Tác phẩm đời thường được viết dưới ngòi bút của chúng ta

  • Thread starter ao2day
  • Ngày gửi
ao2day

ao2day

User đã bị cấm truy cập
18/4/06
282
0
0
33
₪°ღ Cửa Phật ღ°₪
Bạn suy nghĩ thế nào

Lợi dụng cơ chế chính sách


Lợi dụng chính sách ưu đãi thuế đối với cơ sở sản xuất mới thành lập, có DN thành lập DN, xin hưởng ưu đãi, nhưng thực chất là chia tách DN hoặc chuyển tài sản bằng bình thức góp vốn, định giá lại tài sản. Một số DN lợi dụng chính sách ưu đãi thuế đối với cơ sở sản xuất mới thành lập để thực hiện chuyển giá. DN mới thì được miễn, giảm thuế, DN khác thì lại lỗ. Ngoài ra, còn một hình thức nữa là lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu và chính sách khuyến khích sản xuất hàng nông lâm thuỷ hải sản, qua việc cho khấu trừ theo tỷ lệ, một số DN đã lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống để xin hoàn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế.


Theo các chuyên gia của Phòng quản lý DN dân doanh, Cục Thuế Hà Nội, đến nay, việc hoàn thuế khống cũng đã được ngăn chặn. Nhưng với thủ đoạn thành lập DN để xin miễn giảm thuế như đã nêu, cũng rất khó khăn cho việc phát hiện, nếu không có thông tin từ nội bộ DN.


Trốn lậu thông qua hạch toán


Các thủ đoạn này thường là hạch toán khống chi phí nguyên vật liệu, vật tư do lợi dụng chính sách DN tự xây dựng và quyết toán định mức. Hình thức này phổ biến là sử dụng hoá đơn của DN ma hoặc giấu doanh thu, nhưng vẫn xây dựng định mức cao hơn thực tế. Nhiều đơn vị hạch toán chi phí lãi trả vay không đúng thực tế, chủ yếu là lập hồ sơ, khế ước vay tư nhân khống làm giảm thu nhập thực tế, đồng thời bán hàng đã thu được tiền nhưng vẫn hạch toán trên công nợ. Thủ đoạn này cũng khó phát hiện, do cơ quan thuế không có chức năng điều tra. Việc hạch toán tiền lương không đúng thực tế cũng diễn ra tương tự như vậy, hơn nữa còn khó phát hiện hơn, khi hợp đồng lao động chủ yếu lại là người trong gia đình, mặc dù không tham gia kinh doanh. Chi phí trả tiền môi giới bán hàng, mua hàng cũng được hạch toán không đúng thực tế. Đây là thực trạng của một số DN kinh doanh một số ngành hàng có lợi thế đặc biệt, có lãi lớn như kinh doanh ô tô, xe máy, thuốc lá... Khi bán hàng, thì giảm giá cho khách mua, nhưng bị khống chế giá ghi trên hoá đơn (bởi nhà sản xuất), sau khi sử dụng hoá đơn của DN ma bị phát hiện thì quay sang sử dụng các hợp đồng với tư nhân trong việc môi giới bán xe. Việc này, do cơ quan thuế không có chức năng điều tra nên rất khó xác định. Việc hạch toán nguyên giá TSCĐ bằng hình thức góp vốn (không có nguồn gốc), cũng như hạch toán các khoản chi phí cho tiêu dùng cá nhân như ô tô, điện thoại, xăng xe, ăn uống... cũng khó xác định, phân biệt bóc tách.


Theo các chuyên gia thuế Hà Nội, việc hạch toán không đúng doanh thu phát sinh cũng là phương pháp đối phó phổ biến của nhiều DN đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Hiện tượng viết hoá đơn liên 1 khác liên 2, đối với khu vực doanh nghiệp không còn phổ biến như trước, do rất dễ bị phát hiện thông qua việc xác minh hoá đơn. Tuy nhiên, một số hành vi khác phát sinh cũng rất khó kiểm soát. Cụ thể, các đơn vị này không kê khai hàng hoá dịch vụ mua vào, đồng thời cũng không kê khai doanh thu. Hành vi này rất khó phát hiện, vì ngay cả thông qua xác minh hoá đơn, xác xuất phát hiện cũng rất thấp. Nhiều đối tượng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không lấy hoá đơn hoặc có ghi hoá đơn nhưng qua xác minh thì không xác định được người mua. Hoặc trường hợp xác định người mua thì lại không lưu giữ hoá đơn, với nhiều lý do. Vì vậy, doanh thu phản ánh trên sổ sách và hoá đơn chắc chắn không phù hợp với thực tế kinh doanh. Hành vi này cũng rất khó kiểm soát, do cơ quan thuế không thể hàng ngày giám sát việc bán hàng của DN và cũng do chưa có cơ chế quản lý giá, đặc biệt là các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, vận tải, khách sạn...


Trong việc hạch toán chi phí, nhiều đối tượng còn hạch toán các khoản thu nhập khác không đúng như hạch toán tiền thưởng, giảm giá, chiết khấu, hỗ trợ, quảng cáo.... Các hành vi này, nếu không có sự phối hợp xác minh giữa các cơ quan thuế, đặc biệt là sự hỗ trợ của DN cung cấp hàng hoá, giao đại lý thì cũng khó phát hiện.


Ngoài các thủ đoạn nêu trên, các chuyên gia Cục Thuế Hà Nội cũng nêu lên hiện tượng DN đang kinh doanh bình thường, đột xuất giải thể. Đây là một thủ đoạn mới mà hiện nay, chế tài xử lý còn bất cập. Cụ thể, trong các trường hợp này, các đối tượng bán hàng hoá, tài sản thấp hơn giá vốn, thấp hơn giá trị còn lại dẫn đến lỗ lớn, thuế GTGT thì âm lớn, cá biệt trường hợp còn lập hồ sơ xin hoàn thuế. Thông thường, các trường hợp này liên quan tới các DN kinh doanh mặt hàng điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, máy nông nghiệp... Trường hợp khác là giải thể DN để thành lập DN khác, vẫn tại địa điểm cũ, lợi dụng sự phân cấp để tránh sự kiểm soát liên tục của cơ quan thuế.


Theo các chuyên gia thuế Hà Nội, những thủ đoạn trốn, lậu thuế nêu trên chỉ là tổng hợp của thực tế một vài hiện tượng cụ thể trong số các thủ đoạn ngày càng tinh vi và đa dạng của một số DN. Trong khi đó, cơ chế chính sách và chế tài xử lý còn nhiều bất cập. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng tuy đã tích cực, nhưng còn chưa đồng bộ và hiệu quả. Trình độ cán bộ thuế còn hạn chế và chưa theo kịp với lộ trình hội nhập và mở cửa. Việc xử lý hình sự chưa nhiều và thiếu tính răn đe mạnh. Cùng với các hình thức vi phạm trên, các chuyên gia này cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị, góp ý cụ thể về các biện pháp đấu tranh trước mắt, cũng như các giải pháp, cơ chế thực hiện lâu dài.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA