Free Host, Host giá rẻ, hay Host tốt mất tiền

  • Thread starter longnh
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
L

longnh

Guest
7/10/06
1
0
0
113
hn
Bài viết có sử dụng tư liệu từ một số trang WEb http: // ww w.khongnhonua.com
Ngày nọ, nghe lời xúi bẩy của con tim. Tôi quyết định làm cho riêng mình một Website. Hết đắn đo về tên miền, chạy xồng xộc tìm nội dung, bấm bụng mua một cái “chấm cơm”cho... khí thế, rồi gò lưng thiết kế diện mạo Website sao cho đường hoàng thì tới giai đoạn phải tìm cho nó một chỗ đứng. Lê la ở các “chợ... hosting” trong và ngoài nước, tôi tích lũy hàng loạt kinh nghiệm xương máu trong việc thuê hosting.

Hostting miễn phí? Chơi không được!

Gõ từ khóa “free+hosting” trên trang Google.com, người ta "kính biếu" tôi hơn 10.000 kết quả. Các công ty cho hosting miễn phí có "hầm bà lằng" các dạng khác nhau. Một vài nơi như Freeservers.com hay Netfirm.com chỉ cho đưa lên những trang Web tĩnh (các Web được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Nơi khác như Brinkster.com hay Aspwebhosting.com thì hỗ trợ những trang Web động (là Web được thiết kế bằng các ngôn ngữ kịch bản có tương tác với server, cơ sở dữ liệu - phổ biến là ASP, PHP, JSP).

Điều làm tôi cảm thấy "oải chè đậu" là tất cả các nhà cung cấp free hosting chỉ hỗ trợ tên miền phụ (subdomain). Tức là ngôi nhà của tôi trên Net không nằm ở mặt tiền xa lộ mà tọa lạc tuốt trong hẻm, đằng sau tùm lum dấu chéo (/) hay dấu chấm(.). Đã vắt óc nghĩ cho ra một tên miền thiệt bảnh, tốn một mớ tiền để đăng ký, đời nào tôi chịu bị nhét vào hang cùng, ngõ cụt! Hosting miễn phí tuy không tốn tiền nhưng cái giá phải trả cho sự miễn phí chẳng nhỏ chút nào. Các dịch vụ free hosting đều giới hạn không gian (chỉ dành chừng 30 - 50MB) và mình bị buộc phải để thiên hạ dán đủ thứ quảng cáo lên cái mặt tiền nhà mình. Băng thông cũng bị khống chế! Má ơi, làm Web là để cho bá tánh thưởng lãm mà xem nhiều không cho thì... Chưa kể đủ thứ hạn chế khác như không cho cài đặt forum, không có dịch vụ e-mail... khiến tôi không thể nào phát huy thói quen tiết kiệm có tính... bẩm sinh của mình. Thậm chí, sau một thời gian bạn sử dụng miễn phí có nhiều server bắt đầu giở trò cần phải đăng ký trả tiền mới tiếp tục sử dụng được.

Còn hosting... “xịn”

Sau một thời gian sử dụng free hosting, tôi bắt đầu... nên người, không dám tiếc xót những khoản đáng chi nữa. Không muốn mất tiền thì đừng có mơ hosting “xịn”. Lần này, soạn lại bổn cũ, tôi vào Google.com tìm tiếp và hoa mắt khi thấy hàng tá dịch vụ vừa hấp dẫn, vừa... rẻ như bèo! Hey! Dung lượng đĩa cứng cho phép tới 500MB, không giới hạn băng thông, không giới hạn tên miền phụ, không giới hạn địa chỉ e-mail, không quảng cáo mà chỉ có 9,99USD/tháng. Điều đó có nghĩa là tôi chỉ tốn hơn trăm ngàn VND để rung đùi thụ hưởng hàng loạt dịch vụ mà khi sử dụng free hosting, tôi hỗng dám mơ.

Sau khi hết hoa mắt vì... rẻ, xem kỹ hơn, tôi mới bật ngửa: Đó là hosting của server Linux không dành cho Web động viết bằng ASP như cái Web của tôi! Lại tiếp tục tìm kiếm một hosting có cấu hình tương đương mà sử dụng hệ điều hành Windows chạy IIS (Internet Information Service) thì... má ơi! Giá mắc hơn gấp ba lần! Nguyên nhân là do "em" Linux chịu “cho không, biếu không” chứ "anh" Windows Server thì hổng ưng, giá chót cũng phải vài ngàn đô la/bộ tùy số lượng người dùng cuối. Với cùng cấu hình phần cứng và giá phần mềm không mềm như vậy, để đảm bảo chất lượng dịch vụ, hosting của Windows bao giờ cũng mắc hơn của Linux. Tới đây thì tôi bị “gien tiết kiệm” tác động: Hay là chuyển Web của mình sang PHP cho rẻ? Thế nhưng sức người có hạn, sức chịu đựng cũng có hạn, nóng ruột muốn đưa Web qua hosting xịn nên tôi bấm bụng gạt chuyện chuyển sang PHP qua một bên để tiếp tục ngâm cứu... hosting.

Đã cam tâm chấp nhận mức giá mắc hơn gấp ba, nhưng khi click vào mục “sign-up” (đăng ký), khai báo một lô thông tin cá nhân và yêu cầu dịch vụ vậy mà phút chót tôi phải... bó tay: Họ đòi thanh toán ngay nhé, bằng thẻ tín dụng! Tôi chỉ có thẻ... chứng minh nhân dân, chứ đâu quen ai ở nước ngoài, nên đành đi tìm hosting trong nước.

Hosting nội, giá ngoại, chất lượng... mù mờ

Do có “gien tiết kiệm”, tôi không dám gõ cửa các “đại gia”. Sau một vòng lang thang hỏi han đây đó thì mới biết: Tuy một số doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ hosting có server đặt tại nước ngoài quảng cáo là rẻ, nhanh, không sợ bị firewall, ưu đãi nhiều thứ - nhất là tính ổn định và an toàn, song thật ra đa phần là họ đi thuê “space”. Điều đó có nghĩa là họ không thuê hẳn một server mà chỉ thuê một khoảng không gian nhất định. Khoan tính đến chuyện đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cứ thử tính chi phí thì một “space” chừng 5 GB dung lượng, không giới hạn domain, băng thông, phải trả một tháng từ 200USD đến 300USD, cao lắm là 400USD nhưng cho thuê lại tới 9USD/30MB/tháng. Như vậy chỉ cần cho 50 khách hàng thuê với mức vừa kể, mất chừng 1,5GB là thu đủ vốn. Chắc chắn Web sẽ không thể chạy nhanh. Có cứa nhẹ tay thì cũng là... cắt cổ. Rẻ hồi nào mà "oang oác" thấy kinh!

Một số doanh nghiệp khác tính đường xa, thuê nguyên một server. Dù chi phí cao hơn nhưng nhờ sở hữu hẳn một server nên muốn cho thuê bao nhiêu cũng được, giá muốn phá bao nhiêu cũng xong, chỉ cần hòa vốn là đạt. Tuy nhiên, thuê hosting ở những chỗ như vậy lại sợ chuyện khác: Bị... hack! Đi thuê kiểu này trở thành hết sức nguy hiểm.

Cũng có server được đặt tại Việt Nam, giá ưu đãi nhưng quy định hiện hành chỉ cho phép những người được cấp phép làm Nhà cung cấp nội dung Internet (Internet content provider - ICP ) mới được đưa thông tin lên mạng. Chuyện làm hosting trong nước hiện chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên không biết lúc nào sẽ có chuyện xảy ra với phần hosting của mình!

Khuyến mãi và … uýnh nhau trên mạng

Cách nay chưa lâu trên trang Web của một doanh nghiệp có trụ sở ở đường Sư Vạn Hạnh – quận 10, TPHCM có thông báo khuyến mãi giá hosting 1 USD/tháng. Thế là dịch hạ giá hosting bùng phát. Các thông báo khuyến mãi được tung ra như mưa, nào là không giới hạn tên miền, cung cấp trang quản trị tiếng Việt... Tuy đã dùng đủ chiêu nhưng lượng khách hàng tăng không nhanh bằng số nhà cung cấp, nên các doanh nghiệp cung cấp hosting bắt đầu chiến dịch “triệt hạ” lẫn nhau bằng phương thức... hack trước, "đàm" sau!

Cách đơn giản nhất để hack đối thủ là đăng ký một hosting với đối thủ rồi từ đó tìm lỗ hổng, thò "súng" vô “đùng, đoàng”. Sau khi chơi chán trò xóa hết dữ liệu trong server của đối thủ rồi lu loa kể khổ với bàn dân thiên hạ để hạ uy tín đối thủ, các nhà cung cấp dịch vụ chuyển sang trò mới: Đánh cắp danh sách khách hàng, sau đó e-mail cho họ thông báo server ấy không an ninh để lôi họ sang phía mình. Chẳng biết mỗi nhà cung cấp lợi thêm bao nhiêu nhưng rõ ràng là uy tín của các công ty cung cấp hosting đang "rớt" thê thảm.

Nhắc chuyện hacking mới nhớ, có một dạo, khi vào mạng tự dưng bạn tôi thấy tên anh ta và các “chiến hữu” nằm chình ình trên một Website khác. Thế là nổ ra một trận chiến tưng bừng giữa các dịch vụ hosting có liên quan trên mạng. Đó chính là hồi chuông cảnh báo chuyện mất mát dữ liệu từ Website quan trọng đến dường nào. Nhất là khi vấn đề an ninh mạng đang được mọi người quan tâm. Có lẽ các doanh nghiệp cung cấp hosting phải ý thức tốt hơn về trách nhiệm bảo vệ dữ liệu và đem lại niềm tin cho người sử dụng, đặc biệt là khi nhiều người háo hức trông chờ sự thay đổi từ thương mại điện tử.

Tôi vẫn đang nẫu ruột vì cái Web của mình. Tốn bao nhiêu thời gian, công sức và tiền để làm một Website, qua đó tìm kiếm cơ hội làm ăn. Tưởng tìm được dịch vụ hosting tốt đưa lên mạng là yên tâm. Nào dè... một buổi tối trời, dịch vụ hosting cho tôi bỗng dưng biến mất. Công ty nước ngoài cho dịch vụ này thuê server đã tự động ngưng cung cấp “space” vì dịch vụ quá hạn từ lâu mà người thuê không đóng tiền tiếp. Tôi lỡ dại đóng phí cả năm trong khi cái Web của tôi chỉ mới host được có hai tháng. Ôi! Hosting!

Hosting hay Web hosting là dịch vụ cho thuê chỗ trên các máy chủ được kết nối thường trực trên mạng Internet. Những máy chủ này là nơi lưu trữ các trang Web để hòa nhập với Internet. Nếu chỉ có tên miền (domain) mà không có dịch vụ Web hosting thì bạn không thể đưa Website của mình lên Internet được.

Khi thuê host, bạn cần biết tính năng của Hostserver đó thế nào. Chẳng hạn Server Unix hay Window (mỗi loại server sẽ hỗ trợ các hệ thống dịch vụ khác nhau), dung lượng bao nhiêu (theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ Server Internet trung bình một Website cần khoảng 100MB, ít khi cần quá 200MB), băng thông (rộng thì nhiều người có thể truy cập cùng một lúc, hẹp thì dễ nghẽn mạch), hỗ trợ Frontpage extention, ASP, CGI, PHP, SQL, MySQL... (là các tiện ích để các chuyên gia viết script cho trang Web tương tác với người xem, không phải Hosting Server nào cũng hỗ trợ đầy đủ các script này), Server có hay chết "bất tử" không, có cho bạn quyền tự upload bất cứ lúc nào không, có bung quảng cáo trên Web của bạn không, có quảng cáo ngầm hay không, có dịch vụ thương mại điện tử không (e-commercial)...


Thuê host giá rẻ: Mất nhiều hơn được

Xây dựng một website như ý đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết, nhưng đó vẫn chưa phải là công đoạn khó khăn nhất. Thử thách lớn hơn là tìm thuê dịch vụ lưu trữ (hosting) hợp lý cho "đứa con tinh thần" bởi nếu lựa chọn sai lầm, bao nhiêu nỗ lực sẽ trở thành công cốc.

VDC và FPT là hai công ty tin học hàng đầu Việt Nam có dịch vụ lưu trữ web chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, những công ty nhỏ và các nhà phát triển web độc lập thường phải cân nhắc khá lâu nếu muốn thuê host của họ.

VDC đưa ra mức giá nhiều nấc theo kiểu càng dùng nhiều càng rẻ. Nếu khách hàng muốn thuê chỗ đặt trang web có dung lượng 50 MB sẽ phải trả mức phí hằng tháng như sau: 35.000 đồng x 10 MB đầu + 30.000 đồng x 20 MB tiếp theo + 25.000 đồng x 20 MB tiếp theo. Trong khi đó, FPT tính giá theo các gói dịch vụ, và để thuê một host dung lượng 50 MB người dùng phải trả 649.000 đồng/tháng.

Cả hai công ty đều không tính phí trên lượng dữ liệu truyền, nhưng thật ra với những host nhỏ thì thông số ấy là không đáng kể. Còn về giá cả, với các thông số kỹ thuật tương đương, giá cho thuê host của FPT đắt gấp 10 lần và giá của VDC đắt gấp 15 lần so với những công ty hosting nước ngoài được đánh giá cao trên website công nghệ thông tin có uy tín.

Anh Đỗ Thế Nghĩa, Trưởng nhóm phát triển Thiệp Việt, trang thiệp điện tử đa phương tiện hàng đầu VN hiện nay, đã quá thấm thía nỗi gian khổ của hành trình đi tìm "ngôi nhà" cho đứa con tinh thần của mình.

Giữa tháng 6, Thiệp Việt bắt đầu thuê một host nhỏ dung lượng 100 MB của một công ty để chạy thử và hoàn thiện phần mềm xuất bản web. Gói dịch vụ của công ty này là 0,85 USD/tháng (một mức giá thuộc loại rẻ nhất). Và tiền nào của nấy, host chết lên chết xuống, với thời gian uptime (người dùng truy cập được) chỉ vào khoảng trên dưới 90% chứ không phải 99,9% như công ty cam kết.

Tới đầu tháng 9, khi phần nội dung của website Thiệp Việt bắt đầu phát triển và nhóm vừa chuyển sang mua gói dịch vụ B với dung lượng host 300 MB để mở rộng chương trình thử nghiệm thì đột nhiên công ty này cắt dịch vụ mà không hề cho biết lý do. Khi anh Nghĩa liên hệ với phòng hỗ trợ kỹ thuật thì được giải thích: "Website của anh gửi spam nên chúng tôi ngừng cấp dịch vụ mà không cần báo trước".

Vận rủi chưa buông tha Thiệp Việt. Khi chuyển sang thuê host của Advanced Network Hosts với giá 12 USD/tháng, chỉ down (không truy cập được) đúng một lần trong hơn một tháng qua và điều đó cũng đủ làm nhóm khốn đốn.

Lý do là một user khác thuê chung máy chủ gửi spam với số lượng cực lớn, ngốn hết 100% tài nguyên máy chủ khiến từ đó e-mail gửi ra từ server này bị Yahoo Mail đánh dấu spam, đưa hết vào hộp thư Bulk Mail và những cánh thiệp của Thiệp Việt cũng cùng chung số phận.

Chưa hết, vì số người truy cập tăng gấp hàng chục lần so với dự kiến của nhóm nên chỉ vài hôm sau ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, website Thiệp Việt đã dùng hết hạn mức gần 100 GB dữ liệu truyền và bị treo tới tận đầu tháng 11.

Để tránh rắc rối, mặc dù chưa kết thúc giai đoạn thử nghiệm, nhóm Thiệp Việt cũng quyết định đầu tư lớn để sử dụng máy chủ thuê riêng (dedicated server).

Trong khi đó, trường hợp của công ty cổ phần sản phẩm Sinh Thái mới thật sự dở khóc dở cười. Năm 2003, họ thuê một công ty thực hiện trọn gói bao gồm đăng ký tên miền http: // w ww.cozy -tea. com/, thiết kế website và hosting với chi phí 3 triệu đồng.

Khi Sinh Thái không hài lòng với chất lượng dịch vụ được cung cấp, họ tìm thuê host khác và đề nghị công ty này trỏ tên miền sang đó, câu trả lời mà họ nhận được là một phó giám đốc cũ là người quản lý tên miền này đã chuyển sang công ty khác. Kết quả là Sinh Thái mất trắng tên miền, buộc phải bắt đầu lại cuộc chơi Internet với một domain khác.

Tuy nhiên, vẫn có host với giá cả và dịch vụ hợp lý. Người có nhu cầu cần xác định rõ mục đích và quy mô của site, với các yếu tố then chốt như dung lượng lưu trữ và lưu lượng dữ liệu truyền mỗi tháng. Dung lượng lưu trữ thay đổi tùy theo tính chất của site, còn băng thông tiêu thụ có thể tính như sau: lấy số người dự kiến sẽ truy cập site hằng ngày nhân với số trang mỗi người xem, nhân tiếp với dung lượng trung bình của một trang và số ngày trong tháng.

Ví dụ, site của bạn có 1.000 người truy cập mỗi ngày, mỗi người xem bình quân 5 trang và mỗi trang có dung lượng 50 KB thì bạn sẽ cần lượng dữ liệu truyền: 1.000 x 5 x 50 KB x 30 = 7.500.000 KB, tức 7,5 GB mỗi tháng.

Tiếp đó, bạn nên vào các diễn đàn quản trị và những tạp chí công nghệ thông tin có uy tín như http: //ww w.pcwo rld.com/ hay http: //www.cne t.com/ để tham khảo về các thông số kỹ thuật cũng như dịch vụ của các công ty cho thuê host.

Nếu chưa tin tưởng ở nhận xét của các tạp chí chuyên ngành này (vì có thể đây là một dạng quảng cáo), bạn có thể vào các trang web như: http ://ww w.f ind myhost.com/..., nơi các quản trị như bạn đánh giá về chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê host, và trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.


Giờ là đến sự lụa chọn của bạn:
Trước khi đi tìm ngôi nhà cho đứa con tinh thần của mình bạn cần phải làm những gì?
1/Xác định quy mô trang của mình.
+ Trang cá nhân vui vẻ, trang thông tin hay cả bán sản phẩm, trang của Công ty hay không...
+ Dự tính số lượng truy cập? nếu dự đoán sai bạn có thể thiệt thòi đôi chút.
+ Dự tính sô tên miền trong tương lai. nếu thành đạt tội gì không cõng thêm mấy em tên miềm nữa
+ Nắm rõ công nghệ trang của mình, nếu nhờ bạn bè hoặc thuê làm xây dựng bạn phải hỏi rõ. Hiện nên dùng mã mở PHP ví dụ Joomla đang là tốt các em chạy trên Win sẽ host đắt hơn. Mà theo kinh nghiệm bản thân, bọn PHP chạy trâu hơn :).

2/Xác định nơi mua tên miền.
Ok ban đầu tên miền của bạn chẳng đáng giá lắm, thường là vậy xong sau vài ba năm lao động cật lực thì khác hẳn.
Nếu mua trực tiếp thì cần có cái thẻ tín dung quốc tế, nếu ko có cũng chẳng sao. Hãy nhờ bạn bè, còn làm một cái thì cũng nhanh thôi. Bạn vào trang của ViSa tìm các đại lý của nó tại việt Nam. Ngoài Bắc là Ngân hàng Ngoại thương. Trong Nam la ACB. Ok cái này còn dùng cho nhiều dịch vụ khác như kiếm tiền online, thanh toán các thành tích quảng cáo mà trang của bạn đem lại bạn cũng nên đầu tư 1 cái.
Có thẻ rồi bạn bắt đầu mua. Tốt nhất là mua qua các site lớn như yahoo, http://ww w.god addy.com. Không nên mua qua các site nhỏ hoặc nhận một tên miễn phí từ những site này. Bạn hãy nghĩ đến trường hợp tên miên của mình bốc hơi theo làn khói :).
Nếu mua trong nước thì đừng ngần ngại hỏi rõ rằng: Anh hay tôi sẽ đứng tên, được lòng trước đỡ mất lòng sau. Cũng cần hỏi rõ ràng, nếu tôi trỏ sang host khác thì có được không.
Alê mua thôi, xong cái tên miền rồi.
3/Xác định nơi host.
hihi` đọc đoạn trên có thể bạn đã có it kinh nghiệm vậy chỉ cần lưu ý thêm.
+ Nếu bạn hướng tới các truy cập trong nước, OKIE về mặt lý thuyết HoST nội tốt hơn, và ngược lại. Tuy nhiên nên dò la hỏi han, cái giá và khuyến mại của các Hosting lớn là theo phép tính của họ một Domain không thể nào ngốn hết lượng tài nguyên lớn vậy dạng Email mà dung lượng đến 3G vậy. Một số site kêu gọi free dùng kiểu này các bác cứ việc host lên, cứ việc cày cuốc cho đến khi đủ hàng trăm Web (đẹp công sức lao động nhiều ngàn h), hàng trăm ngàn Email cùng thông tin thành viên hihi bốc hơi. Em nói vậy bác nào hảo tâm đùng có giận em nhé. nếu không có cái vụ đó các bác sao bán được các SITE đẹp vói giá 1M.
+ Bây giò nói về HOST ngoại. Vài ba ứng cử sau sẽ cho bạn lựa chọn:

1. Godaddy: Bác này nổi tiếng với tên miền rẻ, hiện tại nhiều tên miền được đăng ký qua đây.
2. IX Web Hosting: Bác này cung tốt hiện đang host cho hơn 200K tên miền
3. Blue Host: Bác này giá trung bình và được PHPbb khuyên dùng (ặc chắc là tài trợ host đây) Nhưng hông sao khuyên dùng là tốt rồi
4. hostmonster: Cũng same same giống bác trên Blue Host.
5. Micfo: Máy chủ tốt giá cũng được.
6. Rochenhost: Bác này thuộc hàng Pro và giá cũng trên giời, nhưng nếu ai đặt niềm tin vào đây thì không phải thất vọng. Bác này là tài trợ host cho Joomla. Em host ở đây 6 tháng rồi không chịu nổi với giá 27USD/M.

Vậy là đúc kết mấy cái kinh nghiệm đã trải qua trong hành trình Host.
Để xem các host trên hãy vào các link sau

1. Godaddy: http://www.Godaddy.com
2. IX Web Hosting: IX Web Hosting
3. Blue Host: Blue Host
4. hostmonster: hostmonster
5. Micfo: Micfo
6. Rochenhost: http://www.Rochenhost.com

Chúc bạn có được thông tin bổ ích.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA