Startup Valuation - Cách định giá và mặt trái của nó

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Định giá Startup: Ước tính giá trị và đánh giá hiệu quả hoạt động của một startup, là một phần quan trọng của quá trình gây quỹ vì nó giúp founder xác định số tiền nên cung cấp cho nhà đầu tư.​

STARTUP VALUATION: CÁCH ĐỊNH GIÁ VÀ MẶT TRÁI CỦA NÓ!

Đây cũng là thước đo để các nhà đầu tư ước tính lợi nhuận đạt được trong tương lai. Nên không thể đưa ra ngẫu nhiên con số và tuyên bố rằng đó là định giá của công ty bạn. Cần có toán học và toàn bộ dữ liệu để đưa ra mức định giá hợp lý và có thể chấp nhận được.

Nhưng định giá KHÔNG phải là con số chính xác, vì không thể biết được giá trị thực sự của một công ty, và rất nhiều startup vẫn chưa tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Do đó, việc định giá hầu hết là những phỏng đoán được thỏa thuận giữa founder và investor. Điều duy nhất mà nó cho thấy là thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho một startup và founder sẵn sàng chấp nhận con số đó như thế nào.
phan-tich-ve-gia-trong-ke-toan


Và vì việc định giá thường được xác định khi các giao dịch như đầu tư hoặc mua lại diễn ra, phần lớn giá trị cũng phụ thuộc vào cách founder và investor thương lượng. Và founder nên thận trọng khi một giao dịch có vẻ bị định giá quá thấp hay quá cao.
Việc bị định giá quá cao sẽ khiến vòng gây quỹ tiếp theo khó khăn hơn. Vì vậy, phòng khi không ai nói với bạn điều này, chỉ cần nhớ: Nếu công ty khởi nghiệp của bạn được định giá quá cao đến mức khó tin, bạn có thể cân nhắc yêu cầu ít hơn. "Có nghĩa là thương lượng xuống?" “Yeah” “Có thể làm điều đó ư?” "Ừ".
Còn bị định giá thấp sẽ diluted trong các vòng trước, nhưng nhìn chung, đây là một vấn đề nhỏ nếu công ty hoạt động tốt. Ở giai đoạn tiếp theo, bạn có thể tăng ở mức định giá tốt hơn và ít bị pha loãng sau này.
Định giá là một trong nhiều chỉ số cho sự thành công, không phải là yếu tố duy nhất. Bị cuốn vào định giá doanh nghiệp sẽ khiến founder phân tâm khỏi việc điều hành một doanh nghiệp tốt. Doanh nhân cần tập trung vào việc tạo ra giá trị. Tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp sẽ không thiếu các nhà đầu tư. Trên hết, không nên coi các giao dịch đầu tư chỉ là một cơ hội để kiếm thêm vốn. Investor cũng có thể đóng vai trò là người cố vấn và tư vấn cho founder. Có nhiều trường hợp khi founder và investor rơi vào bế tắc khi thảo luận về việc định giá và quên rằng mối quan hệ hợp tác tiềm năng giữa họ sẽ mang lại lợi nhuận hơn cho các bên liên quan.

Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là chúng ta đang ở trong một thời gian dài và sẽ có lúc bạn mắc sai lầm và công ty đang trải qua một thời kỳ khó khăn. Tại thời điểm đó, bạn sẽ muốn xây dựng đủ cơ sở tin cậy với các cổ đông để họ sẵn sàng đập bàn cho bạn trước ủy ban IC của họ hoặc trước quỹ của họ vì niềm tin vào bạn.
Vì vậy, bất kể đó là VC hay founder của startup, hãy có một cái nhìn thực sự dài hạn về việc đàm phán các điều khoản và định giá thay vì thúc đẩy từng đồng, vì số tiền hoặc những điều khoản ngoài lề đó, thành thật mà nói, sẽ không có tác dụng gì trong dài hạn. Nhưng mối quan hệ mà bạn xây dựng với các cổ đông sẽ giúp ích và tác động nhiều hơn.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ STARTUP:
1. Phương pháp Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF):
phương pháp này tính toán định giá của startup dựa trên giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến trong tương lai.
Phương pháp này thường tập trung vào các con số của công ty, mà không tính đến các yếu tố thị trường như mức độ nhiệt tình của các nhà đầu tư, nghĩa là sử dụng phương pháp này có thể bỏ qua các cân nhắc thị trường quan trọng.
Mô hình này yêu cầu con số chính xác về các dự báo doanh thu và chi phí (khuyến khích cho startup ở series D hoặc hơn, các startup ở early stage sẽ khó mà dự đoán được con số chính xác).

2. Phương pháp tương đối: so sánh chỉ số kinh doanh/tài chính chính của hoạt động kinh doanh với các công ty khác trong ngành. Phương pháp này giúp so sánh và checkpoint cho founder và investor, vì nó sử dụng các công ty khác trong ngành làm chuẩn.
Tuy nhiên nó dễ bị thị trường thổi phồng, nghĩa là con số có thể được định giá quá cao hoặc thấp, tùy thuộc vào cảm tình của investor đối với ngành được đề cập.

3. Phương pháp Bội số Định giá: phương pháp này được yêu thích nhất vì nó có thể áp dụng cho hầu hết mọi startup, bất kỳ giai đoạn hoặc ngành nào. Điều đầu tiên cần làm là xác định bội số.
Một số cách phổ biến (Tử số là giá trị vốn có của công ty, và mẫu số là chỉ số kinh doanh/tài chính chính):
- Giá trị doanh nghiệp/Doanh thu
- Giá trị doanh nghiệp/EBITA
- Giá/Thu nhập
danh-gia-doanh-nghiep

Sau khi đã xác định bội số, tiếp theo là cần tìm các điểm so sánh. Để làm điều này, hãy lập danh sách các công ty có thể so sánh được (comparable companies - “comps”). Phải là các công ty trong cùng ngành, lý tưởng nhất là ở cùng quy mô và mức độ trưởng thành với doanh nghiệp của bạn. Hãy so sánh với các công ty đại chúng, vì họ sẽ công khai dữ liệu. Nếu muốn so sánh với các startup khác, phải kiểm tra các vòng gọi vốn mới nhất để có được con số phù hợp.
Nếu bạn đang định giá dựa trên doanh thu 12 tháng tới của một startup, bạn cũng cần phải so sánh nó với doanh thu 12 tháng tiếp theo của mình. Dựa trên đó, bạn có thể tính toán bội số của từng comps. Điều đó dẫn đến bước cuối cùng - áp dụng bội số. Dựa trên bội số của công ty, bạn có thể áp dụng giá trị trung bình cho các con số để tính toán giá trị. Tuy nhiên, bởi vì định giá không phải là một môn khoa học chính xác, hãy nhớ stress test các con số. Cũng có thể xem tỷ lệ phần trăm thứ 25 và 75 như các chỉ dẫn để cung cấp cho bạn một phạm vi cho số định giá của bạn.

Phòng khi bạn hơi bối rối, hãy đến với ví dụ về Fancy Fintech Ltd. Công ty khởi nghiệp này sắp gọi vòng series A, với doanh thu 10 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái và dự báo tăng trưởng trong năm nay.

Founder của Fancy Fintech quyết định sử dụng Giá trị doanh nghiệp/ Doanh thu làm bội số chính vì nó đơn giản và dễ so sánh. Sau đó tìm các doanh nghiệp fintech cạnh tranh và đưa ra danh sách từ 3 đến 6 công ty tương đối về quy mô, sản phẩm, mô hình kinh doanh và địa lý. Sau đó tính toán từng tỷ lệ Giá trị doanh nghiệp Doanh thu của công ty. Cuối cùng là áp dụng bội số.
Đối với Fancy Fintech, hệ số Giá trị doanh nghiệp/ Doanh thu trung bình của họ là 8x. Vì vậy, lấy doanh thu là 10 triệu đô la Mỹ nhân lên 8 để có được số tiền khá khả thi là 80 triệu đô la Mỹ.

Nói chung, bạn sử dụng phương pháp định giá nào phần lớn phụ thuộc vào lý do ban đầu. Ngoài phương pháp trên, bạn có thể chọn các cách tính toán định giá khác ít phổ biến hơn, mỗi cách đều có các ứng dụng trường hợp sử dụng khác nhau như:

Nếu bạn là một investor và đang muốn mua lại công ty, bạn cũng có thể xem xét tính giá thành trùng lặp. Giả sử, với tư cách là một công ty khi mua startup, tôi phải mất bao nhiêu tiền để tạo lại startup này.
Ví dụ điển hình là khi Google mua lại YouTube vào năm 2006. Vào thời điểm đó, Google có một sản phẩm video cạnh tranh là Google Video, nhưng khi đánh giá về sản phẩm này, gã khổng lồ công nghệ xác định rằng để bắt kịp YouTube sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc mua lại nó.

Ngoài ra, cách xác định giá trị cũng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của công ty, chủ yếu là do các nhà đầu tư nhìn vào các khía cạnh khác nhau của một doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự trưởng thành của nó:
Trong vòng seed, các nhà đầu tư sẽ xem xét liệu ý tưởng này có phải là một ý tưởng đầy hứa hẹn và tiềm năng kinh doanh hay không? Vì vậy, nó phụ thuộc rất nhiều vào khát vọng của founders, vì không có nhiều thành tích hoặc lực kéo để đánh giá.
Ở series A, có rất nhiều yếu tố về việc liệu bạn đã nói nguyện vọng của mình là gì? Và công việc kinh doanh ra sao? Liệu bạn có thể thực hiện theo những gì đã nói hay không?
Ở series B, họ sẽ xác định xem bạn có phải là người dẫn đầu thị trường hay không? Vì nếu ngành và doanh nghiệp này là một điều gì đó đúng, sẽ có nhiều hơn một người chơi, và câu hỏi là bạn có phải là người chơi hàng đầu không? Vì người dẫn đầu thị trường có cơ hội sống sót cao hơn và khả năng thành công cũng cao hơn.
Ở series C, tập trung nhiều vào khả năng sinh lời với tư cách là một công ty.

Sau cùng, những công thức trên vẫn chỉ là những công thức. Bơi vì sự định giá thường được xác định khi những thương vụ đầu tư hay mua lại diễn ra, khả năng đàm phán của founders trong suốt những quá trình trên cũng rất quan trọng. Chính vì lí do này là nhiều người cho rằng định giá startup là vừa một nghệ thuật vừa là khoa học.

Nguồn: TechinAsia​
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA