Khi DN phát hiện rồi tự điều chỉnh và khi CQ thuế phát hiện ra, mức phạt khác nhau?

  • Thread starter tiger2774
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
P

Phamthanhvan

Guest
7/2/06
4
0
1
Ha Noi
Thay 2 người bàn luận hay quá nên mình cũng có 1 ý kiến thế này:

Tiêu đề đưa ra là khi DN tự phát hiện, tự điều chỉnh và khi cơ quan thuế phát hiện thì mức phạt như nào?

Rõ ràng DN tự phát hiện ra lỗi sai và tự điều chỉnh lỗi sai sẽ không bị phạt hoặc nếu có bị phát thì mức phạt chắc chắn sẽ nhẹ hơn khi cơ quan thuế phát hiện là điều đương nhiên. Bởi vì: lỗi trên được đánh giá mang tính tự giác còn lỗi sau do cơ quan thuế phát hiện có thể qui vào đó là lỗi cố tình hoặc ngay cả khi cơ quan thuế phát hiện cũng tùy thuộc vào tính chất sai phạm của lỗi sai để có những mức phạt khác nhau.

Mình thấy cái căn bản là nguyên nhân của lỗi sai và mức độ ảnh hưởng của lỗi
sai đó như thế nào từ đó áp vào chế tài xử phạt chứ.

Một câu hỏi quá chung chung và câu trả lời cụ thể dẫn đến 2 bên trả lời bất phân thắng bại.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Có lẽ topic này tạm thời dừng lại, chờ khi nào cơ quan thuế ra quyết định xử phạt VPHC hay ko đối với trường hợp của Cty bạn đó thì anh và em sẽ rõ.
Anh đồng ý ko nào anh hổ???
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Có lẽ topic này tạm thời dừng lại, chờ khi nào cơ quan thuế ra quyết định xử phạt VPHC hay ko đối với trường hợp của Cty bạn đó thì anh và em sẽ rõ.
Anh đồng ý ko nào anh hổ???

Nếu để cơ quan thuế lập biên bản thì không cần bàn đến khía cạnh chưa phát hiện nữa, cứ Điều 13, 14 mà làm. Chuyện mà anh em mình thảo luận, vì quá mới, nên để thực tế trả lời. Topic này khoan close, cứ để các mem khác có ý kiến vào nữa đi táo.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Nếu để cơ quan thuế lập biên bản thì không cần bàn đến khía cạnh chưa phát hiện nữa, cứ Điều 13, 14 mà làm. Chuyện mà anh em mình thảo luận, vì quá mới, nên để thực tế trả lời. Topic này khoan close, cứ để các mem khác có ý kiến vào nữa đi táo.

vấn đề vi phạm kê khai hoá đơn khống đã là tội vi phạm gian lận thuế rồi.Anh ơi!!!Cái mà em muốn tìm từ khoá trong câu hỏi của bạn ý là kê khai hoá đơn không hợp pháp=>Đây chính là một căn cứ chính để ta quy tội.
A muốn Các mem khác có ý kiến...em đồng ý...!Vì có tí vốn tí liếng nào cho câu hỏi của bạn này em cũng moi ra hết rùi...huhuhu!
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
vấn đề vi phạm kê khai hoá đơn khống đã là tội vi phạm gian lận thuế rồi.Anh ơi!!!Cái mà em muốn tìm từ khoá trong câu hỏi của bạn ý là kê khai hoá đơn không hợp pháp=>Đây chính là một căn cứ chính để ta quy tội.
A muốn Các mem khác có ý kiến...em đồng ý...!Vì có tí vốn tí liếng nào cho câu hỏi của bạn này em cũng moi ra hết rùi...huhuhu!

BTC đã quy định thế nào là hóa đơn bất hợp pháp ở TT32 rùi, cứ ngâm cứu trong đó thôi.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
BTC đã quy định thế nào là hóa đơn bất hợp pháp ở TT32 rùi, cứ ngâm cứu trong đó thôi.
Anh hổ ơi là anh hổ...anh ngâm cứu cái lại bài mà bạn ấy hỏi ý=>đâu cần ngâm cái TT32 làm gì nữa. khổ quá !!!===>>bạn nói rõ ràng là bạn kê khai hoá đơn " không hợp lệ " =>nhưng bạn đó dùng từ chưa chuẩn, phải nói là hoá đơn không hợp pháp=>thế này rùi còn ngâm cái TT32 làm gì nữa anh!!!Vì vậy căn cứ vào bài bạn hỏi mà áp dụng điều 14 của NĐ98-2002/NĐ-CP để xử phạt là ok rồi.
Bây giờ ý anh là thế nào nữa ạ?căn cứ vào đâu....vào bài bạn ý hỏi hay vào khi cơ quan thúê phát hiện hay chưa phát hiện!!!???
 
Sửa lần cuối:
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Anh hổ ơi là anh hổ...anh ngâm cứu cái lại bài mà bạn ấy hỏi ý=>đâu cần ngâm cái TT32 làm gì nữa. khổ quá !!!===>>bạn nói rõ ràng là bạn kê khai hoá đơn " không hợp lệ " =>nhưng bạn đó dùng từ chưa chuẩn, phải nói là hoá đơn không hợp pháp=>thế này rùi còn ngâm cái TT32 làm gì nữa anh!!!Vì vậy căn cứ vào bài bạn hỏi mà áp dụng điều 14 của NĐ98-2002/NĐ-CP để xử phạt là ok rồi.
Bây giờ ý anh là thế nào nữa ạ?căn cứ vào đâu....vào bài bạn ý hỏi hay vào khi cơ quan thúê phát hiện hay chưa phát hiện!!!???

Ặc...ặc...táo ơi, căn cứ vào bạn ấy để xử phạt sao? Chết mất thôi. Anh đã nêu quan điểm anh từ đầu rùi, đến bi giờ anh vẫn không thay đổi, chỉ có táo là chưa hiểu ý anh nói thôi.:wall:

Nghị định 98/2007 nha, không phải 2002.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Ặc...ặc...táo ơi, căn cứ vào bạn ấy để xử phạt sao? Chết mất thôi. Anh đã nêu quan điểm anh từ đầu rùi, đến bi giờ anh vẫn không thay đổi, chỉ có táo là chưa hiểu ý anh nói thôi.:wall:

Nghị định 98/2007 nha, không phải 2002.
Bập bập nhầm...NĐ98-2007.
Anh à! Dựa vào hành vi gian lận của việc bạn ý khai sai VAT=>làm giảm số thuế phải nộp, tăng thuế đc khấu trừ=>gian quá đi rùi còn gì nữa.=>nên ta căn cứ vào NĐ98/2007 mà xử phạt.
Hiều thể nào nữa anh ui...anh chả chịu hiểu em thì có.Quan điểm em vẫn vậy ko thay đổi! Gian lận thuế.
 
Sửa lần cuối:
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Các bạn cùng tham khảo trường hợp của bạn hỏi đây :
trích nguyen văn huongtc78 : Có điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với những HĐ bị mất, không hợp lệ và sẽ bị phạt ntn?

Hi, chào các bạn
Cho mình hỏi một chút nhe!
Có TH do kế toán cũ không kiểm soát chứng từ, nên đã kê khai thuế GTGT một số chứng từ không hợp lệ. Khi làm sổ sách đã loại bỏ số chứng từ không hợp lệ đó nhưng chưa kê khai điều chỉnh giảm. Nhưng do một lý do khách quan, số chứng từ chưa kê khai điều chỉnh giảm bị mất một số tờ hoá đơn. Vậy TH này phải điều chỉnh giảm thuế khi bị mất chứng từ có sao không?và khi kê khai thì liệu cơ quan thuế có kiểm tra ngay không? Bị phạt thì căn cứ vào Luật kế toán hay Luật thuế? khoảng bao nhiêu tiền?

Chị Tú Anh có trả lời cho vấn đề này như sau- các bạn cùng tham khảo thêm :

Chúng ta sẽ xem xét trường hợp của bạn huongtc78 đã vi phạm vào hành vi thứ mấy theo quy định. Đây là trường hợp của bạn ý:
Trích nguyên văn:
bị mất một số tờ hoá đơn.
Đối với hành vi làm mất hóa đơn thì sẽ bị phạt theo khoản 2, khoản 4 điều 16 Nghị định 89/2002/NĐ-CP Về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn như sau:
2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng.
4. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.

Trích nguyên văn:
đã kê khai thuế GTGT một số chứng từ không hợp lệ.

Không hiểu đã kê khai thuế GTGT đối "chứng từ không hợp lệ" hay là "hóa đơn không hợp pháp". Có lẽ sử dụng từ "hóa đơn không hợp pháp" thì đúng hơn vì kê khai thuế GTGT sẽ phải là hóa đơn GTGT, đối với hóa đơn thì không thấy quy định "hợp lệ" mà chỉ quy định "hợp pháp" thôi. Các bạn xem trong Thông tư 120/2002/TT-BTC Về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn thì sẽ rõ về điều này.

Sau khi xem xét kỹ các điều 103, 105, 106, 107, 108 Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 thì đây là trường hợp sẽ bị đưa vào hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo khoản 4 hoặc khoản 5 điều 108 như sau:
4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
hoặc:
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

Mức phạt quy định chi tiết tại điều 14 Nghị định 98/2007/NĐ-CP Xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
Nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận và bị xử phạt từ 1 đến 3 lần theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.


P/S=>Do một số bạn có yêu cầu trích dẫn câu hỏi của người hỏi nên em đưa lên các bạn căn cứ và trao đổi...
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Mình không thể đọc hết nổi bài của anh tiger2774 và bạn taoxanh trong cái topic này nhưng cũng đã nắm được tinh thần chung của chủ đề này để có thể cùng tham gia góp vui xem sao.

Hiện nay, có 3 văn bản liên quan đến quy định Xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Đó là:
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
- Nghị định 98/2007/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Thông tư 61/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Theo Điều 103 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11: Có 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế. Đó là:
1. Vi phạm các thủ tục thuế.
2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
4. Trốn thuế, gian lận thuế.

Cụ thể, xử phạt các hành vi này được quy định tiếp tại các Điều tiếp theo trong Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11:
Điều 105. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
Điều 106. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
Điều 107. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Luật sẽ được cụ thể hơn bởi Nghị định. Tương ứng với các biện pháp xử phạt trong Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 là các Điều trong Nghị định 98/2007/NĐ-CP:
Điều 7, 8, 9, 10, 11. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
Điều 12. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Nghị định sẽ được hướng dẫn bởi Thông tư. Tương ứng với các biện pháp xử phạt trong Nghị định 98/2007/NĐ-CP là phần B Thông tư 61/2007/TT-BTC:
I. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế
II. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
III. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
IV. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Như vậy chúng ta thấy, các hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt trong lĩnh vực thuế được quy định: đi từ cao xuống thấp (Luật ==> Nghị định ==> Thông tư), đi từ tổng hợp đến chi tiết (Luật ==> Nghị định ==> Thông tư). Muốn biết DN bị xử lý như thế nào đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì phải xem xét DN thuộc trường hợp vi phạm nào để áp dụng mức xử phạt cho chính xác. Để xem xét thì chúng ta cứ chiếu vào barem các khoản, các điều, các phần đã nêu ở trên; rất tách bạch và rõ ràng.

Hành vi vi phạm nào mà cơ quan thuế chưa phát hiện ra, DN phát hiện và tự điều chỉnh thì sẽ được chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn thì trong Nghị định và Thông tư cũng đã nói cụ thể, còn đối với các trường hợp còn lại không quy định, cũng không thấy nói thêm nói nếm gì cả, thì cứ thế mà áp dụng theo đúng barem thôi.

Nếu cần thiết, bài tới mình sẽ nêu các trường hợp được chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn khi DN phát hiện và tự điều chỉnh sai sót.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Như vậy chúng ta thấy, các hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt trong lĩnh vực thuế được quy định: đi từ cao xuống thấp (Luật ==> Nghị định ==> Thông tư), đi từ tổng hợp đến chi tiết (Luật ==> Nghị định ==> Thông tư). Muốn biết DN bị xử lý như thế nào đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì phải xem xét DN thuộc trường hợp vi phạm nào để áp dụng mức xử phạt cho chính xác. Để xem xét thì chúng ta cứ chiếu vào barem các khoản, các điều, các phần đã nêu ở trên; rất tách bạch và rõ ràng.

Hành vi vi phạm nào mà cơ quan thuế chưa phát hiện ra, DN phát hiện và tự điều chỉnh thì sẽ được chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn thì trong Nghị định và Thông tư cũng đã nói cụ thể, còn đối với các trường hợp còn lại không quy định, cũng không thấy nói thêm nói nếm gì cả, thì cứ thế mà áp dụng theo đúng barem thôi.

Nếu cần thiết, bài tới mình sẽ nêu các trường hợp được chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn khi DN phát hiện và tự điều chỉnh sai sót.

- Vi phạm theo Luật, xử theo Nghị định. Thông tư không có ý nghĩa trong này, hắn chỉ có hướng dẫn Nghị định mà thui.

- Nếu DN lỡ kê khai hóa đơn bất hợp pháp vào tháng 1/2007, sau đó đến tháng 9/2007 phát hiện ra mình sai và điều chỉnh lại (trong khi đó cơ quan thuế chưa phát hiện ra hành vi này)=> phạt đơn vị theo điều 14 Nghị định 98 sao? => VÔ LÝ

- Em có thể post cho anh xem ví dụ về tình huống chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn khi DN phát hiện và tự điều chỉnh sai sót ở bài kế nha.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
- Vi phạm theo Luật, xử theo Nghị định. Thông tư không có ý nghĩa trong này, hắn chỉ có hướng dẫn Nghị định mà thui.
Thông tư không có ý nghĩa á? Thế nghĩ ra Thông tư 61/2007/TT-BTC để làm gì anh? Chả lẽ càng chi tiết càng không tốt sao? Hơn nữa, tìm trong Thông tư thấy mấy câu này, không biết nó có ý nghĩa gì không. Nếu không có ý nghĩa gì thì anh giảng giải cho em ạ, cám ơn anh nhiều!

"Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế:
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại điểm 1, Mục này, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau"

"Trường hợp, cung cấp hoá đơn, chứng từ của lô hàng vận chuyển sau thời điểm cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hoặc không cung cấp hoá đơn, chứng từ thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế, trừ trường hợp người nộp thuế cung cấp được chứng từ nộp thuế hợp pháp về lô hàng vận chuyển trong thời hiệu khiếu nại theo quy định thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, mà bị xử phạt theo mức tiền phạt quy định tại điểm này"

"Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Việc xác định số tiền phạt chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục này"

"Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về người vi phạm pháp luật về thuế, người bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 4, Mục I, Phần B Thông tư này"

- Nếu DN lỡ kê khai hóa đơn bất hợp pháp vào tháng 1/2007, sau đó đến tháng 9/2007 phát hiện ra mình sai và điều chỉnh lại (trong khi đó cơ quan thuế chưa phát hiện ra hành vi này)=> phạt đơn vị theo điều 14 Nghị định 98 sao? => VÔ LÝ
Tại sao anh lại cảm thấy vô lý nhỉ? Xét một cách thận trọng thì anh phải đọc kỹ quy định của Nghị định ạ. Anh sẽ vẫn bị phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế khi:
- Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
- Vi phạm lần đầu mà có tình tiết tăng nặng;
- Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết giảm nhẹ;
- Vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ;
- Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng;
- Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên;
- Vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Nếu:
- Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, đã tự kê khai điều chỉnh những sai sót về hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; đã nộp vào Ngân sách Nhà nước số thuế kê khai thiếu, số thuế đã hoàn, số thuế miễn, giảm không đúng so với thực tế phát sinh.
- Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật nhận sai sót và kê khai, điều chỉnh các lỗi sai sót.
Thì: đó chỉ là một trong hai tình tiết giảm nhẹ khi xét đến mức xử phạt ở trên mà thôi. Do đó, anh cần đọc thêm Thông tư nữa để xử phạt cho chính xác; chứ không chỉ nhìn Nghị định thôi đâu.

- Em có thể post cho anh xem ví dụ về tình huống chuyển sang khung xử phạt nhẹ hơn khi DN phát hiện và tự điều chỉnh sai sót ở bài kế nha.
Không còn cần thiết phải post lên nữa nếu anh hiểu đoạn trên em viết gì.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Thông tư không có ý nghĩa á? Thế nghĩ ra Thông tư 61/2007/TT-BTC để làm gì anh? Chả lẽ càng chi tiết càng không tốt sao? Hơn nữa, tìm trong Thông tư thấy mấy câu này, không biết nó có ý nghĩa gì không. Nếu không có ý nghĩa gì thì anh giảng giải cho em ạ, cám ơn anh nhiều!

Thế này nhé, bản chất Thông tư chỉ là hướng dẫn Nghị định và Nghị định có ý nghĩa thế nào thì có lẽ anh không cần phải nói ra thêm. Chỗ nào ở Nghị định nói không rõ thì xem Thông tư để hiểu rõ hơn. Vi phạm theo Luật, xử phạt theo Nghị định. Em có thể tham khảo trên tất cả các biên bản VPHC, không ai ghi vi phạm theo TT cả. Ý nghĩa ở chỗ anh nói là nằm ở chổ xử phạt, chứ TT cũng là văn bản quy phạm pháp luật mà.

"Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế:
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại điểm 1, Mục này, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau"

"Trường hợp, cung cấp hoá đơn, chứng từ của lô hàng vận chuyển sau thời điểm cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hoặc không cung cấp hoá đơn, chứng từ thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế, trừ trường hợp người nộp thuế cung cấp được chứng từ nộp thuế hợp pháp về lô hàng vận chuyển trong thời hiệu khiếu nại theo quy định thì không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, mà bị xử phạt theo mức tiền phạt quy định tại điểm này"

"Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Việc xác định số tiền phạt chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục này"

"Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về người vi phạm pháp luật về thuế, người bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 4, Mục I, Phần B Thông tư này"



Tại sao anh lại cảm thấy vô lý nhỉ? Xét một cách thận trọng thì anh phải đọc kỹ quy định của Nghị định ạ. Anh sẽ vẫn bị phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế khi:
- Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
- Vi phạm lần đầu mà có tình tiết tăng nặng;
- Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết giảm nhẹ;
- Vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ;
- Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng;
- Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên;
- Vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Những trường hợp này đều rơi vào trường hợp đã bị cơ quan thẩm quyền phát hiện (qua biên bản làm việc, biên bản VPHC hay kết quả xác minh chuyển từ nơi khác về) => đều căn cứ trên Điều 13 va 14 để xử phạt.

Anh chỉ góp ý với mọi người về tình huống chưa bị phát hiện thôi. => mức xử phạt sẽ khác hẵn với các khung phạt trên. Chẵng lẽ nếu tôi bị xử phạt giống nhau thì tự điều chỉnh làm gì cho mất thời gian chứ:wall:

Tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng cũng chỉ áp dụng cho trường hợp bị phát hiện thôi. Nếu cơ quan thẩm quyền chưa biết gì hết thì không áp dụng nó vào được.

Nếu:
- Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, đã tự kê khai điều chỉnh những sai sót về hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; đã nộp vào Ngân sách Nhà nước số thuế kê khai thiếu, số thuế đã hoàn, số thuế miễn, giảm không đúng so với thực tế phát sinh.
- Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật nhận sai sót và kê khai, điều chỉnh các lỗi sai sót.
Thì: đó chỉ là một trong hai tình tiết giảm nhẹ khi xét đến mức xử phạt ở trên mà thôi. Do đó, anh cần đọc thêm Thông tư nữa để xử phạt cho chính xác; chứ không chỉ nhìn Nghị định thôi đâu.


Không còn cần thiết phải post lên nữa nếu anh hiểu đoạn trên em viết gì.

Câu này anh không giải thích nha.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
1. Anh nghĩ sao về trường hợp này:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 32 của Luật Quản lý thuế, hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá 90 ngày so với thời hạn quy định, nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì không xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Điều này mà xử phạt vi phạm về hành vi khai thuế quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Sự thật là chẳng cần cơ quan thuế phát hiện ra thì sự vi phạm quá rành rành ra rồi vì có cột mốc thời gian làm bằng chứng mà (các trường hợp khác chẳng chứng minh được phải làm nó rành rành ra như thế nào nên em không nêu). Thế nếu DN vi phạm thời điểm nộp hồ sơ khai thuế quá cái thời hạn quy định kể trên, cơ quan thuế chả nói gì nhưng tự động đem nộp hồ sơ khai thuế thì không phạt vì hành vi trốn thuế, gian luận thuế hả anh? Như vậy, quy định mập mờ, hay anh chưa đưa nốt cho em những quy định rõ ràng hơn về vấn đề này mà chỉ nói đến thực tế thôi?

2. Nếu nhìn sang quy định cũ, Nghị định 100/2004/NĐ-CP thì có nêu rõ thời điểm xác định cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế để xử phạt vi phạm hành chính là: thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó.
Nghị định 98/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 100/2004/NĐ-CP thì hoàn toàn không nêu thời điểm, mà chỉ nêu hành vi gian lận thuế, trốn thuế thôi.

Thông tư 41/2004/TT-BTC có nêu: việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
Thông tư 61/2007/TT-BTC thay thế cho Thông tư 41/2004/TT-BTC có nêu nội dung tương tự: người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người thực hiện cùng hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Như vậy, không có nghĩa là:
Tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng cũng chỉ áp dụng cho trường hợp bị phát hiện thôi. Nếu cơ quan thẩm quyền chưa biết gì hết thì không áp dụng nó vào được.

(Anh có thể trả lời câu hỏi này ở ngoài cũng được)
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
1. Anh nghĩ sao về trường hợp này:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 32 của Luật Quản lý thuế, hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá 90 ngày so với thời hạn quy định, nhưng vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì không xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Điều này mà xử phạt vi phạm về hành vi khai thuế quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Sự thật là chẳng cần cơ quan thuế phát hiện ra thì sự vi phạm quá rành rành ra rồi vì có cột mốc thời gian làm bằng chứng mà (các trường hợp khác chẳng chứng minh được phải làm nó rành rành ra như thế nào nên em không nêu). Thế nếu DN vi phạm thời điểm nộp hồ sơ khai thuế quá cái thời hạn quy định kể trên, cơ quan thuế chả nói gì nhưng tự động đem nộp hồ sơ khai thuế thì không phạt vì hành vi trốn thuế, gian luận thuế hả anh? Như vậy, quy định mập mờ, hay anh chưa đưa nốt cho em những quy định rõ ràng hơn về vấn đề này mà chỉ nói đến thực tế thôi?

2. Nếu nhìn sang quy định cũ, Nghị định 100/2004/NĐ-CP thì có nêu rõ thời điểm xác định cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế để xử phạt vi phạm hành chính là: thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó.
Nghị định 98/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 100/2004/NĐ-CP thì hoàn toàn không nêu thời điểm, mà chỉ nêu hành vi gian lận thuế, trốn thuế thôi.

Thông tư 41/2004/TT-BTC có nêu: việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
Thông tư 61/2007/TT-BTC thay thế cho Thông tư 41/2004/TT-BTC có nêu nội dung tương tự: người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người thực hiện cùng hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Như vậy, không có nghĩa là:


(Anh có thể trả lời câu hỏi này ở ngoài cũng được)

Anh trả lời em bằng 1 câu hỏi nhé.

Em hiểu thế nào đối với Điều và các chữ tô đậm dưới đây:

Điều 106. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế

2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

Nội dung topic này anh chỉ muốn xoay quanh Điều này để áp dụng thôi. Vậy thì hiểu thế nào cho đúng đây?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Như vậy, anh cho rằng "kê khai sai" trong điều 106 sẽ đồng nghĩa với "sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp" trong điều 108?

Lấy một ví dụ cụ thể hơn: em kê khai sai trên tờ khai vì lỗi đánh nhầm số sẽ tương đương như em sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai? Giả sử cả hai trường hợp kê khai đều dẫn đến "giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn". Nếu anh cho rằng như nhau thì anh đã nghĩ quá đơn giản, hoặc là anh chỉ nhìn điều 106 mà không nhìn tiếp điều 108.

Anh chưa trả lời phần I ở bài trước của em. Cái đó chứng minh rõ ràng nhất.
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Như vậy, anh cho rằng "kê khai sai" trong điều 106 sẽ đồng nghĩa với "sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp" trong điều 108?

Lấy một ví dụ cụ thể hơn: em kê khai sai trên tờ khai vì lỗi đánh nhầm số sẽ tương đương như em sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai? Giả sử cả hai trường hợp kê khai đều dẫn đến "giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn". Nếu anh cho rằng như nhau thì anh đã nghĩ quá đơn giản, hoặc là anh chỉ nhìn điều 106 mà không nhìn tiếp điều 108.

Anh chưa trả lời phần I ở bài trước của em. Cái đó chứng minh rõ ràng nhất.

Anh đã lập đi lập lại nhiều lần hãy phân biệt trước khi phát hiện sau khi phát hiện (cái này mới là cái chính mà anh đã nêu ở đầu topic này), thế mà cứ loay hoay ở những điều xử phạt. Điều 108 nói về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vậy cơ quan thuế xác định hành vi trên dựa vào đâu? Nếu có dựa vào đâu đi chăng nữa thì có phải là phát hiện ra không? Chưa tuyên án trước tòa thì đâu có mất quyền công dân chứ!!!!

Phần 1 của em nó cũng tương tự như thế đó, em thử suy nghĩ thoáng hơn chút nữa xem. Quy định hình phạt cho tội danh nào đó phải có sự phán quyết từ cơ quan thẩm quyền.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Anh đã lập đi lập lại nhiều lần hãy phân biệt trước khi phát hiện sau khi phát hiện (cái này mới là cái chính mà anh đã nêu ở đầu topic này), thế mà cứ loay hoay ở những điều xử phạt.
Anh biết tiêu đề của điều 106 nói gì không? Đây này: "Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế". Em đưa ra điều 108 "Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế" cũng là điều tương đương thôi. Vậy ai loay hoay trước? Nếu cái quy định của anh nằm trong điều 108 thì em chẳng nói làm gì.

Điều 108 nói về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vậy cơ quan thuế xác định hành vi trên dựa vào đâu?
Dựa vào đâu á? Theo quy định mới thì không có nhưng quy định cũ thì có nói đấy. Như vậy là văn bản mập mờ? Hay cụ thể quá mà mọi người vẫn hiểu mập mờ?

Nếu có dựa vào đâu đi chăng nữa thì có phải là phát hiện ra không? Chưa tuyên án trước tòa thì đâu có mất quyền công dân chứ!!!!
Thế anh chưa đọc Nghị định 100/2004/NĐ-CP như phần trước em đã trích dẫn à? Chỉ cần vi phạm sau thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó thì đã bị coi là hành vi trốn thuế rồi, chứ chưa phải chờ đến khi cơ quan thuế phát hiện ra.

Phần 1 của em nó cũng tương tự như thế đó, em thử suy nghĩ thoáng hơn chút nữa xem.
Em nghĩ thoáng nhưng khi Luật quản lý thuế ra đời và cán bộ thuế ngày nay không cho phép em được nghĩ thoáng. Em nghĩ thoáng nhưng người quản lý thuế của công ty em hoặc người kiểm tra thuế công ty em không nghĩ thoáng như em thì sao?

Quy định hình phạt cho tội danh nào đó phải có sự phán quyết từ cơ quan thẩm quyền.
Vậy là cơ quan thuế có thể du di theo ý mình đối với quy định của Quốc hội?
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Anh biết tiêu đề của điều 106 nói gì không? Đây này: "Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế". Em đưa ra điều 108 "Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế" cũng là điều tương đương thôi. Vậy ai loay hoay trước? Nếu cái quy định của anh nằm trong điều 108 thì em chẳng nói làm gì.


Dựa vào đâu á? Theo quy định mới thì không có nhưng quy định cũ thì có nói đấy. Như vậy là văn bản mập mờ? Hay cụ thể quá mà mọi người vẫn hiểu mập mờ?


Thế anh chưa đọc Nghị định 100/2004/NĐ-CP như phần trước em đã trích dẫn à? Chỉ cần vi phạm sau thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó thì đã bị coi là hành vi trốn thuế rồi, chứ chưa phải chờ đến khi cơ quan thuế phát hiện ra.


Em nghĩ thoáng nhưng khi Luật quản lý thuế ra đời và cán bộ thuế ngày nay không cho phép em được nghĩ thoáng. Em nghĩ thoáng nhưng người quản lý thuế của công ty em hoặc người kiểm tra thuế công ty em không nghĩ thoáng như em thì sao?


Vậy là cơ quan thuế có thể du di theo ý mình đối với quy định của Quốc hội?

Bi giờ em đưa 100 vào làm gì nữa? Đâu còn hữu dụng chứ. Trong 98 cũng có nói về trường hợp này (Điều 12).

Từ lúc Luật thuế có đến nay, em có nhận thấy đây là sự khác biệt to nhất không?

Người cán bộ thuế hay đơn vị khi vận hành công việc cũng đều vận dụng Luật để làm cả thôi. Đơn giản nhất là các biên bản, sau này bên nào cũng vận dụng chữ nghĩa trong đó để giành phần đúng về cho mình.

Anh nghĩ tới đây ngưng đi, anh muốn hoa cả mắt lên rồi. Cứ để thực tế trả lời thôi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bi giờ em đưa 100 vào làm gì nữa? Đâu còn hữu dụng chứ.
Em đưa Nghị định 100/2004/NĐ-CP để phản biện lại suy nghĩ của anh thôi, chứ quy định mới không nêu nội dung em đã trích trong Nghị định 100/2004/NĐ-CP và cũng không nêu rõ ràng như suy nghĩ anh đã nói.

Trong 98 cũng có nói về trường hợp này (Điều 12).
Đã nói điều 12 "Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế" mà sao anh không nói đến điều 14 "Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế" cho công bằng và tương đương?

Từ lúc Luật thuế có đến nay, em có nhận thấy đây là sự khác biệt to nhất không?
Khác biệt to lớn nhưng em chưa nhận ra sự khác biệt khi anh áp dụng nó vào hành vi gian lận thuế, trốn thuế.

Người cán bộ thuế hay đơn vị khi vận hành công việc cũng đều vận dụng Luật để làm cả thôi. Đơn giản nhất là các biên bản, sau này bên nào cũng vận dụng chữ nghĩa trong đó để giành phần đúng về cho mình.
Đúng rồi! Thực tế chứng minh là rõ ràng nhất nhưng thực tế hầm bà làng lắm. Cái đó tùy thuộc vào trình độ cán bộ thuế. Em muốn hiểu rõ nội dung đã được quy định chính xác như thế nào để tìm ra "chân lý" (nghe hơi to tát một tí) nhưng em cũng đành phải chấp nhận thực tế thôi nếu em muốn "sống".

Anh nghĩ tới đây ngưng đi, anh muốn hoa cả mắt lên rồi. Cứ để thực tế trả lời thôi.
Vậy khóa nha!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA