FAST Thông tin về hóa đơn điện tử - Hướng dẫn khai báo ký hiệu hóa đơn điện tử năm 2023 theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

  • Thread starter Phần mềm FAST
  • Ngày gửi
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Mục lục
1. TCT thông báo về việc đăng ký triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý hóa đơn điện tử tại cơ quan Thuế
2. 06 vi phạm về hóa đơn phạt trên 10 triệu đồng
3. 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123
4. Doanh nghiệp có bắt buộc sử dụng chữ ký số không?
5. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 NĐ-CP
6. FAST: Đơn vị đã tham gia đánh giá, phối hợp triển khai dữ liệu HĐĐT với Cục thuế Hà Nội
7. [ FAST & OCB] Ưu đãi giải pháp phần mềm và dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp SME
8. FAST tổ chức hội thảo chuyên đề các quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng về hóa đơn điện tử
9. Điểm mới Nghị định 123/2020 về hóa đơn điện tử so với Nghị định 119/2018
10. 08 lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123
11. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới
12. Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
13. Các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử hiện nay
14. Chiến lược chuyển đổi hóa đơn điện tử hiệu quả trong thời covid cho doanh nghiệp nhỏ
15. Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần bảo vệ môi trường
16. Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
17. Trả lời thắc mắc về chuẩn định dạng lưu hóa đơn điện tử và việc kiểm tra
18. Một số nội dung mới về hóa đơn điện tử của Thông tư số 78/2021/TT-BTC
19. Hai giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử theo Tổng cục thuế
20. FAST đủ điều kiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn
21. Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi hoá đơn điện tử theo TT 78/2021 cho doanh nghiệp
28. FAST được công nhận là tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ HĐĐT
29. FAST đáp ứng 5 tiêu chí của tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu HĐĐT
30. Hóa đơn điện tử Fast e-Invoice cán mốc 7.000 người dùng
31. Cục Thuế TPHCM tổ chức hội nghị tập huấn hóa đơn điện tử cho khách hàng của FAST
32. Cục Thuế tỉnh Bình Dương tổ chức “Hội nghị tập huấn trực tuyến hóa đơn điện tử”
33. Phủ sóng hóa đơn điện tử trên toàn quốc trước ngày 1-7-2022
34. Fast e-Invoice cập nhật tính năng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
35. Fast e-Invoice - Giải pháp hóa đơn điện tử toàn diện
---------------------------------
Website: https://invoice.fast.com.vn/

Đăng ký dùng thử tại <link>
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


Tổng cục Thuế thông báo về việc đăng ký triển khai thử nghiệm giải pháp phần mềm quản lý hoá đơn điện tử tại cơ quan Thuế​

Theo đó, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp áp dụng hoá đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

nhung-thu-nhap-khong-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi.jpg

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu về thời gian triển khai áp dụng hoá đơn điện tử cũng như trình tự, thời gian thực hiện thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, Tổng cục Thuế có nhu cầu thử nghiệm phần mềm quản lý hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện có của ngành Thuế nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt giải pháp đáp ứng yêu cầu cấp mã đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế, tiếp nhận và xử lý dữ liệu hóa đơn đối với hóa đơn không có mã của cơ quan thuế, đồng thời đảm bảo nhu cầu khai thác, tra cứu của cơ quan thuế, người mua và các tổ chức liên quan.

Tổng cục Thuế thông báo để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nghiên cứu và có giải pháp về phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế đề xuất tham gia thử nghiệm và gửi hồ sơ đăng ký về Tổng cục Thuế (Qua Cục Công nghệ thông tin) Trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế trước ngày 30-01-2021.
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

06 vi phạm về hóa đơn phạt trên 10 triệu đồng​

Dưới đây là 6 vi phạm về hóa đơn bị phạt trên 10 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(1) Đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn (Khoản 3 Điều 20).
Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc hủy hóa đơn.

(2) In hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn (Khoản 7 Điều 21).
Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn.

(3) Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành (Điều 22).
Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng và buộc hủy hóa đơn, nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

6-vi-pham-ve-hoa-dơn-phat-tren10-trieu-dong.jpg


(4) Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác (Điều 22).
Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng và buộc hủy hóa đơn, nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

(5) Cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập (Điều 22).
Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc hủy hóa đơn; nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

(6) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (không bao gồm trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế miễn giảm nhưng khi cơ quan thuế phát hiện người mua chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ và trường hợp sử dụng với mục đích làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế miễn, giảm).
Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Sau khi Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành đã giải quyết các thắc mắc về ngày chính thức bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Nhưng với Nghị định mới này, các kế toán nên lưu ý một vài điều về hóa đơn điện tử.

Trong Nghị định 123, tại khoản 1 Điều 16 quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân, kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử:
  1. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  2. Thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
  3. Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
  4. Có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
  5. Có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  6. Có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  7. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

truong-hop-ngung-su-dung-hoa-don-dien-tu.jpg


Các bước thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Bước 1
: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 2: Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Bước 3: Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:
  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo.
Bước 4: Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và xử lý theo quy định.
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


Doanh nghiệp có bắt buộc sử dụng chữ ký số không?​


Chữ ký số là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP nêu rõ:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”


Như vậy, chữ ký số (hay còn gọi là Token) là một dạng chữ ký bằng phương pháp điện tử.

Tính pháp lý của chữ ký số
Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định theo điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
  • Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
  • Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
doanh-nghiep-co-bat-buoc-su-dung-chu-ky-so-khong.jpg


Doanh nghiệp có bắt buộc sử dụng chữ ký số không?
Hiện tại không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh.

Theo khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:
  • Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán. (Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC).
  • Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP).
  • Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật. (Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019).
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP​

Theo như Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã được ban hành, các đối tượng nào sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới.
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”

Như vậy, đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã hoặc có mã theo từng lần phát sinh).
Trường hợp 2: Sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Doanh nghiệp sau đây được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
  • Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Trường hợp 3: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh

Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại 02 trường hợp trên nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

Lưu ý: Phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

doi-tuong-su-dung-hddt.jpg


Định dạng hóa đơn điện tử


Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (Extensible Markup Language).

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định định dạng hóa đơn điện tử gồm 02 thành phần: Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
  • Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuế riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có bằng thông tối thiểu 5 Mbps.
  • Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
  • Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Lưu ý: Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


FAST: Đơn vị đã tham gia đánh giá, phối hợp và triển khai dữ liệu HĐĐT với Cục thuế Hà Nội​

Cục thuế TP Hà Nội chính thức công bố Công ty Phần mềm FAST thuộc danh sách các Tổ chức cung cấp đã tham gia đánh giá, triển khai và phối hợp dữ liệu HĐĐT.
Công ty Phần mềm FAST đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của Cục thuế Hà Nội để được công nhận là tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử đã tham gia đánh giá, phối hợp với các tiêu chí như sau: Đơn vị có kinh nghiệm triển khai, có nhiều khách hàng đang sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử (trên 100 khách hàng), phần mềm hóa đơn điện tử đã được chia sẻ kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, đáp ứng yêu cầu thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử đạt chuẩn theo Quyết định 635/QĐ-TCT, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, FAST cũng đã được Cục thuế TP.HCM chứng nhận đáp ứng cấu trúc thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử theo Quyết định 635. Thông tin đã được công bố tại website cục thuế TPHCM <link>.

fast-tham-gia-phoi-hop-danh-gia-du-lieu-hddt-cuc-thue-ha-noi.jpg

FAST là một trong 10 đơn vị có tên trong danh sách tham gia, đánh giá và triển khai dữ liệu HĐĐT

Là một trong những đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử đạt chuẩn, giải pháp hóa đơn điện tử Fast e-Invoice của Công ty Phần mềm FAST hiện đã có trên 4.000 khách hàng đang sử dụng và đánh giá cao.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp pháp hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng, xin vui lòng liên hệ với FAST để được tư vấn chi tiết nhất.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

[FAST & OCB] Ưu đãi giải pháp phần mềm và dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp SME​

Từ nay cho đến hết 31-12-2020, FAST và OCB sẽ dành tặng các ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đây là chương trình ưu đãi nằm trong khuôn khổ hợp tác lâu dài giữa FAST và OCB nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp SME trong thời kỳ số hóa.
Theo đó, đối với các doanh nghiệp đang là khách hàng của FAST sẽ nhận được các ưu đãi đặc biệt của OCB như sau:
1. Điều kiện nhận ưu đãi: Khách hàng của FAST.

2. Các gói ưu đãi bao gồm:
  • Miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống trên kênh OCB OMNI CORP đến 31-08-2021.
  • Tham gia các sản phẩm, chương trình ưu đãi do Khối MSME ban hành.
  • Ưu đãi dành cho khách hàng đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ trên Landing page OCB SME E-Lending.
  • Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho KH SME (Gói 1000 tỷ).
Bên cạnh đó, FAST cũng dành những ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng của OCB.
1. Điều kiện nhận quà
Đối với khách hàng doanh nghiệp mới:
  • Khách hàng mở CIF mới tại Khối MSME OCB và
  • Khách hàng đã đăng ký thông tin trên OCB SME E-Lending.
Đối với khách hàng doanh nghiệp Lost/Dormant (đã có CIF tại Khối MSME nhưng đang tạm ngưng giao dịch tại OCB quá 90 ngày): KH phát sinh 1 khoản ghi có vào tài khoản tối thiểu 5.000.000 đồng.

Đối với khách hàng hiện hữu đang Active: KH có thời gian giao dịch với OCB tối thiểu 06 tháng (tính từ thời điểm mở CIF).
Uu-dai-giai-phan-phan-mem-cho-sme.png


2. Các ưu đãi bao gồm:
Tặng gói dịch vụ phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
  • Phí khởi tạo tài khoản phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
  • 1.000 hóa đơn
  • Thiết lập mẫu hóa đơn điện tử chuẩn.
Số lượng gói dịch vụ được tặng lên đến 1.000 gói, với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Được giảm 5% giá bán lẻ khi mua các sản phẩm của FAST.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

FAST tổ chức hội thảo chuyên đề các quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng về hóa đơn điện tử​


Sáng ngày 29-01-2021, Công ty Phần mềm FAST phối hợp cùng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C (Baker Tilly A&C) tổ chức chương trình hội thảo chuyên đề “Các quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng về hóa đơn điện tử”.

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của các chuyên gia đến từ 2 đơn vị tổ chức và các khách mời là các cá nhân kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi hội thảo đề cập đến các thông tin, văn bản pháp luật quan trọng trong tháng 01-2021. Nội dung được các khách mời đặc biệt quan tâm là những quy định hiện hành và đang được áp dụng thực tiễn lên hóa đơn điện tử. Cuối chương trình là phần giao lưu, đối thoại với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Thành hiện là Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Tư vấn và Đào tạo tại Baker Tilly A&C đã có những chia sẻ về các quy định mới, các chính sách đang áp dụng trên hóa đơn điện tử để giúp các khách mời năm bắt kịp thời và đầy đủ các thông tin liên quan.

Hoi-thao-chuyen-de-ve-hddt-1.png


Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Tổng Giám đốc Baker Tilly A&C đang chia sẻ tại hội thảo

Cũng tại chương trình, ông Lê Đình Chí Linh - Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng của FAST tại TPHCM đã có những chia sẻ thực tế giúp các khách mời hiểu hơn về phần mềm hóa đơn điện tử Fast -Invoice khi triển khai và sử dụng trong doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Giới thiệu về phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice

Hoi-thao-chuyen-de-ve-hddt-2.png


Ông Lê Đình Chí Linh - Đại diện FAST đang trình bày về giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice

Hiện tại, cả nước đang trong mùa dịch Covid-19 căng thẳng, hội thảo cũng đã chấp hành nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế để bảo bảo sức khỏe trong cộng đồng. Các khách mời đến tham dự đều được khử khuẩn, khai báo y tế và mang khẩu trang.

Hoi-thao-chuyen-de-ve-hddt-3.jpg


Các khách mời đều đảm bảo các yêu cầu phòng dịch khi tham gia chương trình

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, cung cấp đầy đủ các thông tin đến các khách mời tham dự đồng thời cung cấp và tư vấn các giải pháp phần mềm phù hợp để có thể áp dụng tại doanh nghiệp.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Điểm mới Nghị định 123/2020 về hóa đơn điện tử so với Nghị định 119/2018​


Tổng cục Thuế có Công văn 4868/TCT-CS ngày 16-11-2020 giới thiệu một số nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

diem-moi-nghi-dinh-123 so voi 119.jpg

Theo đó, giới thiệu nhiều nội dung mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP so với Nghị định 119/2018/NĐ-CP, đơn cử như:
Về đối tượng áp dụng
Ngoài các đối tượng đã được quy định tại Điều 2 Nghị định 119/2018/NĐ-CP là:
  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Tại Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP mở rộng thêm các đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
  • Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí;
  • Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
  • Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai.
Về loại hóa đơn, chứng từ
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thêm: 2 loại hóa đơn điện tử mới, hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in và quy định về chứng từ. Cụ thể như sau:
  • Về hóa đơn: Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thêm 2 loại hóa đơn điện tử mới đó là: hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia và bổ sung quy định về hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế,
  • Về chứng từ: Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về chứng từ bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
Về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định một số hành vi bị cấm được quy định cụ thể đối với 02 đối tượng là công chức thuế và tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, cụ thể:
  • Cấm công chức thuế có hành vi bao che, thông đồng để tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; cấm gây phiền hà, khó khăn với tổ chức, cá nhân khi đến mua hóa đơn và chứng từ.
  • Cấm những hành vi gian dối trong sử dụng hóa đơn trái phép, cản trở công chức thuế thi hành công vụ; truy cập trái phép làm sai lệch và phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; hối lộ hoặc có các hành vi liên quan đến hóa đơn nhằm thu lợi bất chính với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định rõ 7 hành vi được xác định là sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và 7 hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
(Nội dung cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Nghị định 119/2018/NĐ-CP không có quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có bổ sung quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

08 lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123​

Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và kế toán cần nắm được các quy định dưới đây khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể:

1. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01-07-2022


Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 59 Nghị định 123 quy định:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 60 còn quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được phép sử dụng hóa đơn giấy đến hết ngày 30/6/2022 đối với những hóa đơn đã thông báo phát hành trước ngày 19/10/2020.

Như vậy, chỉ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01-07-2022 và bãi bỏ quy định bắt buộc sử dung hóa đơn điện tử từ ngày 01-11-2020.

2. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử


Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 123 và Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử gồm:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã hoặc có mã theo từng lần phát sinh).
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp 2: Sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Doanh nghiệp sau đây được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
  • Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
Trường hợp 3: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh

Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại 02 trường hợp trên nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

Lưu ý: Phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

3. Định dạng của hóa đơn điện tử (Khoản 1, 2, 4, 5 Điều 12)

Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (extensible Markup Language); trong đó:
  • Định dạng hóa đơn điện tử gồm 02 thành phần: Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
  • Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
    • Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuế riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có bằng thông tối thiểu 5 Mbps.
    • Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
    • Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Lưu ý: Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

08-luu-y-khi-su-dung-hddt-123.jpg


4. Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Điều 17)


Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123 nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:
  • Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:
  • Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.
Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua theo quy định.

5. Lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (Điều 18)

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

6. 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử (Điều 16)

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế:
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
  • Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
  • Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
  • Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Chuyển hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy


Theo Điều 7 Nghị định 123, hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy trong các trường hợp sau:
  • Khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
  • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

Giá trị hóa đơn giấy sau khi chuyển đổi:
  • Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định.
8. 05 biểu mẫu về hóa đơn điện tử áp dụng từ ngày 01-07-2022

Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử.

Mẫu 04/SS-HĐĐT: Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót.

Mẫu 06/ĐN-PSĐT: Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của CQT theo từng lần phát sinh.

Mẫu 01/TH-HĐĐT: Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.

Mẫu 03/DL-HĐĐT: Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới​


Có hiệu lực từ ngày 01-07-2022, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử.Tại Nghị định, Chính phủ cũng quy định việc ngừng sử dụng hoá đơn điện tử.


Theo đó, để ngừng sử dụng hóa đơn điện tử các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định sau:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh; Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.

Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

ngung-su-dung-hddt-theo-nđ-123.jpg


Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử được quy định: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể: Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.

Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.

Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc khi có thông báo của cơ quan chức năng.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử Fast e-Invoice​


Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử Fast e-Invoice giúp khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Người mua sẽ nhận được thư (Email) thông tin hóa đơn điện tử sau khi người bán phát hành trên hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice. Các thông tin chính bao gồm:
  • Số hóa đơn (Invoice Number)
  • Ký hiệu hóa đơn (Serial Number)
  • Mẫu số hóa đơn (Invoice Form)
  • Mã số tra cứu hóa đơn (Secure Key for Searching).
Để tra cứu hóa đơn điện tử người dùng có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:

Cách 1: Tra cứu trực tiếp trên trang tra cứu hóa đơn https://einvoice.fast.com.vn

Đường dẫn (Link) https://einvoice.fast.com.vn có sẵn trong nội dung của Email thông báo phát hành hóa đơn điện tử mà người dùng nhận được. Người dùng có thể tra cứu bằng Mã nhận hóa đơn (Mã số tra cứu hóa đơn) hoặc Tệp hóa đơn gốc (XML).

Tra cứu bằng mã nhận hóa đơn
  • Bước 1. Tích chọn ô “Mã nhận hóa đơn”, sao chép (Copy) “Mã số tra cứu hóa đơn” rồi dán (Paste) vào ô “Mã số... “.
  • Lưu ý: Mã số tra cứu hóa đơn được gửi theo email thông báo phát hành nhận được. Trong trường hợp, người dùng bấm trực tiếp vào liên kết tra cứu https://einvoice.fast.com.vn trong Email và trong ô “Mã số…” đã có sẵn giá trị thì không cần phải Copy/Past mã số để tra cứu mà thực hiện bước tiếp sau.
  • Bước 2. Nhập vào ô "Mã xác thực" với chuỗi ký tự thể hiện trên màn hình. Nếu không nhìn rõ, nhấn "Chọn mã xác thực khác" để hiển thị lại chuỗi khác.
  • Bước 3. Bấm "Nhận" để tra cứu.
tra-cuu-hd-0.png

Tra cứu bằng tệp hóa đơn gốc (XML)
  • Bước 1. Tích chọn ô "Hóa đơn gốc (XML)" để tải lên tệp tin hóa đơn điện tử có định dạng XML được gửi theo Email thông báo phát hành nhận được. (Tệp XML phải được tải trước về máy tính, liên kết tải về có sẵn trong Email thông báo phát hành).
  • Bước 2. Nhập vào ô "Mã xác thực".
  • Bước 3. Bấm "Nhận" để tra cứu.
tra-cuu-hd.png


Với Cách 1, tại giao diện xem hóa đơn, người dùng có thể thực hiện thêm các thao tác: Tải bản thể hiện hóa đơn điện tử (PDF), Tải tệp hóa đơn gốc (XML), Tải thông tin chứng thư số, Người mua chuyển đổi hóa đơn sang chứng từ giấy.
Cách 2: Tra cứu trên Website https://invoice.fast.com.vn/
tra-cuu-hddt-3.jpg

  • Bước 2: Nhập mã số tra cứu hóa đơn, lựa chọn Xem trực tiếp, Tải hóa đơn gốc (XML) hoặc tải file PDF tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, sau đó bấm nút "Tìm kiếm" để tra cứu.
  • Lưu ý: Mã số tra cứu hóa đơn được gửi theo email thông báo phát hành nhận được.
Cách 3: Tra cứu trên ứng dụng di động (Mobile App)
  • Bước 1: Cài đặt ứng dụng theo hướng dẫn tại đây.
  • Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản truy cập trên hệ thống Fast e-Invoice (dành cho người bán) hoặc liên hệ với người bán để có thông tin tài khoản đăng nhập (dành cho người mua).
  • Bước 3: Trên giao diện ứng dụng, có thể xem Danh sách hóa đơn, bản thể hiện hóa đơn (PDF) và tải tệp hóa đơn gốc (XML) (dành cho người bán) hoặc Tra cứu hóa đơn ở phần báo cáo (dành cho người mua). Xem hướng dẫn sử dụng tại đây.
>>> Xem thêm: Giới thiệu Fast e-Invoice Mobile App
------------------------
Giới thiệu phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
Fast e-Invoice
là giải pháp hóa đơn điện tử trên nền điện toán đám mây, giúp khách hàng lập, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.
Fast e-Invoice đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí bắt buộc của nhà cung cấp hóa đơn điện tử, đáp ứng cấu trúc thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử theo Quyết định 635 và là một trong những Phần mềm hóa đơn điện tử được ưa chuộng nhất với hơn 4.000 khách hàng đang sử dụng.

 
Sang Fast

Sang Fast

Sơ cấp
9/4/21
8
0
1
28
Dạ mời anh/chị tham khảo phần mềm kế toán FAST bên em.
  • Có 4 phiên bản phần mềm kế toán cho công ty dịch vụ, phần mềm kế toán cho công ty thương mại, phần mềm kế toán cho công ty xây lắp, phần mềm kế toán cho công ty sản xuất đáp ứng yêu cầu theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tốc độ truy xuất rất nhanh
  • Lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
  • Tích hợp hóa đơn điện tử
Liên hệ em để được tư vấn qua hotline 0948535511 (zalo: 0343399299) Sang Fast
download.png
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử hiện nay​


Nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ tài chính cũng như các tổ chức trung gian cung cấp hóa đơn điện tử có nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau dành cho doanh nghiệp như: Hỏi đáp, tư vấn miễn phí, các hình thức khuyến mại, ưu đãi…

1. Bộ tài chính hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua hình thức hỏi - đáp

Trong quá trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thắc mắc có thể đặt câu hỏi trực tiếp tại mục Hỏi đáp chính sách tài chính tự động tại website của Bộ Tài Chính (Hỏi đáp CSTC) hoặc tham khảo thông tin tại mục Danh sách câu hỏi - trả lời. Các câu hỏi và câu trả lời có nội dung tương tự có thể sẽ có tại mục này.

chuong-trinh-ho-tro-chuyen-doi-hddt.png

Gửi câu hỏi trực tiếp hoặc tìm kiếm các câu hỏi có sẵn

2. Tư vấn miễn phí

Để thuận tiện trong việc áp dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp vừa có thể tự tìm hiểu thông tin vừa có thể liên hệ về các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để được các chuyên viên tư vấn hoàn toàn miễn phí.

>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử

ho-tro-chuyen-doi-hddt-1.JPG

Liên hệ tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử uy tín để được tư vấn chi tiết

3. Đối với các doanh nghiệp còn hóa đơn giấy, hỗ trợ đổi hóa đơn giấy nhận hóa đơn điện tử miễn phí

Để tiết kiệm chi phí và thời gian, các doanh nghiệp đang còn hóa đơn giấy, hóa đơn đặt in có thể đăng ký đổi hóa đơn giấy nhận hóa đơn điện tử từ các tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử đang có các chương trình ưu đãi.

Hiện tại, Công ty Phần mềm FAST đang có chương trình hỗ trợ chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể:

  • Miễn phí chuyển đổi số lượng hóa đơn giấy, hóa đơn tự in còn chưa sử dụng sang hóa đơn điện tử.
  • Miễn phí chỉnh sửa mẫu hóa đơn theo mẫu hiện có của phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice.
  • Miễn phí kết nối, tích hợp với các phần mềm kế toán khác của FAST.
FAST-ho-tro-chuyen-doi-hddt.jpg

Chương trình đang được áp dụng trên toàn quốc đến hết ngày 31-12-2021. Các doanh nghiệp có nhu cầu xin vui lòng chat trực tiếp tại website www.fast.com.vn hoặc Fanpage Phần mềm FAST để nhận ưu đãi.

Thông tin liên hệ:
  • VP tại TP Hà Nội: (024) 7108-8288
  • VP tại TP Hồ Chí Minh: (028) 7108-8788
  • VP tại TP Ðà Nẵng: (0236) 381-0532
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Chiến lược chuyển đổi hóa đơn điện tử hiệu quả trong thời covid cho doanh nghiệp nhỏ​

Lộ trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện, đang bước vào giai đoạn gấp rút khiến nhiều doanh nghiệp đồng loạt sử dụng hóa đơn điện tử.
Trong thời điểm này, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp băn khoăn lớn nhất của doanh nghiệp là xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử như thế nào để nhanh chóng, tiết kiệm, và không làm gián đoạn công việc kinh doanh? Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ thường gặp phải nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi và dưới đây là những chiến lược giúp doanh nghiệp nhỏ có bước chuyển đổi hóa đơn điện tử được thuận lợi hơn.

Đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng CNTT

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT là điều rất cần thiết để áp dụng các dịch vụ và giải pháp cho doanh nghiệp. Có liên quan đến nhân viên, khách hàng và đối tác để giúp năng suất kinh doanh tăng trưởng. Một cơ sở hạ tầng CNTT đầy đủ bao gồm phần mềm, phần cứng, tài nguyên mạng và các dịch vụ cần thiết.

Các doanh nghiệp cần phải thực hiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản về hạ tầng
CNTT theo quy định tại các Nghị định 51/2019/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP để việc chuyển đổi hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm.

chuyen-doi-hoa-don-dien-tu-mua-dich.jpg


Tham khảo các hướng dẫn về chuyển đổi HĐĐT

Tham khảo xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử theo quy định tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Tuy chưa được ban hành chính thức, nhưng Bộ Tài chính đã đăng tải dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của đơn vị, tổ chức, cá nhân có quan tâm.

Trên cơ sở các quy định được nêu tại Nghị định 119, các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tham khảo Điều 49 dự thảo Thông tư hướng dẫn có đề cập đến việc xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử như sau:

Từ ngày 01-11-2018 đến ngày 31-10-2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho việc đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử thì vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định này.

Lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp

Bên cạnh đó, chiến lược “then chốt” là tìm kiếm và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi hóa đơn điện tử nhanh chóng, an toàn, bảo mật và tiết kiệm phù hợp với chi phí của các doanh nghiệp nhỏ trong tình hình dịch bệnh đang ngày diễn biến phức tạp, để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

Mặt khác về chi phí, đối tác phải có những chính sách giá phù hợp với ngân sách hiện có của doanh nghiệp nhằm đảm bảo bạn và đối tác có sự hợp tác lâu dài. Và bên cạnh đó về mặt uy tín đối tác lựa chọn phải là đơn vị có chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tốt cả trước, trong và sau bán hàng.

Fast e-Invoice là phần mềm lập và quản lý hóa đơn điện tử, giúp khách hàng lập, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Fast e-Invoice sẵn sàng kết nối với các phần mềm tác nghiệp của FAST. Người sử dụng nhập thông tin hóa đơn trên phần mềm tác nghiệp của FAST và chữ ký số rồi chuyển lên phần mềm hóa đơn điện tử để phát hành... hoặc nhập hóa đơn trực tiếp trên phần mềm hóa đơn điện tử.

Hiện nay Fast e-Invoice đang có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần bảo vệ môi trường​


Việc sử dụng hóa đơn giấy ngoài việc không đem lại hiệu quả kinh tế cao còn làm mất thời gian viết, tốn kém thêm các chi phí in ấn, chi phí nhân công... Ngoài ra, còn khó khăn trong quá trình tra cứu và dễ thất lạc. Bên cạnh đó, sử dụng hóa đơn giấy phiền phức ở giai đoạn làm thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn. Doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian trong giai đoạn đầu này, khoảng tầm 7 ngày chờ đợi thì doanh nghiệp mới được quyết định mẫu hóa đơn.

1. Thực trạng sử dụng hóa đơn giấy

Những rủi ro của hóa đơn giấy mang lại không hề nhỏ khi đã có nhiều doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan thuế vì để mất hóa đơn. Hàng tháng, kế toán phải thống kê số hóa đơn đã sử dụng và hóa đơn bị hỏng do gạch xóa, hóa đơn chưa sử dụng để cơ quan thuế kiểm tra. Đây là khâu tốn nhiều thời gian và gây ám ảnh cho nhiều kế toán tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó số lượng hóa đơn giấy hết thời hạn lưu trữ được thải ra hàng năm gây sức ép không hề nhẹ đối với môi trường. Theo thống kê hàng năm để sản xuất ra hóa đơn giấy đã tiêu thụ 9.6 triệu cây 115 triệu gallon khí gas, và 1 tỷ gallon nước chỉ riêng đối với nước Mỹ. Nó cũng tạo ra hơn 9 triệu tấn rác thải, làm tắc nghẽn hệ thống phân hủy, và thải ra khí CO2 gây hại cho tầng ozon..

Hiện nay nền cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày một tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ dần thay thế những phương pháp thủ công truyền thống đặc biệt là trong vấn đề lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Việc thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ dạng giấy tờ sang dạng dữ liệu kỹ thuật số ngày càng được ưu tiên và đang dần trở thành nhiệm vụ cấp bách giúp doanh nghiệp “chuyển mình” trong thời đại công nghệ số một cách dễ dàng vừa giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả vừa giúp bảo vệ được môi trường.

Có thể thấy rằng việc sử dụng hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu tránh gây ô nhiễm môi trường và thiên nhiên.

hddt-bao-ve-moi-truong-01.jpg


2. Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường

Việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng đã cho thấy được lợi ích đối với doanh nghiệp và môi trường.

Đối với doanh nghiệp:
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí so với hóa đơn giấy
  • Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Thuế
  • Không cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Đơn giản hóa các quy trình liên quan đến hóa đơn
  • ….
Đối với môi trường:
  • Tiết kiệm giấy, hạn chế chất thải ra môi trường
  • Bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ trái đất khỏi các biến động của môi trường.
Để sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả, các doanh nghiệp cần tìm kiếm cho mình một phần mềm hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng. Phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice giúp khách hàng lập, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Fast e-Invoice đã được tích hợp với các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài chính kế toán, phần mềm ERP…

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi, FAST đang có chương trình chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử: Miễn phí đổi hóa đơn giấy nhận hóa đơn điện tử, áp dụng trên toàn quốc đến hết ngày 31-12-2021. Các doanh nghiệp có nhu cầu xin vui lòng chat trực tiếp tại website www.fast.com.vn hoặc Fanpage Phần mềm FAST để nhận ưu đãi.

Thông tin liên hệ:
  • VP tại TP Hà Nội: (024) 7108-8288
  • VP tại TP Hồ Chí Minh: (028) 7108-8788
  • VP tại TP Ðà Nẵng: (0236) 381-0532
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử​


Bộ Tài chính vừa phê duyệt chủ trương đầu tư (Quyết định số 1194/QĐ-BTC) dự án xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế, thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023.

Theo đó, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ban hành tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 494/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xây dựng, phê duyệt (hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) dự toán triển khai tuân thủ đúng các quy định hiện hành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đầu tư và chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình.

phan-mem-hddt-1.jpg


Về nội dung đầu tư, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử đáp ứng Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 23/2021/TT-BTC, bao gồm:
  • Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử dành cho người nộp thuế.
  • Phân hệ xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử hỗ trợ cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế, thông báo hóa đơn điện tử có sai sót, tem điện tử rượu và thuốc lá, các báo cáo và thông báo khác.
Cổng tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử từ tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc doanh nghiệp/tổ chức kết nối trực tiếp với cơ quan thuế
  • Phân hệ quản lý thông tin hỗ trợ kiểm soát đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, kiểm tra thông tin và quản lý rủi ro hóa đơn điện tử.
  • Ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử trên điện thoại thông minh.
  • Phân hệ quản lý tin nhắn cung cấp thông tin, thông báo về HĐĐT thông qua dịch vụ tin nhắn trên điện thoại (SMS) cho NNT.
Tổng cục Thuế sẽ triển khai một số công việc khác liên quan tới phần mềm ứng dụng, bao gồm:
  • Nâng cấp, mở rộng các ứng dụng Ký điện tử tập trung ngành Thuế và Dịch vụ thuế điện tử (eTax) đáp ứng việc triển khai hóa đơn điện tử.
  • Thực hiện cài đặt phần mềm quản lý hóa đơn điện tử, ứng dụng Ký điện tử tập trung ngành Thuế và Dịch vụ thuế điện tử (eTax) tập trung tại Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng của Tổng cục Thuế.
Tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ triển khai phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử, ứng dụng Ký điện tử tập trung ngành Thuế và Dịch vụ thuế điện tử (eTax) cho Tổng cục Thuế, 63 cục thuế, các chi cục thuế trực thuộc.

Dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2021-2023.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Trả lời thắc mắc về chuẩn định dạng lưu hóa đơn điện tử và việc kiểm tra​


Hiện có một số doanh nghiệp thắc mắc về việc kiểm tra (hiển thị) hóa đơn điện tử trên trang tin hotrohienthihddt.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế hoặc dochoadon.hcmtax.gov.vn của Cục thuế Tp HCM thì có thông báo là hóa đơn không đúng về định dạng.

Chúng tôi xin được trả lời về thắc mắc trên như sau.

Về hóa đơn điện tử hiện nay có các thông tư và nghị định sau:
  1. Thông tư 32/2011/TT-BTC (Nghị định 51/2010/NĐ-CP): Áp dụng đến hết ngày 30-6-2022.
  2. Thông tư 68/2019/TT-BTC (Nghị định 119/2018/NĐ-CP): Áp dụng đến hết ngày 30-6-2022.
  3. Nghị định 123/2020/NĐ-CP: Áp dụng bắt buộc từ 1-7-2022.
Hiện nay đa số các doanh nghiệp đang áp dụng theo Thông tư 32. Một số ít doanh nghiệp có thể áp dụng theo TT 68 hoặc NĐ 123.

Liên quan đến định dạng lưu trữ hddt thì có các hướng dẫn như sau:
  1. Ngày 11-5-2020 TCT có ra quyết định 635/QĐ-TCT “Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế”.
  2. Ngày 19-3-2021 Tổng cục Thuế có ra Thông báo số 92/TB-TCT về “Khuyến nghị các thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử áp dụng theo TT 32/2011/TT-BTC”.
  3. Còn trước đó TCT chưa có quy định cụ thể về định dạng lưu hddt và mỗi nhà cung cấp hddt tự lưu theo định dạng của mình và phần mềm của nhà cung cấp đó sẽ cho xem (hiển thị) được hóa đơn của mình trên tệp pdf.
Trong thông báo 92 thì TCT cũng nêu rõ là chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc phải áp dụng.

Ngoài ra Cục thuế Tp HCM cũng có hướng dẫn theo Kế hoạch 19/KH-TC lưu trữ định dạng có một số bổ sung so với Thông báo 19/TB-TCT.

Công ty FAST đã cập nhật phần mềm phát hành hddt Fast e-Invoice đáp ứng các yêu cầu quy định của Cơ quan thuế và nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể các doanh nghiệp có các lựa chọn sau:
  1. Theo khuyến nghị của TCT theo QĐ 635/QĐ-TCT
  2. Theo khuyến nghị của Cục thuế Tp HCM theo Kế hoạch 19/KH-CT
  3. Theo khuyến nghị của TCT theo Thông báo 92/TB-TCT.
dinh-dang-hddt.png

hoặc vẫn giữ nguyên theo định dạng cũ trong Fast e-Invoice nếu như sử dụng trước ngày ra đời của các khuyến nghị nêu trên.

Như vậy việc kiểm tra (hiển thị) thông tin hóa đơn trên trang của TCT gặp thông báo không đúng định dạng nếu như phần mềm hddt mà doanh nghiệp đang sử dụng không theo Thông báo 92/TB-TCT, hoặc trang của Cục thuế Tp HCM thông báo sai nếu như không theo Kế hoạch 19/KH-CT.

Khách hàng của FAST có thể đề nghị FAST cho chuyển đổi việc lưu trữ hddt theo định dạng mới phù hợp với mình. Khi này khách hàng hãy liên hệ bộ phận hỗ trợ của FAST.

Mong rằng nội dung trên trả lời được thắc mắc của khách hàng.

Nếu cần hỗ trợ thêm khách hàng hãy đừng ngần ngại liên hệ với các bộ phận chăm sóc khách hàng của FAST.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Một số nội dung mới về hóa đơn điện tử của Thông tư số 78/2021/TT-BTC​


Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17-9-2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2022) có một số nội dung mới như sau:

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng hóa đơn, chứng từ: Thực hiện theo chương X Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

2. Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử (Điều 3)

Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ.

Hóa đơn điện tử ủy nhiệm phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm và phải đúng thực tế phát sinh.

Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa hai bên và phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định.

Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử do đó bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trách nhiệm của bên ủy nhiệm và bên lập ủy nhiệm:
  • Khi thực hiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử: các bên phải niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua được biết;
  • Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hoá đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì hai bên hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn;
  • Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
XEM TIẾP <TẠI ĐÂY>
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA