Phụ Cấp Ăn Ca

  • Thread starter chudinhxinh
  • Ngày gửi
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh

+ Phụ Cấp Ăn Ca​

- Căn cứ: Điều 22, Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBHXH mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động được quy định là không quá 730.000 đồng người/ người/ tháng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2016 nhưng các chế độ được áp dụng từ 01/01/2016.

+ Khoản ăn ca bằng hóa đơn không giới hạn số tiền, tính vào chi phí của doanh nghiệp

+ Không có văn bản luật nào chế tài về việc vừa cấp tiền mặt tiền cơm vừa cấp phát xuất ăn công nghiệp…mà căn cứ tính hợp lý phù hợp với thực tế có chi hay không chi tiền

+ Ghi cụ thể trên hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính quy định phụ cấp 1 ngày phụ cấp cụ thể là bao nhiêu: ví dụ phụ cấp cơm: 25.000đ/ ngày

+ Tối đa không quá 730.000 đ/ tháng phần vượt sẽ bị tính thuế TNCN

+ Khi quyết toán thuế TNCN thì trừ phần này ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN


-> Về thuế TNCN: Căn cứ: điểm G5, khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về những khoản phụ cấp theo lương của người lao động, thì:

– Khoản chi Tiền ăn giữa ca của người lao động nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn thì không bị tính thuế TNCN (không bị khống chế) nhưng phải đầy đủ hồ sơ chứng từ theo quy định;

– Nếu khoản chi tiền ăn giữa ca (tính vào tiền lương) thì phần chi vượt mức > 730.000 đồng người/ người/ tháng bị tính thuế TNCN.


-> Về thuế TNDN: – Căn cứ: điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC), tại mục 2.6b quy định các khoản chi có tính chất tiền lương bị loại trừ:

– Với khoản chi giữa ca là bếp ăn tập thể: Tiền ăn giữa ca của người lao động được tính vào chi phí hợp lý (khi xác định chi phí tính thuế TNDN) mà không bị khống chế, nếu khoản chi này có đầy đủ chứng từ (khi tự tổ chức nấu ăn) và được ghi rõ một trong các hồ sơ sau (nếu chi theo tiền lương):

– Hợp đồng lao động
– Thoả ước lao động tập thể
– Quy chế tài chính


-> Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 730.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < =730.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 730.000 hay < =730.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

- Phần vượt vẫn được tính vào chi phí hợp lý TNDN
(Trừ doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 730.000 bị loại khi tính thuế TNDN)

- Quy định rõ trên HĐLĐ, quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể.. 1 suất ăn bao nhiêu / ngày: ví dụ: 25,000 đ/ suất/ ngày công

-> Về Bảo hiểm: Là khoản phụ cấp theo lương không tính đóng BHXH bắt buộc ( Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

-> Nguồn: Chu Đình Xinh.
 
  • Like
Reactions: Sơn.MEB
Khóa học Quản trị dòng tiền

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA