Hạch toán CP nhân công trực tiếp sản xuất

  • Thread starter ketoanbuiyen
  • Ngày gửi
ketoanbuiyen

ketoanbuiyen

Sơ cấp
20/4/20
10
0
1
37
Cho em hỏi anh chị có kinh nghiệm với ạ.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ( em tính giá thành sản phảm theo đơn đặt hàng), nhưng trong kỳ không có đơn hàng nào thì CP NC này phải hạch toán, kết chuyển vào đâu ạ.
Ví dụ: khi có đơn hàng A thì hạch toán: Nợ 622-A/ có 334
Nợ 154-A/ có 622-A
Nợ 632-A/ có 154-A
Nhưng nếu trong tháng này k có đơn hàng nào để sx nhưng lương CN vẫn phải trả thì có thể hạch toán: Nợ 622/có334
Nợ 632/ có 622 như vậy được không ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,127
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Chi phí này nó đã cấu thành giá thành sản phẩm đâu mà đưa nó sang Nợ TK 632/Có TK 622? Bản chất chi phí lương này là chi chí chờ, do đó nó vẫn nằm ở 154 chứ ko chạy đi đâu cả, nếu đến cuối năm cũng ko có đơn hàng thì nó vẫn ở 154 sang năm sau, đến khi nào có đơn hàng thì thôi.
 
ketoanbuiyen

ketoanbuiyen

Sơ cấp
20/4/20
10
0
1
37
Nhưng nếu chờ đến khi có đơn hàng mới đưa CP này vào thì cũng k đúng CP của đơn hàng này ạ. VD: tháng 4.5.6 k có đơn hàng nhưng vẫn psinh khoản cp lương này đến tháng 7 mới có đơn hàng mà đưa hết CP lương của 3 tháng trước vào thì giá thành của đơn hàng này quá cao sao được ạ, . Không những CP lương CN trực tiếp mà còn các khoản phân bổ CCDC, tiền điện nước, thuê mặt bằng... Em đang nghĩ như vậy ạ.
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,127
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Giá thành quá cao thì doanh nghiệp lỗ, dịch bệnh cn nghỉ nhưng ng sử dụng lao động vẫn phải trả 1 phần lương cho đến khi dịch bệnh kết thúc dn ký đc hợp đồng thì sẽ phân bổ phần cp này vào giá thành sx, năm nay doanh nghiệp lỗ vì nghỉ tết 90 ngày đấy bạn
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Về nguyên tắc thì chỉ các chi phí liên quan trực tiếp việc sản xuất các đơn hàng mới tính vào chi phí các đơn hàng đó.

Trường hợp công ty sản xuất theo mùa vụ thì định kỳ trích trước chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí của kỳ có sản phẩm (Nợ 622/Có 335), đến giai đoạn không phải mùa nhưng vẫn phải trả lương ghi Nợ 335/Có 334.

Trường hợp công ty gặp các sự cố bất khả kháng mà không sản xuất được (ví dụ Covid 19) nhưng vẫn trả lương thì nên tính vào chi phí khác (Nợ 811/Có 334).

Trường hợp do đặc thù sản xuất có những thời điểm nào đó công nhân không tham gia sản xuất mà tham ga bảo dưỡng máy, vệ sinh xưởng,... thì tiền lương của những khoảng thời gian này tính vào 627, và nên dùng normal costing (phân bổ 627 theo đơn giá ước tính cả năm thay vì đơn giá/tỷ lệ thực tế hàng tháng).
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
"Trường hợp công ty gặp các sự cố bất khả kháng mà không sản xuất được (ví dụ Covid 19) nhưng vẫn trả lương thì nên tính vào chi phí khác (Nợ 622/Có 334)." => 622 này rồi kết chuyển đi đâu anh Hiền ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Sorry anh Hải Tâm em đánh máy nhầm chỗ này. Trong trường hợp này hạch toán Nợ 811/Có 334 sẽ hợp lý hơn (Đây là chi phí bất thường - Extradodinary expenses).
 
  • Like
Reactions: HaiTam
ketoanbuiyen

ketoanbuiyen

Sơ cấp
20/4/20
10
0
1
37
Cảm ơn bạn đã tư vấn, mình hiểu ý bạn nói. Nhưng t/h cty mình như vầy k phải làm theo mùa mà là do cty k có đơn hàng đều ( do xưởng mới hoạt động) nên lúc thì 2-3 đơn lúc thì k có. vậy mình có thể hạch toán giống như bạn nói k là đua vào 335 ý.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA