Tăng lương cho người lao động cần những quy trình như thế nào?

  • Thread starter trongan1012
  • Ngày gửi
T

trongan1012

Sơ cấp
19/8/21
7
1
3
24

Tăng lương cho người lao động cần những quy trình như thế nào?​

Hiện nay, mức tiền lương là biểu hiện cho mức năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức tăng trưởng kinh tế đối với doanh nghiệp. Vì thế, đối với quy định về nâng lương là thật sự cần thiết. Vậy, khi tiền lương được trả đúng với công sức bỏ ra của người lao động sẽ tác động hầu hết phần lớn ý thức làm việc, lao động và phấn đấu của người lao động. Vậy pháp luật đã có những quy định nâng lương cho người lao động như thế nào? Đồng thời các đối tượng nâng lương, điều kiện nâng lương trong bảng lương là những ai?... Dưới đây chúng tôi có giải đáp một số những thắc mắc đặt ra bên trên, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm: bảng lương theo vị trí việc làm cập nhật mới nhất

Đối với nâng lương của người lao động theo hợp đồng trong các đơn bị nhà nước​

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 08/2013/TT-BNV đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, viên chức, công chức, người lao động tuy nhiên lại có điều chỉnh với đối tượng là người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước. Cụ thể ở các điểm dưới đây:

a) Cán bộ, viên chức, công chức được xếp lương theo bảng lương như của các chuyên gia cao cấp, hay các bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ làm việc cho các cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương đến xã, phường, thị trấn và đồng thời trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;Các cán bộ trong cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính.
c40.jpg
- Viên chức, công chức tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, kể cả các chức danh nghiệp vụ, chuyên môn ngành Tòa án, ngành Kiểm sát.

- Theo Điểm b Khoản 1 Điều 5 và quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 thì Cán bộ cấp xã và công chức cấp xã về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hay còn gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

b) Những người được xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định trước đó sẽ được cấp thẩm quyền quyết định làm việc trong các dự án, các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam nhưng họ sẽ vẫn thuộc danh sách trả lương của đơn vị, cơ quan.

c) Những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng hay lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tuân theo quy định hiện hành của pháp luật.

d) Những người lao động được xếp lương theo bảng lương, mức lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg.

Xem thêm: bảng lương giáo viên mầm non

Về việc nâng mức lương thường xuyên​

Người lao động đã và đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và được xếp lương do Nhà nước đã quy định trong cơ quan thì vẫn sẽ được nâng lương thường xuyên khi đáp ứng đủ điều kiện đặt ra. Trong Điều 2 thông tư 08/2013/TT-BNV quy định rõ cụ thể từng điều kiện.

Pháp luật quy định về đối tượng được áp dụng để tăng lương​

Về đối tượng để được áp dụng tăng mức lương được quy định cụ thể tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP. Theo đó đã quy định đối tượng áp dụng như sau:

1. Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được nên rõ tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì sẽ là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

b) Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; quy định tại Luật Viên chức năm 2010 quy định viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

c) Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

đ) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp…

Xem thêm: Bảng lương công nhân theo pháp luật hiện hành
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA