơi khuyên xin gửi về email: nguyenkhoa1209@gmail.com hoac YM: nguyenkhoa1209. XIn chân thành cảm ơn. chúc mọi người mạnh khỏe , hạnh phúc
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Mình ko rõ vụ MBA như thế nào nhưng đây là guideline về thư giới thiệu đi học ở US.

Thư giới thiệu

Thông thường người ta sẽ yêu cầu bạn nộp ít nhất hai thư giới thiệu. Người viết giới thiệu (hoặc ý kiến tham khảo) phải có khả năng viết về công việc của bạn và đánh giá tiềm năng của bạn trong việc học tốt tại trường cao học. Lý tưởng nhất, nếu bạn dự tuyển chương trình có cấp học vị thì phần giới thiệu nầy nên do các giáo sư đã từng dạy bạn viết ra. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là sinh viên mới tốt nghiệp thì thư giới thiệu có thể do cơ quan của bạn viết. Đối với các chương trình chuyên ngành, ý kiến tham khảo do các cơ quan và giáo sư của đương đơn gửi cũng được chấp nhận.
Một số đại học gửi mẫu thư giới thiệu kèm theo mẫu hồ sơ; trong trường hợp này, bạn nên đề nghị người viết giới thiệu dùng mẫu này và làm theo hướng dẫn in trên mẫu. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, bạn nên nhờ 3 hoặc 4 người gồm giáo sư, cán bộ quản lý hoặc cơ quan biết rõ về bạn đánh máy thư trên giấy có tên cơ quan bằng tiếng Anh rồi, hoặc cho vào phong bì dán kín để bạn gửi kèm theo hồ sơ, hoặc gửi thẳng cho trường.

Thư giới thiệu phải bao gồm:
• phần tường trình về loại kinh nghiệm và các kinh nghiệm mà họ có về quá trình học tập hoặc công tác của bạn;
• phần đánh giá kết quả học tập của bạn so với kết quả của các sinh viên khác cùng ngành mà họ biết;
• phần đánh giá các ưu điểm của bạn;
• thứ hạng của bạn trong lớp, khoa, hoặc trường, nếu họ biết;
• phần đánh giá kinh nghiệm nghiên cứu và năng lực, nếu họ biết.

Đại học Hoa Kỳ mong nhận được thư giới thiệu nhấn mạnh vào các phẩm chất tích cực của sinh viên, dài hơn và có nhiều chi tiết hơn thư thường viết ở nước bạn. Điều quan trọng là phải hiểu những điểm dị biệt về văn hoá này khi bạn chọn người viết giới thiệu. Thư giới thiệu viết vụng, tiêu cực hoặc trễ hạn sẽ phản ánh khả năng xét đoán của bạn trong việc chọn người viết giới thiệu cho mình. Mẫu thư giới thiệu có thể bao gồm nhiều câu hỏi hoặc chỉ có một câu hỏi chung. Do thư giới thiệu có trọng lượng đáng kể trong quá trình tuyển sinh, bạn cần dành thời gian nói vắn tắt cho người giới thiệu về biết kế hoạch học tập của mình, trường mình muốn theo học và lý do chọn trường.
Mẫu thư giới thiệu có thể kèm theo phần miễn yêu cầu đọc, nơi trường đề nghị bạn đồng ý không yêu cầu đọc phần giới thiệu về bạn. Nếu có sự lựa chọn nầy, hầu như tất cả các cán bộ tuyển sinh đều muốn bạn đồng ý để người giới thiệu cảm thấy thoải mái hơn khi viết những ý kiến đánh giá của họ. Cán bộ tuyển sinh thường nhận xét là những thư giới thiệu mà người được nhận xét không yêu cầu được đọc có tính trung thực cao hơn. Nếu thư giới thiệu nhất thiết phải do người viết gửi trực tiếp thì bạn nên lịch sự đưa cho họ bì thư có dán sẵn tem và địa chỉ nhà trường. Bạn cũng nên dành cho người giới thiệu nhiều thời gian để viết, và nhắc họ ký tên lên mép có keo của bì thư trước khi gửi cho trường.

Bạn nhớ liên hệ với người giới thiệu để đảm bảo các mẫu tham khảo ý kiến này đã được gửi sang Hoa Kỳ.

Tham khảo: HỌC TẬP HOA KỲ

Nói chung, bạn cứ Ask Mr Google trước ấy. Hắn sẽ trả lời bạn khá nhiều thứ đấy.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA