Trường hợp nào được áp dụng chế tài phạt vi phạm

T

trongan1012

Sơ cấp
19/8/21
7
1
3
24

Trường hợp nào được áp dụng chế tài phạt vi phạm


Hiện nay, chế tài phạt vi phạm là một trong những chế tài được các bên sử dụng khá phổ biến trong hợp đồng thương mại. Vậy trường hợp nào được áp dụng chế tài phạt vi phạm?

Chế tài phạt vi phạm là gì?​

Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, trong đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở quy định pháp luật.

Chế tài phạt vi phạm là một trong những chế tài thương mại được áp dụng khá phổ biến trong hợp đồng thương mại hiện nay. Nó không chỉ là quy định nhằm ràng buộc các bên về nghĩa vụ mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc giúp hợp đồng được thực hiện như nguyện vọng của các bên khi ký kết.

Xem thêm tại: pháp luật xã hội

Điều kiện áp dụng​

ph%E1%BA%A1t-vi-ph%E1%BA%A1m-h%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%93ng.jpg

Chế tài phạt vi phạm không được áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải tuân theo những điều kiện nhất định. Việc căn cứ vào những điều kiện sau đây sẽ là căn cứ cho việc áp dụng phạt vi phạm đối với bên vi phạm hợp đồng và buộc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình. Cụ thể, các điều kiện áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, hợp đồng có hiệu lực

Đây là điều kiện có tính quyết định của vấn đề phạt vi phạm hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể giao kết hợp đồng trong đó có quy định phạt vi phạm. Vì vậy, chế định phạt vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, trong đó có phạt vi phạm. Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng.

Việc xác định được hành vi vi phạm hợp đồng là cần thiết để áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và chế tài phạt vi phạm nói riêng. Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không có căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Thực tiễn cho thấy đa phần các vụ việc giải quyết tranh chấp phạt vi phạm hợp đồng hiện nay đều xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của một bên hoặc của hai bên chủ thể trong việc thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, có thỏa thuận phạt vi phạm

Khác với các loại chế tài khác trong thương mại, chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ có thể được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Một câu hỏi được đặt ra là thỏa thuận phạt vi phạm này có phải được quy định thành điều khoản cụ thể trong hợp đồng hay không?

Theo quy định tại Luật thương mại năm 2005 thì: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”, đồng thời tại phần nội dung hợp đồng Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã đưa trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vào phần nội dung của hợp đồng.

Từ đó, ta có thể thấy phạt vi phạm là một nội dung của hợp đồng nên các thỏa thuận phải được ghi cụ thể trong hợp đồng để làm cơ sở giải quyết cho các vấn đề sau này. Phạt vi phạm không còn là vấn đề do pháp luật quy định mà do các bên thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng. Tức là phạt vi phạm không bắt buộc đối với tất cả hợp đồng nếu các chủ thể có thỏa thuận phạt vi phạm thì Tòa án giải quyết và ngược lại nếu không thỏa thuận thì Tòa án không giải quyết vấn đề này.

Lưu ý 1: Mức phạt vi phạm không quá mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng không được vượt quá mức tối đa trên.

Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu phạt vi phạm nếu có kết quả sai do lỗi vô ý thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định. Trường hợp cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

Lưu ý 2: Nếu trong hợp đồng chính không thể hiện thỏa thuận phạt vi phạm thì phụ lục hợp đồng có được thỏa thuận vấn đề này không? Nếu được thì vấn đề này có được công nhận không? Tòa án có giải quyết không? Vấn đề pháp lý này luật còn “bỏ ngỏ”.

Tìm hiểu thêm: hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc

Các trường hợp không áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại​

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng;
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng không lường trước được;
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm hợp đồng sẽ có nghĩa vụ chứng minh trong các trường hợp trên.

Có thể bạn quan tâm: điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA