Quy định xử phạt cho các hành vi vi phạm chứng từ kế toán năm 2021

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Căn cứ theo quy định mới nhất tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp, tổ chức có hành vi vi phạm chứng từ kế toán trong năm 2021 có thể bị chịu mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng.

1. Hành vi vi phạm chứng từ kế toán và mức phạt năm 2021

Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2018 nêu rõ:

Mức phạt tiền từ 3 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các hành vi quy định về chứng từ kế toán như sau: Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo yêu cầu; Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa; Dùng bút mực màu đỏ, mực phai màu để ký chứng từ kế toán; Dùng dấu chữ ký khắc sẵn đóng ký vào chứng từ kế toán; Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

Mức phạt từ 5 – 10 triệu nếu doanh nghiệp, tổ chức vi phạm một trong số các hành vi sau: Không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; Chứng từ chưa ghi đủ nội dung thuộc trách nhiệm người ký đã ký; Người ký chứng từ không đúng thẩm quyền; Chữ ký của cùng một người không đồng nhất mẫu hoặc không giống với mẫu chữ ký đã đăng ký; Không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ kế toán; Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định; Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Mức phạt từ 20 – 30 triệu đồng nếu các doanh nghiệp, tổ chức vi phạm chứng từ kế toán với các hành vi sau: Cố tình hoặc thỏa thuận hoặc ép buộc người khác thực hiện các hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nội dung trên chứng từ kế toán của nghiệp vụ phát sinh không đồng nhất trên tất cả các liên chứng từ; Cố tình không lập hoặc lập nhiều chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Ngoài việc phải thực hiện nộp phạt theo đúng quy định, cá nhân, tổ chức cần thực hiện những biện pháp khắc phục phù hợp khác theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

2. Vi phạm quy định phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới

Đối với các phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới có thể sẽ bị phạt tiền từ 10 – 40 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải chịu mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu vi phạm các hành vi sau: Thực hiện các hành vi liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới không theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam; Không thiết lập các hợp đồng theo quy định của pháp luật đi khi thực hiện việc giao kết cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam;

Doanh nghiệp phải chịu mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới theo quy định. Đối với doanh nghiệp nước ngoài nếu vi phạm quy định này sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới. Thời hạn tước từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Vi phạm về việc lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán

Tại điều 15, NĐ 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt liên quan đến các hành vi lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán như sau:

Phạt cảnh cáo với các hành vi: Thực hiện việc lưu trữ tài liệu kế toán chậm hơn so với quy định từ 12 tháng trở lên; Sắp xếp tài liệu kế toán trong khi lưu trữ không theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ và theo kỳ kế toán.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tài liệu lưu trữ không đầy đủ theo quy định; Cơ sở bảo quản tài liệu kế toán công ty không đảm bảo an toàn; Trong thời hạn lưu trữ, việc sử dụng tài liệu không đúng quy định; Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Chưa hết thời hạn lưu trữ đã thực hiện hủy bỏ tài liệu kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Quy trình tiêu hủy, phương pháp tiêu hủy chưa thực hiện đúng theo quy định như: Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không lập biên bản tiêu hủy…

3. Vi phạm về việc nộp và công khai báo cáo tài chính.

Căn cứ theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, chính phủ quy định về các hành vi vi phạm trong việc nộp và công khai báo cáo tài chính của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cụ thể như sau:

Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện việc nộp hoặc công khai BCTC chậm so với quy định trong thời hạn dưới 03 tháng.

Bị phạt tiền từ 10 triệu đến đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: BCTC được công bố không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp hoặc công khai BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp hoặc công khai BCTC chậm so với thời hạn quy định từ 03 tháng trở lên;

Bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nội dung công khai trong BCTC là sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Cố tình không thực hiện nộp hoặc công khai BCTC theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA