xuất hoá đơn cho cá nhân

  • Thread starter Huyền 1986
  • Ngày gửi
H

Huyền 1986

Sơ cấp
17/7/20
15
2
3
37
xin chào mọi người, mình muốn xuất hoá đơn bán ra cho cá nhân mỗi tờ dưới 20tr, vậy mình xuất liên tục cho 1 cá nhân đó được không. Vì mình thấy số tiền phát sinh cho 1 đối tượng rất nhiều có thể lên đến vài trăm triệu 1 tháng, như vậy có vấn đề gì không ak, cám ơn mn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,127
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
xin chào mọi người, mình muốn xuất hoá đơn bán ra cho cá nhân mỗi tờ dưới 20tr, vậy mình xuất liên tục cho 1 cá nhân đó được không. Vì mình thấy số tiền phát sinh cho 1 đối tượng rất nhiều có thể lên đến vài trăm triệu 1 tháng, như vậy có vấn đề gì không ak, cám ơn mn!
Chẳng sao cả bạn, bán hàng đến đâu xuất tới đó, cá nhân không phải nộp thuế gtgt và thuế tndn nên không quan trọng
 
  • Like
Reactions: Huyền 1986
H

Huyền 1986

Sơ cấp
17/7/20
15
2
3
37
Chẳng sao cả bạn, bán hàng đến đâu xuất tới đó, cá nhân không phải nộp thuế gtgt và thuế tndn nên không quan trọng
Cám ơn bạn nhiều
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
-> Thứ nhất:

*** Căn cứ:

– Theo điều 16 điểm b Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính
– Theo điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính


*** Theo đó:


– Khi bán hàng, nếu có giá trị > 200.000 thì DN phải xuất hóa đơn (dù khách hàng không lấy hóa đơn: ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.).
– Nếu không xuất thì sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu. (Theo điều 5 Thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung hông tư 10/2014/TT-BTC)
– Khi bán hàng, nếu có giá trị < 200.000 thì phải xuất hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu, nếu khách hàng không lấy hóa đơn thì cuối ngày lập 01hóa đơn theo tổng số tiền trên bảng kê (dù khách hàng không lấy hóa đơn: mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) . Doanh nghiệp có thể lập chung một (01) hóa đơn ghi nhận tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong, lập 01 Bảng kê mua hàng cho đối tượng khách hàng không lấy hóa đơn dù giá trị mua hàng của mỗi cá nhân > 200.000 hay < 200.000 (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) Chi tiết tại: Công văn 165/TCT-DNL ngày 12 tháng 01 năm 2017 về lập hóa đơn giá trị gia tăng 2017.

– Doanh nghiệp khai báo thuế và ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN bình thường
1603724592846.png

-> Thứ hai: Doanh nghiệp xuất ra

*Đối với bên Mua hàng:


1. Bên mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và người mua thanh toán bằng tiền mặt thì người mua không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chí phí hợp lý để tính thuế TNDN.

2. Bên mua Khi làm quyết toán thuế TNDN năm kế toán loại toàn bộ hóa đơn này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi giá trị của hóa đơn này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)

*Đối với bên Bán hàng:

1. Đối với bên Bán hàng thì việc bán hàng > 20 triệu hay < 20 triệu thu bằng tiền mặt hay tiền gửi đều không bị ảnh hưởng, không có văn bản pháp luật nào chế tài việc bên Bán hàng hóa dịch vụ có giá trị hóa đơn > 20 triệu phải thu tiền bằng hình thức qua ngân hàng. Nên bên bán không bị phạt

2. Do đó đối với bên Bán khi xuất hóa đơn đầu ra đã phải nộp VAT 10% + thuế TNDN 20% không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


Như vậy:

Báng hàng cá nhân -> Cá nhân không có nhu cầu khấu trừ VAT nên có thể thu toàn bộ bằng tiền mặt hay chuyển khoản đều được

Không có chế tài phạt nào cho hành vi: xuất nhiều hóa đơn, xuất cùng ngày hay nhiều ngày, xuất dưới hay trên 20 triệu đồng cho 1 đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp/ cá nhân)


---> Kế toán: Chu Đình Xinh.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA