Mức trọng yếu trong kiểm toán

  • Thread starter Eppes
  • Ngày gửi
E

Eppes

Sơ cấp
21/12/12
11
0
0
tp
Dạ cho e hỏi, trong cuộc kiểm toán phải có mức trọng yếu ( ngưỡng trọng yếu) cụ thể là ngưỡng tổng thể và ngưỡng khoản mục
Vậy Khi nào thì KTV sẽ thay đổi ngưỡng trọng yếu trong cuộc kiểm toán ????
theo em biết thì khi thấy rủi roi tiềm tàng, kiểm soát tăng thì sẽ thay đổi vậy còn trường hợp nào nữa ko ạ
Khi thay đổi có khi nào KTV sẽ tăng ngưỡng ko ạ

Cám ơn các anh chị nhiều :D
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Bạn đọc thêm trong chuẩn mực kiểm toán số 320 về "Tính trọng yếu trong kiểm toán" nhé.
 
E

Eppes

Sơ cấp
21/12/12
11
0
0
tp
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Bạn đọc thêm trong chuẩn mực kiểm toán số 320 về "Tính trọng yếu trong kiểm toán" nhé.

Dạ anh có thể nên rõ hơn những tình huống thực tế dc ko ạ
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Dạ anh có thể nên rõ hơn những tình huống thực tế dc ko ạ

Rõ hơn à: Mình lấy cái ví dụ nhé.

Bạn là Sen auditor cho một Công ty Kiểm toán. Bạn khi kiểm toán cho Công ty A, đầu tiên xác định mức trọng yếu (theo tiêu thức cụ thể: Dthu...) thì nó là A.

Nhưng khi bạn xuống thực tế kiểm toán, có yếu tó gian lận mà bạn phát hiện. bạn có thể căn cứ vào đó để giảm mức trọng yếu đã xác định ban đầu

Thân
 
E

Eppes

Sơ cấp
21/12/12
11
0
0
tp
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Dạ cho e hỏi có khi nào mình tăng mức trọng yếu ko ah, giả sử xuống kiểm toán thấy kiểm soát nội bộ tốt hơn đánh giá, rủi ro tiềm tàng cũng thấp hơn đánh giá z mình tăng mức dc ko ạ
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Dạ cho e hỏi có khi nào mình tăng mức trọng yếu ko ah, giả sử xuống kiểm toán thấy kiểm soát nội bộ tốt hơn đánh giá, rủi ro tiềm tàng cũng thấp hơn đánh giá z mình tăng mức dc ko ạ

Cái này ít à, tớ chưa thực hiện việc này bao giờ
 
N

nguoihung1011

Sơ cấp
14/4/09
19
5
3
Hà Nội
Ðề: Mức trọng yếu trong kiểm toán

Về mức độ trọng yếu, có lẽ các bạn sẽ hiểu rõ hơn và thấy nó thực sự có ý nghĩa khi đi làm thực tế, nhất là ở các công ty kiểm toán lớn như Big 4. Ngoài ra đa số các công ty kiểm toán Việt Nam chỉ sử dụng nó để đối phó với hội kiểm toán viên hành nghề, để hoàn thiện cho đủ thủ tục mà thôi. Trước hết bạn phải biết thế này: đối với mỗi loại doanh hình doanh nghiệp kiểm toán viên sẽ dùng một tiêu thức để xác định mức độ trọng yếu. Nếu là doanh nghiệp niêm yết/đại chúng thì thường dùng và gần như 100% kiểm toán viên sẽ dùng tiêu thức Lợi nhuận trước thuế là tiêu chí. Quan điểm của kiểm toán viên cho rằng những đơn vị này thường bị áp lực về lợi nhuận và cổ tức từ phía cổ đông nên họ hay xử lý báo cáo để cho lợi nhuận theo như mục đích của họ. Đối với các doanh nghiệp khác nếu đã đi vào hoạt động và có doanh thu, và theo một nhịp đều thì ktv sẽ dùng chỉ tiêu doanh thu. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có doanh thu ktv sẽ dùng chỉ tiêu tổng tài sản,.. cái này khi làm thực tế bạn sẽ rõ hơn.
Lấy vị dụ là doanh thu sẽ như sau:
Nếu tại Big 4 sẽ có hướng dẫn tham khảo, ktv sẽ lấy do doanh thu nhân với một hệ số gọi là "factor", hệ số này sẽ biến động trong một vùng khoảng vài %, dựa trên 1. doanh thu là bao nhiêu 2. kinh nghiệm của ktv từ năm trước và tình hình cụ thể năm nay=> ra được một con số, số này gọi là Mức độ trọng yếu (M) tổng thể. Tiếp theo, cũng trên kinh nghiệm kiểm toán năm trước và hiểu biết của ktv năm nay, họ sẽ sử dụng một hệ số để xác định Tổng các sai sót không điều chỉnh, thường 5-10%. Hiệu số của M và tích số này gọi là Mức độ trọng yếu khoản mục (PM), dùng để xác định số mẫu cần kiểm tra trong một phần hành. Ngưỡng bỏ qua khi phát hiện sai sót trong một phần hành là một chỉ số khác, gọi là trivial mistatement, thường = 5% của M

Sự điều chỉnh M, PM sẽ xảy ra trong một số tình huống tiêu biểu như sau: một là trước đó bạn dùng chỉ tiêu doanh thu là ước tính, khi có báo cáo chính thức của khách hàng thì bạn nhập lại và từ đó thay đổi M và PM. hai là, mặc dù đã có báo cáo chính thức của khách hàng và tiến hành cuộc kiểm toán, nhưng trong quá trình kiểm toán ktv đã bắt buộc phải thực hiện điều chỉnh một bút toán rất lớn liên quan đến doanh thu, làm giảm nó, vì vậy cần điều chỉnh lại M và PM cho phù hợp. Trưởng hợp điều chỉnh tăng M và PM mình rất hiếm gặp, có chăng chỉ là do nguyên nhân số 1 mình nêu trên đây.
 
D

Dung18742

Guest
19/5/17
5
0
1
27
help me!
công ty Kiểm toán A thu thập được một số thông tin sau ở công ty X:LN trước thuế 200tr, doanh thu 500tr, tổng TS 10000tr, công ty kiểm toán A có chính sách xác định mức trọng yếu như sau:
Mức trọng yếu tổng thể A=5% LNTT, mức trọng yếu thực hiện B=50%A, sai sót có thể bỏ qua được C=5%A. sau khi kiểm toán phát hiện ra các sai sót sau:hàng tồn kho 50tr, phải thu 0,3tr, tiền 20tr
Hãy đưa ra cách giải quyết trong tình huống trên
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
help me!
công ty Kiểm toán A thu thập được một số thông tin sau ở công ty X:LN trước thuế 200tr, doanh thu 500tr, tổng TS 10000tr, công ty kiểm toán A có chính sách xác định mức trọng yếu như sau:
Mức trọng yếu tổng thể A=5% LNTT, mức trọng yếu thực hiện B=50%A, sai sót có thể bỏ qua được C=5%A. sau khi kiểm toán phát hiện ra các sai sót sau:hàng tồn kho 50tr, phải thu 0,3tr, tiền 20tr
Hãy đưa ra cách giải quyết trong tình huống trên
Tính ra mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện, tổng hợp sai sót chưa điều chỉnh (phải có thông tin về hướng sai sót là thừa hay thiếu) rồi mở sách ra làm theo.
 
I

iamngia

Guest
2/6/16
3
0
1
28
@Hien em chào anh, anh có thể giới thiệu nguồn tài liệu, quy định về cách xác định các mức trọng yếu như trên không ạ? Em cám ơn anh.
 
I

iamngia

Guest
2/6/16
3
0
1
28
Tính ra mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện, tổng hợp sai sót chưa điều chỉnh (phải có thông tin về hướng sai sót là thừa hay thiếu) rồi mở sách ra làm theo.
@Hien em chào anh, anh có thể giới thiệu nguồn tài liệu, quy định về cách xác định các mức trọng yếu như trên không ạ? Em cám ơn anh.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@Hien em chào anh, anh có thể giới thiệu nguồn tài liệu, quy định về cách xác định các mức trọng yếu như trên không ạ? Em cám ơn anh.
Các giáo trình kiểm toán, chương trình kiểm toán mẫu của VACPA đều có nội dung này mà.
 
vuihatca

vuihatca

Sơ cấp
11/1/18
1
0
1
25
mọi người cho em hỏi, sai sót có thể bỏ qua kí hiệu là TE hay Deinimus ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA