Bỏ tài khoản 142

  • Thread starter DoHung
  • Ngày gửi
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Tôi đang mắc vụ này quá,

Theo thông tư số 55 /2002/TT- BTC, ngày 26/06/2002 hướng dẫn chế độ kế toán cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài thì "bỏ tài khoản 142 và thêm tài khoản 242".

Theo quy định thì được chỉ phản ánh vào TK 242 các khoản chi phí có thời hạn phân bổ kéo dài trên 1 năm tài chính.

Vậy với các khoản chi phí của vài tháng trong năm tài chình thì sao ? Bây giờ không cho dùng TK142 nữa, nếu bỏ toàn bộ vào một tháng thì khi tính giá thành sẽ không chuẩn. Nếu muốn treo để phân bổ cho vài tháng thì treo vào đâu?.

Khổ cái thân tôi.
Giúp tớ với.

Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

phungtuyetnhung

Guest
Tài khoản 242 là tài khoản chi phí trả trước dài hạn. Nó được phân bổ tối đa là 03 năm. Theo quy định mới chuyển từ tài khoản 142 sang tài khoản 242 của nhà nước thì:

Về việc này chúng tôi vẫn thường làm như sau:

Lập một bảng phân bổ chi phí trong đó ghi rõ tên các khoản chi phí (hay công cụ dụng cụ cần phân bổ), ngày tháng phát sinh,thời hạn phân bổ (cho từng tháng ), bạn có thể lập như một bảng tính phân bổ khấu hao của TSCĐ để theo dõi giá trị phân bổ của từng khoản chi phí, từng CCDC cần phân bổ đến đâu, còn lại bao nhiêu và bao giờ thì phân bổ hết, phân bổ nó cho dịch vụ nào.
Nếu bạn dùng phần mềm thì tính % phân bổ các chí phí của TK 242 này cho từng vụ việc cụ thể theo từng tháng, năm.
Như vậy bạn sẽ không sợ phản ánh sai giá thành khi báo cáo theo tháng và cũng có thể báo cáo ngay với GĐ của bạn để kiểm soát các chi phí này chính xác cả giá trị và số lượng bạn có.

Chúc bạn giải quyết tốt các vướng mắc
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Cám ơn bạn nhiều.

Cái vấn đề minh thắc mắc ở đây là: Nguyên tắc hạch toán của tài khoản 242 là chỉ được phép hạch toán vào tài khoản này các khoản chi phí phân bổ > 1 năm tài chính.

Vậy nếu hạch toán như bạn mình e rằng không ổn.

Bạn có ý kiến khác không.
 
P

phungtuyetnhung

Guest
Chẳng có gì là không ổn cả. Theo nvguyên tắc thì chi phí trong năm (dưới một năm)phát sinh tháng nào hạch toán trực tiếp ngay vào tháng đó. Nhưng một số đơn vị tính chi phí giá thành sản phẩm theo từng tháng họ muốn phân bổ để dần theo từng tháng để không phản ánh sai giá trị thật. cách chúng tôi lập một bảng phân bổ riêng để theo dõi là cách hữu hiệu nhất bởi vì nó kiểm soát rất chính xác cả số lượng và giá trị bạn định phân bổ. Còn tạm treo vào tài khoản 242 để phân bổ dần chẳng có ảnh hưởng gì vì khi cuối năm bạn lên báo cáo tài chính các chi phí chỉ phát sinh vài tháng trong năm đã được phân bổ hết và phân bổ chính xác vào các vụ việc cần phân bổ. Con số cuối năm ở tài khoản 242 vẫn là con số báo cáo đúng chính xác của những chi phí phát sinh có giá trị trên một năm.
Vậy chúc bạn giải quyết được vướng mắc này.
 
T

thehung

Sơ cấp
29/7/04
7
0
1
Chị Nhung ơi, cho em hỏi một chút, những khoản chi phí trả trước trong vài tháng, mà khoản này phát sinh vào cuối niên độ kế toán. Nếu làm theo cách của chị em nghĩ TK 242 sẽ sai đó, cách giải quyết là ..... em chưa nghĩ ra
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
To phungtuyetnhung,

Tôi cũng đang rơi vào hoàn cảnh như thehung neu mà.
Việc này ảnh hưởng đến tình giá thành cuối năm.

Ai có ý kiến gì giúp bọn tớ đi

Thanks
 
P

phungtuyetnhung

Guest
Quy định của BTC là hạch toán ngay trong tháng với những chi phí nhỏ này. Nhưng theo quan điểm kê toán quản trị thì làm như vậy nó không phản ánh đúng giá thành thực của sản phẩm dịch vụ nó sẽ gây nên lỗ giả vào cuối năm tài chính nếu em không phân bổ các chi phí đó theo đúng tính chất công viêc. Thông thường các chi phí như thế này trước đây treo trên TK 1421 nhưng hiện nay ta không dùng tài khoản nnày đối với các DN vừa và nhỏ mà chuyển hết sang TK 242. trong khi đó yêu cầu quản trị của các doanh nghiệp ngày càng cao nhất là sự phản ánh chính xác giá thành thực tế của sản phẩm. Việc treo tạm vào tài khoản này không ảnh hưởng gì đến tính chất của báo cáo tài chính mà ta cần báo cáo vì nó vẫn phản ánh đấy là các chi phí trả trước chờ phân bổ dần.
Tôi đã làm quyết toán thuế của 03 năm nên cũng có đôi chút kinh nghiệm. Khi kiểm tra doanh thu và chi phí bao giờ cán bộ thuế cũng xem xét tỷ lợi phù hợp giữa doanh thu và chi phí. nếu doanh thu của bạn thấp mà chi phí cao ( mặc dù các chi phí đó là hợp lý) Họ vẫn gạt ra và treo lại để phân bổ cho năm sau. Do vậy khi gạt ra bạn lại phải treo tạm nó vào tài khoản 242 để năm tiếp theo phân bổ dần.
Vì vậy đới với những chi phí chỉ phân bổ trong vài tháng này nếu bạn thấy nó không ảnh hưởng gì tới kết quả kinh doanh hay giá thành sản phẩm thì tốt nhất là cứ theo quy định mà làm. Còn nếu nó ảnh hưởng lớn đến doanh thu LN hay phản ánh sai giá thành sản phẩm thì không gì hơn là lập bảng phân bổ như tôi nói treo tạm lên TK 242 để theo dõi và phân bổ dần
 
V

vodanhkhach

Guest
Ai bảo không cho dùng 142 nào? các Dn vùa và nhỏ có chi phí trả trước ít mà chi chí có thể chịu trong năm tài chính thì làm một lần cho đỡ mệt, cảm thấy nhiều mà trong năm không gánh được thì treo sang 242 để sang năm chơi cho vui
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đừng quá chú trọng chuyện tài khoản đi các bạn, quan tâm nhiều tới bản chất của các khoản mục chi phí và phương pháp phân bổ hợp lý nhất.
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Chào các bạn.

Các bạn lưu ý. Minh hỏi vấn đề này là cho DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Không phải DN vừa và nhỏ đâu nhé
 
P

phungtuyetnhung

Guest
Nếu không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cứ dùng tài khoản 142 bình thường việc gì phải hỏi? Hơn nữa dù là 142 hay 242 về bản chất cũng chỉ là môn khoản tạm treo để phân bổ dần nó không được vốn hóa.
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Nhưng thông tư 55 cho FDI đã bỏ 142 rồi mà. Xin hỏi quy định nào cho biết FDI không "vừa & nhỏ" thì có thể sử dụng 142?
 
P

phungtuyetnhung

Guest
Trong thông tư 155.
Mục 3.1
b/ Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Dn bao gồm các tài khoản từ tài khoản loại I đến tài khoản loại 9- Tài khoản trong bảng cấn đối kế toán, tài khoản loại 0 - tài khoản ngaòi bảng cấn đối kế toạn Daonh nghiệp cụ thể hóa hệ thống tài khoản của minh để hình thành một hệ thống tài khoản của DN phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của DN.
Muc3.2
b/Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp I, cấp II đối với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán của DN chưa có các tài khoản để phản ánh nội dung kinh tế riêng có phát sinh của DN và chỉ được thực hiện sau khi Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản "

Như vậy thì theo nội dung này đơn vị các bạn nếu có những chi phí lớn mà phân bổ ngay khi phát sinh theo yêu cầu của thông tư, làm sai lệch đến báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp và không phản ánh chính xác số liệu báo cáo thì thông tư vẫn cho phép các bạn co thể làm đã hướng dẫn để thành lập ra một hệ thống tài khoản riêng của doanh nghiệp để quản lý tốt phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình
 
Q

QAA

Guest
Đừng quá chú trọng chuyện tài khoản đi các bạn, quan tâm nhiều tới bản chất của các khoản mục chi phí và phương pháp phân bổ hợp lý nhất
Mình đồng ý với ý kiến của Hyper

To DoHung: Ở đây có 2 cách giải quyết cho bác:
Thứ nhất : vẫn sử dụng tài khoản 142 trong niên độ kế tóan. miễn sao trên báo cáo tài chính cuối năm của bác không có hiện diện nó là được.

Thứ hai : sử dụng tài khoản 242. cách làm thì như chị Phungtuyetnhung đã nêu.
và với cách làm này nó không ảnh hưởng gì đến giá thành cuối năm cả.
Và theo TT89/2002 quy định thì những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến nhiều niên độ kế toán thì đưa vào 242. Vậy những khoản cuối năm của bác và thehung nếu liên quan đến các tháng của năm sau thì đưa vào 242 là hợp lý.
:two: :bia
 
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Trong thông tư 55/2002 doanh nghiệp FDI đúng là có bỏ tài khoản 142. Nhưng trường hợp Công ty có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì được kết chuyển một phần chi phí ở TK641,642 sang TK1422. Vậy trường hợp này thì xử lý như thế nào nếu bỏ tài khoản 142, chẳng lẻ để lỗ tất hay sao?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA