Chi phí sản xuất là gì? Mối quan hệ với giá thành sản phẩm

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS Việt Nam
9/9/22
20
3
3
28
Hà Nội
sis.vn
Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong doanh nghiệp, và kế toán viên bạn cũng đều phải quan tâm đến loại chi phí này. Vậy chi phí có vai trò gì? và mối quan hệ với giá thành sản phẩm. Hãy cùng lấp đầy kiến thức của mình qua bài chia sẻ dưới đây nhé.

1. Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ: trong ngành dịch vụ thì chi phí sản xuất là chi phí cơ sở vật chất để cung cấp dịch vụ, chi phí lao động trả cho nhân viên được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ.

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm. Xác định chi phí sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm chính xác, giúp doanh nghiệp dễ tạo ra lợi nhuận hơn.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tối ưu chi phí chính là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp.

2. Phân loại chi phí sản xuất

Có nhiều loại chi phí sản xuất khác nhau mà doanh nghiệp có thể phải chịu trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Dưới đây là các cách phân loại chi phí sản xuất:

a. Theo nội dung tính chất của chi phí

Cách phân loại này dựa vào nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, lĩnh vực gì hay hoạt động mục đích gì trong sản xuất kinh doanh

– Chi phí nhân công

– Chi phí nguyên vật liệu

– Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Chi phí dịch vụ mua ngoài

– Chi phí khác bằng tiền

b. Theo mục đích và công dụng của chi phí

Cách phân loại này sẽ căn cứ vào công dụng mục đích của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm 6 chi phí sau:
  • Chi phí vật liệu
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí nhân viên phân xưởng
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí bằng tiền khác
  • Chi phí dụng cụ sản xuất
Cách phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất theo định mức. Từ đó hỗ trợ tối đa cho công tác tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch sản phẩm.

c. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

Cách phân theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, có 2 loại chi phí được phân loại là:
  • Chi phí cố định (Định phí)
  • Chi phí biến đổi (Biến phí)
Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi tổng số so với lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định. Điều này có nghĩa là chi phí không thay đổi ngay cả khi không có sản xuất hoặc khi doanh nghiệp đã đạt đến năng lực sản xuất tối đa.

Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về tỷ lệ, tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.

Nghĩa là, chúng tăng khi khối lượng sản xuất tăng và giảm khi khối lượng sản xuất giảm. Nếu khối lượng sản xuất bằng không, thì không có chi phí biến đổi nào phát sinh. Ví dụ về chi phí biến đổi như hoa hồng bán hàng, chi phí tiện ích, nguyên liệu thô và chi phí lao động trực tiếp.

Việc phân loại như thế này giúp thuận lợi trong việc xác định điểm hòa vốn, theo dõi chi phí, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời việc phân loại theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ là căn cứ đưa ra biện pháp thích hợp hạ thấp CPSX kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định đầu tư theo phương án nào là phù hợp.

d. Theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí

Cách phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí, cụ thể:

Chi phí gián tiếp là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó

Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó.

3. Quan hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất

Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi/lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí chính là cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là thước đo chính xác của chi phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được 1 sản phẩm tốt nhất.

Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất sản phẩm + Chi phí dịch vụ + Chi phí quản lý

Nguồn:
sis.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA