Doanh nghiệp đóng thiếu bhxh cho người lao động bị phạt như thế nào?

  • Thread starter rongcon153
  • Ngày gửi
R

rongcon153

Sơ cấp
Khi bắt đầu phát sinh lao động, doanh nghiệp phải thực hiện đẩy đủ nội dung theo quy định của các cơ quan BHXH, Lao động, Thuế… Bởi vì dù 01 nhân sự hay nhiều nhân sự đều có thể xảy ra rủi ro nếu không được thực hiện đầy đủ. Đến nay, nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật chính xác Mức phạt đóng thiếu BHXH nên vẫn còn rất chủ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ BHXH cho nhân viên.
Dưới đây, Expertis sẽ tổng kết lại các mức phạt, hình thức phạt BHXH nếu doanh nghiệp đóng thiếu BHXH, nhằm giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng, cập nhật được mức độ nghiêm trọng của quy định hiện nay. Từ đó, điều chỉnh các tác vụ Nhân sự tại doanh nghiệp để hạn chế bị phạt từ cơ quan BHXH và Thuế.
Mức phạt đóng thiếu BHXH




Công Ty đóng không đủ BHXH, BHYT, BHTN có 2 trường hợp :


Trường hợp 1:
Không tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN cho đầy đủ số lượng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

Trường hợp 2:
Tính đóng không đủ theo tỷ lệ phần trăm và mức lương tính đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định.




Cả 2 trường hợp trên nếu bị kiểm tra, phát hiện sẽ xử phạt tùy theo mức độ :
► Truy thu lại toàn bộ phần tiền phải đóng theo quy định và tính lãi truy thu theo phần trăm lãi suất và số ngày chậm đóng theo quy định
► Mức độ vi phạm nặng hơn sẽ bị quy vào tội trốn đóng theo các mức độ dưới đây của bộ luật hình sự :
Điều 219. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội từ 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Mọi thắc mắc về dịch vụ BHXH, quản lý Lao động – Tiền lương, Quý khách vui lòng để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0903 024 034 (Ms. Minh) để được tư vấn và hỗ trợ!


Nguồn: Expertis
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA