Cách đọc truyện hiệu quả nhất cho bé

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
1. Giai đoạn đầu khi trẻ còn nhỏ và mới làm quen với sách truyện thì chỉ cần trẻ tập trung nhìn vài giây hay vài chục giây thôi cũng được. Trẻ có thể cầm gặm hay liếm hoặc giằng lấy lật, hoặc muốn xé cũng được (khi trẻ định xé thì hãy thay bằng tờ giấy hoặc tờ báo). Đôi khi đang nghe đọc giữa chừng là trẻ chán bỏ đi chơi trò khác cha mẹ cũng đừng lấy đó làm thất vọng. Vì cha mẹ càng kỳ vọng muốn con nghe hết truyện sẽ càng dễ nảy sinh sự thất vọng, tâm trạng không còn vui vẻ nữa. Chỉ cần trẻ vui vẻ hứng thú với việc tiếp xúc với truyện ở giai đoạn đầu này là đạt mục tiêu.

2. Với những trẻ dưới 3 tuổi khả năng lí giải ngôn ngữ chưa cao thì ba mẹ không cần đọc y nguyên theo như truyện mà có thể thêm thắt vào các từ ngữ biểu cảm hoặc như là đang kể chuyện, hoặc chỉ chỉ tranh nói tên nhân vật cũng được, miễn sao bé hứng thú với cách đọc ấy. Cha mẹ hãy coi nội dung cuốn ehon như là chủ đề để ba mẹ kể chuyện cho con, tạo ra không gian để trò chuyện cùng con.

Còn khi trẻ được tầm 3-5 tuổi trở đi thì trẻ đã lí giải được nhiều rồi cha mẹ có thể đọc theo đúng nội dung như truyện viết để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện.

3. Nhưng tuyệt đối đọc xong đừng có kiểm tra lại xem trẻ có nhớ hay không như kiểu “tra bài” “con có nhớ nội dung truyện kể gì không”, “có nhân vật nào nhỉ, nhân vật ấy làm cái gì nhỉ…” bởi như thế sẽ gây áp lực tâm lí cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với việc đọc nữa. Hãy cứ để tự bản thân trẻ nói ra khi trẻ muốn trao đổi.

4. Trẻ rất thích những câu chuyện mang tính hành động, phưu lưu, bí hiểm, tưởng. Khi trẻ tập trung được hơn 10 giây trở đi rồi hãy bắt đầu những cuốn truyện nội dung như thế để trẻ được thỏa mãn trí tò mò và ham muốn hành động trong mình.

5. Khi trẻ có thể lí giải được một câu chuyện mà không cần tranh, hoặc khi đọc một cuốn truyện bằng màu từ đầu đến cuối không dừng thì hãy chuyển từ truyện có màu sắc sang truyện màu đen trắng. Đó là bước đầu tiên chứng tỏ năng lực lí giải của trẻ đã phát triển để tiến tới giai đoạn khó hơn là thích những câu truyện dài.

Có nhiều trường hợp nếu cha mẹ không đọc cho nghe, không theo sát thì trẻ dù lúc nhỏ rất thích truyện nhưng chưa chắc sau này lớn lên đã thích đọc sách. Chính vì thế bước cuối cùng là phải nhảy từ giai đoạn thích truyện sang thích đọc sách, chính là nghe cha mẹ đọc truyện mà không cần nhìn tranh vẫn lí giải được. Đó là bước cao nhất để giúp trẻ tiến tới thích đọc sách sau này. Khi này hãy bỏ qua ehon để tiến tới đọc câu chuyện dài như truyện cổ tích không cần tranh cho trẻ nghe. Nhiều người nghĩ rằng trẻ thích truyên thì sau này sẽ thích đọc sách chính là một lỗ hổng rất lớn. Nếu không có bước cuối cùng này thì khả năng trẻ tự nhiên thích đọc sách sẽ không hoàn toàn xảy ra.

Nguồn: Sưu tầm
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA