So sánh kế toán tài chính với kế toán quản trị

  • Thread starter HaiTam
  • Ngày gửi
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Có nhiều ý kiến khác nhau khi phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mình gửi ace tham khảo bảng so sánh này:

Kế toán tài chínhKế toán quản trị
1. Báo cáo cho người ngoài doanh nghiệp: Chủ sở hữu; Chủ nợ; Cơ quan thuế; Cơ quan quản lý1. Báo cáo cho nhà quản trị trong DN để lập kế hoạch, kiểm soát, ra quyết định
2. Nhấn mạnh kết quả tài chính của các hoạt động trong quá khứ2. Nhấn mạnh các quyết định ảnh hưởng đến tương lai
3. Nhấn mạnh đến tính khách quan và có thể kiểm chứng3. Nhấn mạnh sự phù hợp
4. Nhấn mạnh đến sự chính xác4. Nhấn mạnh sự kịp thời
5. Nhấn mạnh báo cáo toàn công ty5. Nhấn mạnh báo cáo bộ phận
6. Phải tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định liên quan 6. Không cần thiết phải tuân thủ
7. Bắt buộc đổi với báo cáo ra bên ngoài7. Không bắt buộc
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

minh221

Trung cấp
25/4/18
131
31
28
29
"4. Nhấn mạnh đến sự chính xác ", bạn có thể giải thích thêm cụm từ "chính xác" trong kế toán không? Bởi vì mình thấy ý kiến các công ty kiểm toán độc lập khi kiểm toán báo cáo tài chính không bao giờ dám đưa nhận định BCTC này là chính xác cả.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Kế toán tài chính nhấn mạnh đến sự chính xác thể hiện ở chổ như:
+ Kế toán phải ghi nhận đúng chứng từ phát sinh, đúng nghiệp vụ phát sinh. vd số liệu không đúng, không cân bạn có phải đi kiếm mướt mồ hôi không ?
+ Kiểm toán có phải luôn yêu cầu phải có biên bản kiểm quỹ, kiểm kê tồn kho, phải gửi xác nhận công nợ, ...
+ Kê khai, báo cáo thuế mà sai số phải bị phạt VPHC.

Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể thì không thể nhận định là chính xác mà kiểm toán chỉ nhận xét trung thực hợp lý. Bởi vì trong số liệu kế toán cũng có nhiều con số mang tính ước đoán và ghi nhận trên cơ sở chuẩn mực quy định. Vd
+ Số khấu hao và phân bổ; dự phòng; đánh giá lại; ...
+ Theo chuẩn mực quốc tế còn có "giá trị hợp lý" thì tính ước đoán còn cao hơn nữa.

Ở đây, sự chính xác còn được đặt trong bối cảnh so sánh với sự kịp thời của KTQT. KTQT phục vụ cho việc ra quyết định nên trong nhiều trường hợp chỉ cần con số gần đúng để nhà quản trị quyết định ngay. Báo cáo không cần phải chờ đủ chứng từ, chờ tính toán tỉ mỉ, ... thì hết tính thời sự của nó.
 
M

minh221

Trung cấp
25/4/18
131
31
28
29
"Kế toán là một môn khoa học mang tính nghệ thuật", là nghệ thuật (ghi chép) thì làm sao có sự chính xác?

Như bạn nói, kết quả kinh doanh của một kỳ kế toán còn tùy thuộc phương pháp kế toán, cùng một công ty nhưng nếu 2 kế toán làm việc độc lập có thể lãi/ lỗ sẽ khác nhau (sử dụng PP tính, trích khấu hao khác nhau, phân bổ chi phí vào Z khác nhau ...), vậy đâu là sự chính xác?

Khi làm việc với Thuế, Kiểm toán nếu có những bất đồng nếu kế toán giải thích hợp lý thì họ vẫn có thể OK (đề cao sự hợp lý, trung thực). Bởi vậy trong kế toán thường người ta rất tránh dùng chữ "chính xác", Kiểm toán có cho bánh cũng không dám đưa ra nhận xét chính xác!

Đôi khi trong kế toán, 2+3 không phải lúc nào cũng bằng 5 mà bằng một thứ gì đó mà mọi người cho là hợp lý. Tất nhiên, đánh giá bc kế toán là một QUÁ TRÌNH kế toán, sự tính toán tùy tiện, cẩu thả của kế toán theo mình làm giảm tính trung thực, độ tin cậy của bc kế toán chứ không phải không chính xác (hay chính xác).
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Yêu cầu cơ bản đối với kế toán trong Chuẩn mực chung có đoạn:
"Trung thực
10. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khách quan
11. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo."


Mình không phủ nhận là thực tế kế toán đã "biến hóa" lên tầng nghệ thuật. Tuy nhiên, chuẩn mực đã ghi yêu cầu cơ bản như trên thì mình hiểu rằng KTTC yêu cầu "đúng với thực tế" chính là sự chính xác. Bởi vì có mục tiêu chính xác mới có ranh giới để phân định sai sót kế toán, gian lận kế toán. Nếu nó là nghệ thuật thì thuộc về cảm nhận, chứ đâu phân định được sai/đúng.

Về ý kiến của báo cáo kiểm toán
Mình cho rằng trong phạm vi giới hạn của một cuộc kiểm toán; và yêu cầu kiểm toán là phát hiện và cho ý kiến có hay không những sai sót trọng yếu và gian lận có thể dẫn đến làm sai lệch đánh giá của người sử dụng báo cáo tài chính. Yêu cầu như thế thì người ta làm đến thế và cho ý kiến trung thực hợp lý trên cơ sở trọng yếu, chứ không đi đến cùng của sự sai/đúng.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA