Hóa đơn dịch vụ ngân hàng được xuất gộp trong trường hợp nào?

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Webketoan Hub

Webketoan Hub

Dịch vụ & Đào tạo kế toán
13/2/21
964
126
43
webketoan.com.vn
Câu hỏi:

Theo khoản l Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hướng dẫn:
"l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu"
Chúng tôi là ngân hàng, theo hướng dẫn này thì được hiểu là chỉ xuất hóa đơn gộp cuối ngày/cuối tháng cho khách hàng cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) hay nếu khách hàng là tổ chức không có nhu cầu lấy hóa đơn thì chúng tôi xuất gộp cuối ngày/cuối tháng luôn được không?

Cục Thuế TP. HCM trả lời:

Căn cứ điểm l khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

“l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.”

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính quy định áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác:

“3. Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;

Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng Ngân hàng thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của Ngân hàng.

Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì Ngân hàng cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại điểm l khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tổ chức thì thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.


Nguồn: Hệ Thống đối thoại Doanh Nghiệp
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA