Tìm hiểu và định hướng về công việc Kế toán xây dựng

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
1. Kế toán xây dựng là gì? Đặc điểm cơ bản của kế toán xây dựng.

Kế toán xây dựng là công việc kế toán liên quan đến đơn vị trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây dựng. Kế toán xây dựng bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:

- Kế toán xây dựng được thực hiện dựa vào giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng. Các số liệu chi phí trên dự toán là cơ sở dùng để bóc tách hạch toán giúp người xem hiểu rõ về bản chất của những chi phí được kê khai.

- Kế toán xây dựng sẽ phải thực hiện tổng hợp và hạch toán hoàn thiện cho từng công trình. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa kế toán thương mại và kế toán xây dựng.

- Kế toán xây dựng cần tổng hợp chi tiết và xem xét kỹ lưỡng tính cân đối giữa các hạng mục chi phí cấu thành nên giá thầu và số lượng hóa đơn tương ứng dùng cho việc hạch toán.

- Hạng mục giá thành trong kế toán xây dựng sẽ được cập nhật thay đổi theo từng công trình bởi nó phụ thuộc vào vị trí thi công của mỗi công trình. Mỗi tỉnh thành phố sẽ có thể thay đổi các nhà cung cấp khác nhau để thuận lợi nhất cho việc di chuyển, như vậy thì giá thành mua hàng cũng sẽ phải khác nhau.

- Mỗi công trình xây dựng có thể kéo dài trong nhiều kỳ kế toán. Bởi vậy bên cạnh các công việc kế toán định kỳ thì kế toán xây dựng còn phải theo dõi chặt chẽ phần chi phí sản xuất kinh doanh dang dở để không bỏ sót chi phí nào trong báo cáo tài chính.

2. Các công việc của kế toán xây dựng cơ bản

Dựa trên đặc thù riêng của công việc, kế toán xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính như sau:
  • Đọc và phân tích bóc tách dự toán.
Những nội dung chính kế toán xây dựng cần xác định gồm có: Tổng giá trị công trình là bao nhiêu; Thời hạn thi công; Thời hạn bảo hành; Tiến độ và Phương thức thanh toán.

Các tiêu chí để thực hiện việc bóc tách chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí quản lý chung.
  • Hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu vào từng công trình:
Bám sát theo số liệu dự toán, kế toán phải kịp thời đưa nguyên vật liệu vào công trình cho khớp để đảm bảo tiến độ thi công.
  • Chấm công và tổng hợp bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.
  • Theo dõi và tổng hợp các loại chi phí chung phục vụ cho việc vận hành công trình.
  • Theo dõi và tổng hợp chi phí máy móc thi công.
  • Sau khi nghiệm thu thực hiện tính toán và phân bổ giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.
  • Lập các báo cáo định kỳ theo quy định và yêu cầu từ người quản lý như: Báo cáo tình hình nguyên vật liệu; Báo cáo tài chính cuối năm;…
  • Thực hiện việc sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ để đảm bảo tính khoa học, thuận tiện và an toàn.
  • Đối chiếu chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Đối chiếu giữa số liệu thực tế phát sinh và số lượng dự toán.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có vấn đề cần thiết hoặc phát sinh.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA