Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận lương gross

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Webketoan Hub

Webketoan Hub

Dịch vụ & Đào tạo kế toán
13/2/21
963
125
43
webketoan.com.vn
Nếu nắm rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận lương gross không những tính được số thuế phải nộp mà còn biết được cách tính thuế mà công ty, đơn vị đang áp dụng.

1. Lương gross là gì?
Mặc dù không có văn bản pháp luật nào quy định hay giải thích lương gross là gì, nhưng căn cứ vào nghĩa của từ gross là tổng số thì có thể hiểu đơn giản như sau:
Lương gross (gross salary) là tổng thu nhập mỗi tháng của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng,…trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Nghĩa là tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người lao động chưa trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định và thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
Trên thực tế, rất ít người lao động nhận lương gross, thay vào đó chủ yếu người lao động nhận lương net (lương thực nhận, sau khi đã trừ bảo hiểm bắt buộc với mức 10,5% và thuế thu nhập cá nhân nếu có).

2. Nhận lương gross tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?

2.1. Tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

  • Công thức tính thuế
Căn cứ Điều 7 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

Để tính được số thuế phải nộp cần xác định được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

* Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (2)

Trong đó:

** Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn (3)

** Các khoản giảm trừ

Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, người nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được trừ các khoản sau:

- Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

- Giảm trừ với các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc là 10,5%, cụ thể: Bảo hiểm xã hội (8%), bảo hiểm y tế (1,5%), bảo hiểm thất nghiệp (1%).

- Các khoản giảm trừ khác (nếu có) gồm: Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, Quỹ hưu trí tự nguyện.

Lưu ý: Người lao động chỉ phải nộp thuế nếu có thu nhập tính thuế. Nói cách khác, cá nhân không có người phụ thuộc chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc,…

* Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Bậc thuế​
Thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)​
Thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)​
Thuế suất (%)​
1​
Đến 60Đến 05
5​
2​
Trên 60 đến 120Trên 05 đến 10
10​
3​
Trên 120 đến 216Trên 10 đến 18
15​
4​
Trên 216 đến 384Trên 18 đến 32
20​
5​
Trên 384 đến 624Trên 32 đến 52
25​
6​
Trên 624 đến 960Trên 52 đến 80
30​
7​
Trên 960Trên 80
35​
  • Phương pháp tính thuế
Trên đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân nhưng để tính được số thuế phải nộp cần biết phương pháp tính thuế như sau:

Phương pháp 1: Phương pháp tính không rút gọn

Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1)

Phương pháp 2: Phương pháp tính rút gọn

Sau khi xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng cách tính rút gọn theo bảng dưới đây:

Bậc thuế​
Thu nhập tính thuế /tháng​
Thuế suất​
Tính số thuế phải nộp​
Cách 1​
Cách 2​
1​
Đến 05 triệu đồng (trđ)
5%​
0 trđ + 5% thu nhập tính thuế (TNTT)5% TNTT
2​
Trên 05 trđ đến 10 trđ
10%​
0,25 trđ + 10% TNTT trên 05 trđ10% TNTT - 0,25 trđ
3​
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%​
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT - 0,75 trđ
4​
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%​
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT - 1,65 trđ
5​
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%​
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT - 3,25 trđ
6​
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%​
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT - 5,85 trđ
7​
Trên 80 trđ
35%​
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT - 9,85 trđ
Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết 02.

2.2. Tính thuế đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x 20%

Nguồn: LuatVietnam.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA