T
trongan1012
Sơ cấp
- 19/8/21
- 7
- 1
- 3
- 24
Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng
Thuế là công cụ góp phần gia tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước có thể tiếp tục duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển cho xã hội. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mọi người về các loại thuế doanh nghiệp phải đóng.Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế mà các doanh nghiệp phải đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải thực hiện việc đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh đầu tiên.Việc tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo các Mức sau đây:
Bậc 1: Trên 10 tỷ đồng - 3.000.000 đồng
Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng - 2.000.000 đồng
Bậc 3: từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng - 1.500.000 đồng
Bậc 4: dưới 2 tỷ đồng -1.000.000 đồng
Bạn có thể xem thêm các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa theo quy định tại điều 11 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoặc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp.
(i) Từ 20 tỷ trở xuống: 20%
(ii) Trên 20 tỷ: 22%
Đối với các doanh nghiệp mới đưa vào thành lập sẽ tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là 22% cho đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12) nếu doanh thu bình quân các tháng trong năm không vượt quá mức 1,67 tỷ đồng thì mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đóng là 20%.
Thuế giá trị gia tăng
Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế Giá trị gia tăng, mà Doanh nghiệp sẽ có cách tính thuế Giá trị gia tăng khác nhau.(i) Đối với Doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT được quy định như sau:
Mức thuế 10%
Mức thuế 5%
Mức thuế 0%
(ii) Đối với Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế Giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu thì sẽ được tính thuế theo danh mục ngành nghề tính thuế Giá trị gia tăng theo tỷ lệ % căn cứ dựa trên doanh thu.
(Chi tiết xem tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).
Tìm hiểu thêm: đăng ký nộp thuế điện tử
Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập.Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân dựa theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo tháng và số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng là từ 50 triệu đồng trở lên): hạn muộn nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.
Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo tháng và số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Thời hạn chậm nhất là vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.
Đối với các cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động chỉ dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết số 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
Đối với các cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
Dựa theo đặc điểm của từng doanh nghiệp sẽ có các loại thuế khác như
Thuế tài nguyênThuế tài nguyên là loại thuế doanh nghiệp thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên được quy định trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng của xã hội, đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này được đề ra nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này bắt buộc phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế sử dụng đất.
Doanh nghiệp có tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
Phí, lệ phí khác
Bài viết liên quan: giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp