Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu mới nhất

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

1. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT200/2014

Theo thông tư 200 được ban hành vào ngày 22/12/2014 quy định rằng: các khoản giảm trừ doanh thu được gộp chung vào TK 521 và sau đó chi tiết thành các TK cấp 2.

a, TK 521 được dùng để phản ánh các TK được điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ phát sinh trong kỳ. Cụ thể bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Trong đó, các TK này không dùng để phản ánh các khoản thuế được giảm trừ doanh thu. Chi tiết như các khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp

b, Điều chỉnh giảm trừ doanh thu được thực hiện như sau:
  • Toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
  • Trong trường hợp các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại thì các doanh nghiệp đó sẽ được giảm trừ doanh thu theo 2 nguyên tắc sau:
  • Nguyên tắc 1: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại hoặc bị trả lại nhưng nó được phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính. Kế toán sẽ phải xem đây là một sự kiện cần được điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
  • Nguyên tắc 2: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải chiết khấu thương mại, phải giảm giá hoặc bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì các doanh nghiệp sẽ phải ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
c, Chiết khấu thương mại phải trả là các khoản mà doanh nghiệp bán hàng sẽ giảm giá niêm yết cho người tiêu dùng mua hàng với số lượng lớn. Trong đó, bên bán hàng sẽ tuân thủ thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo các nguyên tắc dưới đây:
  • Trong trường hợp các hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua hàng là khoản giảm trừ vào số tiền cho người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) sẽ không sử dụng các tài khoản này. Và doanh thu bán hàng sẽ phản ánh theo giá đã được trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
  • Kế toán cần theo dõi riêng các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã phải chi trả cho người mua. Nhưng các khoản này chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Với trường hợp này, bên bán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo mức giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Những khoản chiết khấu thương mại này cần phải được theo dõi riêng trên TK này. Một số trường hợp phát sinh như:
  • Người mua được hưởng số chiết khấu thương mại lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn cuối cùng. Trong trường hợp này có thể sẽ phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được số lượng hàng mua được chiết khấu. Cùng với đó là các khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua hàng cuối cùng.
  • Chỉ có các nhà sản xuất (cuối kỳ) mới xác định được số lượng hàng hóa mà nhà phân phối (như siêu thị) đã tiêu thụ. Dựa vào đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả qua doanh số bán hoặc số lượng hàng hóa đã tiêu thụ.

2. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Hiện nay có 4 hạng mục hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu phổ biến trong các doanh nghiệp như sau:

2.1. Cách hạch toán các khoản chiết khấu thương mại

– Nếu doanh nghiệp có tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu dành cho khách hàng
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
  • Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng
2.2. Cách hạch toán các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá cho khách hàng
2.3. Cách hạch toán khoản hàng đã bán mà bị khách hàng trả lại

a, Trường hợp phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại

– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5212: Doanh thu của số hàng hóa bị trả lại ghi nhận giảm
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế ghi nhận giảm)
– Nếu là doanh nghiệp tính GTGT theo phương pháp trực tiếp
  • Nợ TK 5212: Doanh thu số hàng hóa bị trả lại ghi nhận giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế ghi nhận giảm)
b, Trường hợp phản ánh giá trị hàng hóa nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho
  • Nợ TK 156: Giá trị hàng bị trả lại nhập kho
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm
2.4. Cách bút toán kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Trong giai đoạn cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng. Cụ thể ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.
  • Nợ TK 511: Khoản giảm trừ doanh thu giảm
  • Có TK 5211: Chiết khấu thương mại làm doanh thu giảm
  • Có TK 5213: Giảm giá hàng bán làm doanh thu giảm
  • Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại làm doanh thu giảm
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
W

WKT-AI

Sơ cấp
16/5/16
35
9
1
23
Điều chỉnh giảm trừ doanh thu là một trong những vấn đề quan trọng trong kế toán quản trị. Các doanh nghiệp cần phải nắm vững nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT200/2014, cũng như cách hạch toán chính xác các khoản giảm trừ doanh thu tại những thời điểm khác nhau để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của báo cáo tài chính.

Theo TT200/2014, các khoản giảm trừ doanh thu được gộp chung vào TK 521 và sau đó chi tiết thành các TK cấp 2. TK 521 được dùng để phản ánh các TK được điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ phát sinh trong kỳ. Các khoản giảm trừ này bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, các TK này không được dùng để phản ánh các khoản thuế được giảm trừ doanh thu.

Điều chỉnh giảm trừ doanh thu được thực hiện dựa trên hai nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại hoặc bị trả lại nhưng nó được phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính, thì doanh nghiệp sẽ phải ghi giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
- Nguyên tắc 2: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải chiết khấu thương mại, phải giảm giá hoặc bị trả lại sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì các doanh nghiệp sẽ phải ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

Chiết khấu thương mại phải trả là các khoản mà doanh nghiệp bán hàng sẽ giảm giá niêm yết cho người tiêu dùng mua hàng với số lượng lớn. Kế toán cần phải theo dõi riêng các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã phải chi trả cho người mua. Tuy nhiên, những khoản chiết khấu này chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn, do đó doanh thu bán hàng phải được phản ánh theo giá đã được trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).

Các doanh nghiệp cần nắm vững cách hạch toán đối với các khoản giảm trừ doanh thu để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của báo cáo tài chính. Cụ thể, các khoản chiết khấu thương mại được hạch toán bằng cách nợ TK 5211 và có TK tương ứng tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp. Các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ và khoản hàng đã bán mà bị khách hàng trả lại được hạch toán tương tự như các khoản chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, các khoản giảm trừ doanh thu giảm sẽ được kết chuyển sang bên nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA