Thế nào là hành vi trốn thuế, hành vi gian lận thuế theo luật quản lý thuế?

  • Thread starter Ánh Sao
  • Ngày gửi
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
36
1a Hòa hưng-Q 10
Trong Luật QLT có cụm từ: " Trốn thuế, gian lận về thuế" Trốn thuế thì em đã biết, còn gian lận thuế là thế nào ? có khác với trốn thuế không? mức phạt có giống nhau không, nhờ bậc cao niên chỉ giáo ạ!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trốn thuế và gian lận thuế khác nhau chứ, một đằng là "trốn" một đằng là "gian" mà, trốn thuế nghĩa là tìm cách không nộp thuế, "gian lận thuế" là tìm cách giả mạo để làm số thuế phải nộp là ít nhất.
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
36
1a Hòa hưng-Q 10
Trốn thuế và gian lận thuế khác nhau chứ, một đằng là "trốn" một đằng là "gian" mà, trốn thuế nghĩa là tìm cách không nộp thuế, "gian lận thuế" là tìm cách giả mạo để làm số thuế phải nộp là ít nhất.
Nhưng mà bạn ơi !Cái mục đích cuối cùng vẫn là trốn mà, mình chỉ thấy khác nhau về nghĩa chứ mục đích là giống nhau, nên trong NĐ 98 và TT 61 về xử phạt VPHC đâu có phân định mức phạt trốn khác với gian lận đâu. Bạn có thể cho mình khái niệm đúng nhất vơí nhé!
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Nhưng mà bạn ơi !Cái mục đích cuối cùng vẫn là trốn mà, mình chỉ thấy khác nhau về nghĩa chứ mục đích là giống nhau, nên trong NĐ 98 và TT 61 về xử phạt VPHC đâu có phân định mức phạt trốn khác với gian lận đâu. Bạn có thể cho mình khái niệm đúng nhất vơí nhé!

Trốn & Gian lận Thì cũng giống như Ăn Cướp với Ăn Trộm vậy
 
P

PhongNhịTrung

Guest
27/11/06
27
1
0
TPHCM
Vậy theo bác thì tội nào nặng hơn.
Ăn Cướp nặng hơn ăn trộm
Trốn = Ăn Cướp?
Gian Lận = Ăn Trộm?
Vậy suy ra Trốn thuế tội nặng hơn.
Vậy khi nào cấu thành tội danh trốn, khi có kê khai mà không nộp phải không? (theo phát biểu của các bác ở trên).
Vậy suy ra nếu muốn trốn tốt hơn không nên nộp tờ khai tầm bậy hơn là nộp trung thực mà không nộp.
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
36
1a Hòa hưng-Q 10
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Theo ý mình nếu cần phân biệt thì có thể diễn giải:
- Trốn: giấu không khai, khai nhưng không nộp.
- Gian lận: Cố tình hay vô tình khai/áp dụng không đúng cở sở tính thuế dẫn đến làm sai lệch số thuế phải nộp. Mình được một thầy giảng về thuế nói rằng theo cơ chế tự khai tự nộp (sau 01/07/07) nếu DN bị kiểm tra phát hiện khai không đúng thì sẽ bị xem như gian lận thuế nên ngoài chuyện bị truy thu còn bị phạt nữa.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Theo ý mình nếu cần phân biệt thì có thể diễn giải:
- Trốn: giấu không khai, khai nhưng không nộp.
- Gian lận: Cố tình hay vô tình khai/áp dụng không đúng cở sở tính thuế dẫn đến làm sai lệch số thuế phải nộp. Mình được một thầy giảng về thuế nói rằng theo cơ chế tự khai tự nộp (sau 01/07/07) nếu DN bị kiểm tra phát hiện khai không đúng thì sẽ bị xem như gian lận thuế nên ngoài chuyện bị truy thu còn bị phạt nữa.

Còn 1 điều kiện nữa, đó là không phải vi phạm lần đầu.
Tham khảo CV8585 -BTC ngày 08/07/2007
 

Đính kèm

  • Công văn của Bộ Tài chính số 8585.doc
    38 KB · Lượt xem: 785
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Có những khái niệm chúng ta cần sử dụng thuật ngữ để diễn giải, chứ chúng ta không sử dụng theo ý hiểu. Như vậy sẽ là không chính xác.

Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Theo Chuẩn mực 240 của Kiểm toán: Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một người hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

Nếu biến đổi một chút khái niệm này theo thuế thì ta có thể định nghĩa như sau: Hành vi gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận thuế là như nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự cố ý. Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Khi có một Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh => Tất Nhiên Phải Kê Khai Thuế. Vdụ số Tthuế phải nộp cho Nghiệp Vụ đó Là 1.000.000 nha.
Trốn thuế: Không Kê Khai, Trốn Tránh để không phải nộp 1.000.000
Gian lận thuế: Kê Khai Sai => Nộp ít Hơn 1.000.000
Chúng ta cứ hiểu đơn giản như thế đi.
 
Ánh Sao

Ánh Sao

Trung cấp
16/12/06
115
0
0
36
1a Hòa hưng-Q 10
Cám ơn các anh chị! cuối cùng em cũng đã hiểu.Trốn hay gian lận mục đích cuối cùng cũng làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn được miễn giảm...Nên mức phạt như nhau.
Bởi: nguyen Tu Anh
Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận thuế là như nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự cố ý. Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý.
Anh bạn này lý luận hay quá.
Rất cám ơn các anh chị!
 
B

binhcanhsat

Guest
24/9/05
17
0
0
48
Hà Nội
Làm gì phải bàn thế nào là trốn thuế hay gian lận thuế cho mất thì giờ. Thực ra người ta cố tình làm phức tạp các khái niệm lên thôi. Đã trốn thì phải gian lận mà gian lận mà lại gian lận thuế thì có khác gì trốn thuế đâu. Cả trốn và gian lận đều cố ý hết. Nếu vô ý thì theo nguyên tắc của pháp luật đâu xử lý như cố ý. Xử lý là để nhắc nhở, giáo dục chứ đâu phải để trừng phạt là chính. Chẳng ai vô ý đến 10 lần hay 100 triệu cả, chỉ có thể là cố ý thôi. Luật không phân định rõ thì xử lý như nhau. Ta đâu cần bận tâm.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Làm gì phải bàn thế nào là trốn thuế hay gian lận thuế cho mất thì giờ. Thực ra người ta cố tình làm phức tạp các khái niệm lên thôi. Đã trốn thì phải gian lận mà gian lận mà lại gian lận thuế thì có khác gì trốn thuế đâu. Cả trốn và gian lận đều cố ý hết. Nếu vô ý thì theo nguyên tắc của pháp luật đâu xử lý như cố ý. Xử lý là để nhắc nhở, giáo dục chứ đâu phải để trừng phạt là chính. Chẳng ai vô ý đến 10 lần hay 100 triệu cả, chỉ có thể là cố ý thôi. Luật không phân định rõ thì xử lý như nhau. Ta đâu cần bận tâm.

Theo tôi thì cần hiểu rõ và phân biệt 2 khái niệm này. Nếu không thì những DN không có ý gian lận, không bao giờ có ý định trốn thuế vẫn bị rơi vào tình trạng bị phạt vì hành vi trốn thuế. Bởi vì họ không nắm vững luật quy định như thế nào, và khi làm sai họ cũng không biết, và họ vi pham các quy định của pháp luât họ cũng không hay (vì họ không biết làm sai là vi pham luật- ví dụ như họ cư nghỉ rằng chỉ cần có hóa đơn đầu vào có tên của DN, đúng MST, đúng quy định về hóa đơn thì nó phải là chi phí của DN, nhưng thực tế còn nhiều quy định khác). Trốn thuế được định nghĩa dựa trên hành vi và kết quả của hành vi đó

Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.

Phân biệt rõ để hiểu vì sao kế tóan cần nắm rõ luật định
 
D

DekZiNua

Guest
18/4/07
14
0
0
Bít chít niền ^^
Theo tôi thì cần hiểu rõ và phân biệt 2 khái niệm này. Nếu không thì những DN không có ý gian lận, không bao giờ có ý định trốn thuế vẫn bị rơi vào tình trạng bị phạt vì hành vi trốn thuế. Bởi vì họ không nắm vững luật quy định như thế nào, và khi làm sai họ cũng không biết, và họ vi pham các quy định của pháp luât họ cũng không hay (vì họ không biết làm sai là vi pham luật- ví dụ như họ cư nghỉ rằng chỉ cần có hóa đơn đầu vào có tên của DN, đúng MST, đúng quy định về hóa đơn thì nó phải là chi phí của DN, nhưng thực tế còn nhiều quy định khác). Trốn thuế được định nghĩa dựa trên hành vi và kết quả của hành vi đó
?? Xin bác nói rõ hơn 1 chút đc ko? "(vì họ không biết làm sai là vi pham luật- ví dụ như họ cư nghỉ rằng chỉ cần có hóa đơn đầu vào có tên của DN, đúng MST, đúng quy định về hóa đơn thì nó phải là chi phí của DN, nhưng thực tế còn nhiều quy định khác)" << câu này em ko hiểu? Bây jờ DN có Hóa đơn đầu vào, tên và MST của DN thì đc cho vào chi fí là hợp lý đó chứ ạh? Chứ tại sao lại sai fạm luật? Fiền các bác có thể nói rõ cho em về cái "nhưng thực tế còn nhiều quy định khác" đc ko ạh???
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
?? Xin bác nói rõ hơn 1 chút đc ko? "(vì họ không biết làm sai là vi pham luật- ví dụ như họ cư nghỉ rằng chỉ cần có hóa đơn đầu vào có tên của DN, đúng MST, đúng quy định về hóa đơn thì nó phải là chi phí của DN, nhưng thực tế còn nhiều quy định khác)" << câu này em ko hiểu? Bây jờ DN có Hóa đơn đầu vào, tên và MST của DN thì đc cho vào chi fí là hợp lý đó chứ ạh? Chứ tại sao lại sai fạm luật? Fiền các bác có thể nói rõ cho em về cái "nhưng thực tế còn nhiều quy định khác" đc ko ạh???

Doanh nghiệp theo quy định theo luật TGTGT, theo Luât TTNDN., theo luật Thương Mại, theo luật lao động à các Luật khác nữa. Ví dụ như: Doanh nghiêp có hóa đơn trên đó ghi tên, MST, và tất cả nội dung trên hóa đơn, nhưng hóa đơn đó là hóa đơn mua hfng hóa tiêu dùng cho gia đình sếp thì hóa đơn đó cũng không được tính vào chi phí của DN. Hoặc như các DN mua hóa đơn, về bản thân hóa đơn nó hòan tòan đúng quy định, nhưng nội dung nghiệp vụ trên háo đơn không thực sự phát sinh, nên hóa đơn đó cũng sẽ không hợp pháp, hợp lê. Điều đó sẽ được quy định trên nhiều văn bản pháp quy. 2 ví dụ trên sẽ không được tính vào chi phí hợp lệ. Nói chung họat động của DN sẽ phải tuân thủ theo nhiều luật khác nhau.
Ban có thể tư hiểu bằng cách đọc 1 vòng các bõ của 4r
 
G

gauxam1964

Guest
22/12/05
6
0
0
tphcm
bác tiger2774 oi , bác mới phân biệt thui, vậy còn mức xử phạt 2 hành vi nay có = nhau ko?, nếu bằng thì cần jì phân biệt phải ko?
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
bác tiger2774 oi , bác mới phân biệt thui, vậy còn mức xử phạt 2 hành vi nay có = nhau ko?, nếu bằng thì cần jì phân biệt phải ko?

Cách xử phạt và hành vi vi phạm là 2 phạm trù khác nhau. Cách xử phạt không đi đôi cùng nó. Ví dụ trốn thuế lần đầu và gian lận thuế lần 2 sẽ có cách xử phạt khác nhau thôi.
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Nói cho cùng thì luật hình sự hiện hành của nước ta không có khái niệm về gian lận thuế. Chỉ có khái niệm về trốn thuế mà thôi.
Hành vi gian lận thuế dẫn đến trốn thuế đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt tội trốn thuế.
Trong luật hình sự cũng không có cái điều nào qui định về tội gian lận thuế cả.
Thế nhá các bác
 
V

viethagtid

Guest
còn phải xem mức gian lận như thế nào chứ.nhẹ thì xử phạt hành chính.Nặng thì truy tố pháp luật
Tốt nhất là bạn cứ đúng phpá luật mà làm
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Hôm nay quay lại đề tài này vì sáng nay nghe được câu nói về trốn thuế của giám đốc DN; Mời các bạn "ní nuận" cho vui.
Ông ta nói rằng, theo thực tế hiện nay thì từ trốn thuế nên gọi là cướp thuế là đúng hơn vì: Trốn là phải lẫn tránh, còn gọi là núp hoặc trốn đi nơi khác. Còn ở đây DN lấy đi tiền thuế của Nhà nước mà vẫn cứ ngang nhiên ra chứ có trốn đi đâu mà gọi là trốn, phải gọi là cướp mới đúng.
Vài dòng tường thuật lại.D
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA