Có lẽ đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời làm Kế toán trưởng của Khương Vận là sự nghiệp xảy ra vào cuối năm 1990. Thật bất ngờ. Chính Khương Vận cũng không lường trước được. Mặc dầu, anh đã làm Kế toán trưởng từ xí nghiệp lên công ty, rồi liên hiệp các xí nghiệp, ròng rã có trên hàng chục năm. Bảo anh non yếu về trình độ nghiệp vụ quả thực là oan. Khép anh vào thiếu tinh thần trách nhiệm thì không thỏa đáng. Còn biên bản thanh tra thì trước sau vẫn kiên định với kết luận:”Làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa”. Một câu hết sức khái quát, trọng lượng hàng tấn còn dư, nhưng nghĩ cho cùng kết luận như vậy khó mà chạy thoát. Cuối cùng, anh phải miễn nhiệm Kế toán trưởng và có đến chục năm sau mới gượng dậy. Bây giờ thì anh đang làm kế toán trưởng một công ty lớn, thuộc doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, mỗi lúc nghĩ lại sự việc anh càng thấy day dứt chua xót.
Hồi ấy, liên hiệp của anh hoạt động bình thường. Phòng tài chính kế toán do anh phụ trách được đề nghị khen thưởng phòng tiên tiến. Đùng một cái, thanh tra Bộ về kiểm tra công tác quản lý của liên hiệp. Một tháng, hai tháng rồi ba tháng, các thanh tra viên soi xét từng chứng từ, nghe ngóng dư luận quần chúng, chà di sát lại vẫn không tìm ra dấu hiệu tham ô, chẳng tìm ra tội danh hình sự hoặc quan hệ dân sự khuất tất. Ngày kết thúc cuộc thanh tra đã cận kề, tình cờ đọc bảng cân đối kế toán, một thanh tra viên chất vấn kế toán trưởng:
-Các doanh nghiệp khác “khoản phải thu khách hàng” thường cuối năm dư rất lớn, tại sao liên hiệp này chỉ có “khoản người mua trả tiền trước” bẩy mươi lăm triệu. Kế toán trưởng Khương Vận ngồi im lặng, lật đi lật lại bảng cân đối kế toán rồi “à” lên một tiếng, đáp:
-Dạ thưa anh! Người mua ứng trước những ba trăm hai mươi triệu đồng.
-Thế sao trong báo cáo chỉ có bẩy mươi lăm triệu! Thanh tra viên hỏi
-Đây là do sơ suất của kế toán. Kế toán trưởng đáp.
-Đâu có phải sơ suất của kế toán viên! Kế toán trưởng ký rành rành trong báo cáo!Kiểm soát viên của Nhà nước mà như thế này, thử hỏi nhà nước biết tin cậy vào ai? Nhưng anh hãy giải trình kỹ xem sao?
-Vâng, vâng! Tất nhên sai sót của kế toán viên thì kế toán trưởng đương nhiên phải chịu trách nhiệm là thiếu kiểm tra, thiếu sâu sát. Nhưng ý tôi muốn nói là kế toán viên khi lập bảng cân đối kế toán không tách bạch chi tiết các khoản dư nợ, dư có để ghi vào bên tài sản và bên nguồn vốn, mà lại theo cả tài khoản phải thu của khách hàng. Do đó, khoản phải thu hai trăm bốn mươi lăm triệu đã giảm trừ vào khoản trả trước là ba trăm hai mươi triệu, nên chỉ còn bảy mươi lăm triệu…Kế toán trưởng chưa dứt lời, thanh tra viên đã cắt ngang:
-Thế có nghĩa là bỏ các khoản phải thu của khách hàng ra ngoài sổ sách!
-Dạ thưa anh! Trong sổ kế toán vẫn đầy đủ cả.Chỉ sơ suất khi lập báo cáo thôi ạ.
-Không thể nói một cách đơn giản là sơ suất nghiệp vụ. Mà phải nghiêm túc nói rằng cách lập báo cáo như vậy đã làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa. Nếu không nói là cố tình làm trái pháp luật, gây tổn thất nghiêm trọng!
Kế toán trưởng chưa nghe hết lời phán quyết đã thấy tay chân như rụng rời. Anh bảo các kế toán viên mang hết sổ lớn, sổ nhỏ; chứng từ to, chứng từ nhỏ để lý giải, chứng minh nhưng thanh tra vẫn bền bỉ theo lời phán quyết. Kế toán trưởng, kế toán viên lập báo cáo chỉ biết im lặng tiếp thu và suốt đời mang theo./.
(Tác giả Vũ Lục - TCKT)
Hồi ấy, liên hiệp của anh hoạt động bình thường. Phòng tài chính kế toán do anh phụ trách được đề nghị khen thưởng phòng tiên tiến. Đùng một cái, thanh tra Bộ về kiểm tra công tác quản lý của liên hiệp. Một tháng, hai tháng rồi ba tháng, các thanh tra viên soi xét từng chứng từ, nghe ngóng dư luận quần chúng, chà di sát lại vẫn không tìm ra dấu hiệu tham ô, chẳng tìm ra tội danh hình sự hoặc quan hệ dân sự khuất tất. Ngày kết thúc cuộc thanh tra đã cận kề, tình cờ đọc bảng cân đối kế toán, một thanh tra viên chất vấn kế toán trưởng:
-Các doanh nghiệp khác “khoản phải thu khách hàng” thường cuối năm dư rất lớn, tại sao liên hiệp này chỉ có “khoản người mua trả tiền trước” bẩy mươi lăm triệu. Kế toán trưởng Khương Vận ngồi im lặng, lật đi lật lại bảng cân đối kế toán rồi “à” lên một tiếng, đáp:
-Dạ thưa anh! Người mua ứng trước những ba trăm hai mươi triệu đồng.
-Thế sao trong báo cáo chỉ có bẩy mươi lăm triệu! Thanh tra viên hỏi
-Đây là do sơ suất của kế toán. Kế toán trưởng đáp.
-Đâu có phải sơ suất của kế toán viên! Kế toán trưởng ký rành rành trong báo cáo!Kiểm soát viên của Nhà nước mà như thế này, thử hỏi nhà nước biết tin cậy vào ai? Nhưng anh hãy giải trình kỹ xem sao?
-Vâng, vâng! Tất nhên sai sót của kế toán viên thì kế toán trưởng đương nhiên phải chịu trách nhiệm là thiếu kiểm tra, thiếu sâu sát. Nhưng ý tôi muốn nói là kế toán viên khi lập bảng cân đối kế toán không tách bạch chi tiết các khoản dư nợ, dư có để ghi vào bên tài sản và bên nguồn vốn, mà lại theo cả tài khoản phải thu của khách hàng. Do đó, khoản phải thu hai trăm bốn mươi lăm triệu đã giảm trừ vào khoản trả trước là ba trăm hai mươi triệu, nên chỉ còn bảy mươi lăm triệu…Kế toán trưởng chưa dứt lời, thanh tra viên đã cắt ngang:
-Thế có nghĩa là bỏ các khoản phải thu của khách hàng ra ngoài sổ sách!
-Dạ thưa anh! Trong sổ kế toán vẫn đầy đủ cả.Chỉ sơ suất khi lập báo cáo thôi ạ.
-Không thể nói một cách đơn giản là sơ suất nghiệp vụ. Mà phải nghiêm túc nói rằng cách lập báo cáo như vậy đã làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa. Nếu không nói là cố tình làm trái pháp luật, gây tổn thất nghiêm trọng!
Kế toán trưởng chưa nghe hết lời phán quyết đã thấy tay chân như rụng rời. Anh bảo các kế toán viên mang hết sổ lớn, sổ nhỏ; chứng từ to, chứng từ nhỏ để lý giải, chứng minh nhưng thanh tra vẫn bền bỉ theo lời phán quyết. Kế toán trưởng, kế toán viên lập báo cáo chỉ biết im lặng tiếp thu và suốt đời mang theo./.
(Tác giả Vũ Lục - TCKT)