Thương hiệu là gì? Các yếu tố nào tạo nên thương hiệu?

dtmconsultingvn

dtmconsultingvn

Sơ cấp
19/3/20
3
0
1
34
Bạn hãy nghĩ về Apple.

Hãy nghĩ về iPhone, iPad. Nghĩ về iMac, Macbook.

Vậy Apple là gì? Thương hiệu là gì? Thương hiệu Apple là gì?

Đó không phải là điện thoại, máy tính bảng, máy tính, laptop hay tai nghe không dây của Apple. Nó chẳng phải sản phẩm của họ, chẳng phải là các quảng cáo. Thương hiệu không phải là thứ mà ta có thể cầm được, có thể nghe thấy. Nó tồn tại trong tâm trí.

1-Thương hiệu là gì?
Nhãn hiệu, tên gọi thì thuộc về tổ chức, công ty.

Nhưng thương hiệu thì thuộc về khách hàng. Thương hiệu là những gì tồn tại trong tâm trí khách hàng, được khách hàng cảm nhận từ những trải nghiệm với tổ chức, công ty, sản phẩm.

Không chỉ có mỗi khách hàng, thương hiệu sống trong tâm trí của tất cả những ai trải nghiệm chúng. Đó là nhân nhiên, nhà đầu tư, truyền thông. Nhưng quan trọng nhất, vẫn luôn là khách hàng.

Thương hiệu thuộc về nhận thức, cảm nhận.

Chuyên gia về thương hiệu Martt Neumeier từng nói rằng thương hiệu là một cảm giác đặc biệt của một người về sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức.

2-Các yếu tố tạo nên thương hiệu
Thương hiệu là gì


Để xây dựng thương hiệu, có vô số các yếu tố khác nhau. Tại đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những yếu tố cơ bản nhất.

a/ La bàn thương hiệu
Gồm những yếu tố cơ bản nhất về thương hiệu của bạn.

La bàn thương hiệu bao gồm 5 phần:

  • Mục đích
  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Giá trị
  • Mục tiêu chiến lược
b/ Văn hóa công ty
Văn hóa công ty là tinh thần chung cho những mục đích của tập thể, là nguồn cảm hứng thúc đẩy tổ chức phát triển.

Văn hóa công ty không chỉ là những bài phát biểu hùng hồn của lãnh đạo, không chỉ là những buổi meeting cuối tuần, không chỉ là bàn bóng bàn tại khu vực chung.

Một văn hóa công ty mạnh mẽ được thiết lập từ những giá trị cốt lõi của thương hiệu, những nguyên tắc xác định cách mà thương hiệu gắn bó với xã hội.

Văn hóa công ty mạnh mẽ dẫn đến sự liên kết nội bộ mạnh mẽ.

c/ Tính cách thương hiệu
Thương hiệu cũng cần một tính cách như con người vậy. Xây dựng tính cách thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của những người tương tác với nó. Là cơ sở cho các mối quan hệ lâu dài.

Với Apple, người ta thấy được sự sang trọng và tối giản.

d/ Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu được thực hiện có chủ ý, dựa trên các nghiên cứu về khách hàng. Kiến trúc thương hiệu bao gồm một thương hiệu tổng thể và nhiều thương hiệu con. Nó là mối liên hệ giữa thương hiệu mẹ và thương hiệu con.

e/ Tên và khẩu hiệu
Tên và khẩu hiệu là bộ mặt trực tiếp của thương hiệu khi giao tiếp với thể giới.

Cần phải chắc chắn rằng tên thương hiệu của bạn chưa ai đăng ký trước đó, và có thể đăng ký quyền sở hữu.

Chỉ là một cái tên thôi nhưng nó truyền tải các giá trị độc đáo của thương hiệu, phân biệt với đối thủ cạnh tranh và để lại ấn tượng độc đáo trong lòng những người trải nghiệm nó.

Một khẩu hiệu cũng như vậy. Khẩu hiệu mang màu sắc, mang linh hồn của thương hiệu.

f/ Bộ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu không chỉ bao gồm logo và tên thương hiệu. Một thương hiệu có thể nhận diện qua tất cả các điểm xác định, điểm tiếp xúc với khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tính cách, lời hứa, mục đích. Bao gồm màu sắc, cách thể hiện. Bao gồm banner, poster,...

Nó tạo nên một biểu tượng thẩm mỹ đầy ý nghĩa, góp phần truyền đạt bản chất thương hiệu ngay lập tức đến với những người tiếp xúc, trải nghiệm nó.


3-Tại sao cần phải 'làm thương hiệu'
Thật không hề dễ dàng để rút ra mối tương quan giữa thương hiệu và thành công của doanh nghiệp. Nhưng việc đầu tư vào thương hiệu là cần thiết. Đầu tư vào thương hiệu là cả một chiến lược dài hạn đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu


a/ Thu hút khách hàng tiềm năng
Trung tâm của bất kì chiến lược marketing nào cũng bắt nguồn từ khách hàng, chiến lược thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu cũng không ngoại lệ.

Cần phải nghiên cứu khách hàng một cách kỹ càng để xác định khách hàng phù hợp, tâm lý khách hàng để có thể truyền tải những thông điệp chính xác.

Khi thương hiệu có sự liên quan đến khách hàng, khả năng họ trở thành khách hàng trung thành sẽ tăng lên.

b/ Tăng hiệu quả marketing
Một cách cực kỳ tốt để giúp mọi chiến dịch marketing của bạn hiệu quả hơn là đầu tư vào làm thương hiệu.

Như đã trình bày, việc nghiên cứu khách hàng cho thương hiệu cũng cho phép bạn phát triển các chiến dịch marketing có mục tiêu liên quan.

c/ Giao dịch dễ dàng hơn
Khi nghĩ đến một loại sản phẩm nào đó, khách hàng thường liên tưởng đến những thương hiệu gần gũi với họ đầu tiên. Điều này làm cho các sản phẩm có thương hiệu dễ dàng được giao dịch hơn.

d/ Có thể đặt giá cao hơn
Khi một sản phẩm được gắn với thương hiệu, khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm đó. Bởi vì thương hiệu làm tăng giá trị của sản phẩm, nó thể hiện độ uy tín, thậm chí tạo ra đẳng cấp cho sản phẩm.

e/ Tăng giá trị doanh nghiệp
Một thương hiệu có giá trị sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng. Và thương hiệu như vậy cũng trực tiếp làm tăng thêm giá trị của doanh nghiệp.


Xây dựng thương hiệu là một quá trình cần thiết. Khi bạn hiểu được thương hiệu là gì, nó được tạo ra như thế nào và những lợi ích nó mang lại là gì thì việc xác định sự cần thiết này rõ ràng hơn bao giờ hết.

---
Nguồn: DTM Consulting
Chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và Tư vấn marketing
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA