Hóa đơn tiền lãi

  • Thread starter anhvu
  • Ngày gửi
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Tôi có 1 trường hợp thế này:

A ký HĐ với B, B đặt cọc A 200.000.000 đồng
Do A không giao được hàng, nên A phải chịu:
1- 200.000.000*0.8%*1 tháng đặt cọc
2- Trả lại tiền đặt cọc
3- Phạt vi phạm hợp đồng: 10.000.000

Vậy cái tiền lãi ở phần 1- , tôi muốn người ta xuất hóa đơn cho tôi. Nhưng người ta trả lời là chẳng bao giờ có loại hóa đơn thế cả.
Tôi phải nói thế nào để người ta phải chấp nhận đây ? Có ai gặp trường hợp này không ? Giúp tôi với .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
thông thường tiền đặt cọc là một khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và hai bên cam kết không tính lãi khoản tiền này. Nhưng hợp đồng của các bạn ở đây lại coi tiền đặt cọc là một khoản tiền vay của đơn vị giao bán hàng và tính lãi suất. Do vậy thu nhập từ tiền lãi này nó như là một hình thức thu nhập khác(thu "net") nên hai bên căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng để viết phiếu chi (thu) mà không xuất hóa đơn (kể cả tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng vậy) chỉ có hạch toán là khác nhau thôi.
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Có một điều nữa là tôi thấy rất kỳ : Đó là tính lãi là tính vào CóTK 335/Nợ CP, thường thì tôi thường ghi vào 338.8 , nhưng hôm nọ đọc lại nội dung lại thấy ở TK 335, chỗ bạn tôi, cũng từng ghi vào 335, đến khi Quyết toán, vì chưa chi trả tiền lãi T12 nên số trích của T12 bị gạt ra khỏi chi phí. Dù nó đã giải thích rằng, tiền lãi là theo thỏa thuận của hợp đồng vay, cứ hết tháng là số lãi đó là số phải trả thực có, thực tế đã xảy ra chứ không phải như các khoản trích trước (theo kế hoạch). Chỉ vì chưa có tiền nên chưa chi, còn chi phí là thực xảy ra rồi.
Vậy nhưng, không được chấp nhận. Nên đành ngậm ngùi mất một khoản chi phí.
Chắc bởi vì đụng đến 335 là người ta nghĩ ngay đến trích trước chứ không phải là tính chi phí lãi vay.
Trường hợp này thì sao hả mọi người ?
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Thuế bao giờ chả theo quan điểm thực chi và dự thu, có lợi nhất cho thuế mà. Hồi trước Ngân hàng kiện cáo um lên vì mấy ông Thuế chơi theo kiểu lãi cho vay dự thu tính vào doanh thu, nhưng chi phí lãi vay phải trả lại không cho tính vào chi phí ngay. Cái này vi phạm nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí, nhưng đấy là quan điểm của mấy ông Thuế. Đành chịu.
 
K

khoqua

Guest
11/8/04
6
0
0
TP. HCM
Truy cập trang
Bạn nhungpt59 thấy sao, Bac ISO nói nghe kinh quá, accrue phí cho khoản lãi là quá rõ ràng, thuế làm khó tại sao mình phải CHỊU, nghe khổ sở quá. Tôi là tôi lên gặp lãnh đạo thuế hoặc tố lên BTC ngay.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Kiện đi, rồi báo lại cho tớ biết kết quả nhá. :))
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Đúng là nhiều cán bộ thuế vẫn làm việc một cách cứng nhắc và máy móc như vậy điều này đã xảy ra với nhiều đơn vị khác rồi.
Ta cũng biết rằng TK 335 là tài khoản trích trước khi ta lập kế hoạch ở cuối năm cho năm sau các khoản dự trù chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí tiền nghỉ phép cho cán bộ CNV....và trong đó còn có cả các chi phí lãi vay trích trước để phân bổ dần cho từng tháng, đôi khi cả chi phí tiền điện, nước đã chi trong tháng nhứng chưa có hóa đơn để thanh toán mà ta cần phân bổ chi phí đó vào trong tháng ...
Để có thể bảo vệ được lý lẽ của ta cho những khoản đã thực chi phí phân bổ trong tháng nhưng chưa đầy đủ chứng từ để chứng minh theo tôi thì :
- Khi đưa vào tài khoản 335 các bạn nên tách ra làm hai khoản
a- Một khoản trích trước đầu năm khi xây dựng kế hoạch như sửa chữa lớn TSCĐ, hay các khoản trích trước cho kế hoạch sẽ dự chi trong năm (nếu như trong năm các chi phí đó phát sinh thật thì mới thực chi)
b- Một khoản trích trước để có kế hoạch xây dựng kế hoạch tài chính trong năm và các khoản chi phí này sẽ phân bổ theo tứng tháng thực chi như lãi vay, chi phí tiền điện, nước.... Vì những chi phí này là các chi phí sẽ thực chi
Như vậy ta vẫn có được kế hoạch tài chính chủ động của đơn vị phản ánh đầy đủ các dự định chi phí trong năm và nếu cuối năm khi phải hoàn nhập các khoản trích trước không chi hết ở tài khoản 335 để tính thuế TN thì ta chỉ hoàn nhập khoản trích trước ở khoản a, còn khoản b là các khoản đã thực chi phí xay ra nhưng chưa đủ chứng từ chứng minh thì ta không hoàn nhập và chúng ta phải đấu tranh bảo vệ lý lẽ này trước các cán bộ thuế của mình thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA