Các hệ số tài chính

  • Thread starter hoanghai01
  • Ngày gửi
H

hoanghai01

Guest
16/10/07
5
0
0
44
ha noi
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán.

Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn

Nhóm hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm/360 ngày)

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày)

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình

Nhóm hệ số nợ của công ty

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/Vốn cổ phần

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm

http://tinchungkhoan24h.com
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
Phương pháp tính

Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là:

Phương pháp Passcher:

Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:

Người ta dùng công thức sau để tính:

Σ qt pt
I p = -------------
Σ qt po


Trong đó: Ip : Là chỉ số giá Passcher

pt : Là giá thời kỳ t

po : Là giá thời kỳ gốc

qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )

hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.

i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá

n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.

Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong); các chỉ số của Thuỵ Sĩ,.. và Vn- Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này.

Phương pháp Laspeyres.

Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:

Σ qo pt
I l = -------------
Σ qo po

Trong đó: IL : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

pt: Là giá thời kỳ báo cáo

po : Là giá thời kỳ gốc

qo: Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc

i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá

n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức.

Chỉ số giá bình quân Fisher

Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán

I F =
Ö IP x IL

Trong đó:I F : Là chỉ số giá Fisher

IP: Là chỉ số giá Passcher

I L: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.

Phương pháp số bình quân giản đơn:

Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:

Σ pi
Ip = -------------
n

Trong đó: Ip: là giá bình quân;

Pi: là giá Chứng khoán i;

n: là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.

Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn ( ) của nó thấp.

Phương pháp bình quân nhân giản đơn

I p =
ÖP Pi

Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này.

Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết.

Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%).

Chọn rổ đại diện

Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện.

Ở Sở giao dịch chứng khoán New York có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu.

Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11-1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.

Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).

Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.

Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu


Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số.

Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá.

Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...

Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.

Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:


Cổ phiếuGiá ngày giao dịch 1Giá ngày giao dịch 2Giá ngày giao dịch 3A
B
C
17
13
15
19
13
16
19
13
8
Tổng giá454830

DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)

DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7%

Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi.

Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất.

Cụ thể là:

48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)

30 =======> Hệ số chia là D1

Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.

Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền giá trị Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:

åqt pt å qt pt
I p = ------------- => --------------
å qt po Dt


Chứng khoánKhối lượng niêm yếtGiá đóng cửa 21/7Giá đóng cửa ngày 31/7Giá đóng cửa ngày 2/8A
B
C
1000
2000
5000
10
15
12
16
18
13
17
20

- Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100% (điểm)

= 100x(1000x10+2000x15)/(1000x10+2000x15) = QoPo/Do =100

Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm

Do = 1000x10+2000x15 = 40000

- Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm

= 100x (1000x12 + 2000x16)/ (1000x10+2000x15) = P1 Q1/D1 =110

Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31-7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.

- Chỉ số giá ngày 2-8 là 120, 67 điểm tăng 10, 67 điểm, phương pháp tính như sau:

= 100x(13x1000+17x2000+20x5000)/ D2 = P2Q2/D2 = 120, 67 tăng 10, 67 điểm

Tính D2 như sau:

( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000)

( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2

Từ đó:

(10x1000+ 15x2000)x( 12x1000 + 16x2000 +18x5000)

D2 = --------------------------------------------------------------------= 121818,1818

( 12x1000 + 16x2000)

Hệ số chia đã thay đổi từ 40 000 (Do và D1) thành 121 818,1818 (D2)

Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2-8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán.

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn
Nói về hệ số khả năng thanh toán mình có vài ý thế này :
Khả năng thah toán của DN được biểu hiện ở số tiền và TS mà DN hiện có, có thể có dùgn để trang trải các khoản côg nợ.
Theo tôi, để đánh giá và phân tích khả năg thanh toán của DN thì trước tiên phải tính chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng hợp.

hs khả năng thanh toán tổng hợp (K) = Số tiền có thể dùng để thanh toán(khả năng thah toán) / số tiền phải thanh toán(nhu cầu thanh toán).

trong đó số tiền có thể dùng thanh toán bao gồm : Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản ĐT tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu có thể thu hôi được trong time ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản ngắn hạn khác.

Số tiền phải thanh toán bao gồm : Vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải nôpk vào NSNN, phải trả CNV, phải trả nội bộ, các khoản pn và ptrả khác.

Bây giờ tôi phân tích hệ số K :
Nếu K >= 1==>chứng tỏ DN có khả năng thanh toán, có thể trang trải hết công nợ, tình hìh TC của DN là ổn định, hoặc khả quan.

Nếu K < 1==>DN ko có khả năng trang trải công nợ, thực trạng TC của DN ko bình thươờng, thậm chí là khó khăn.

Nếu K càng nhỏ hơn 1==>DN mất dần khả năng thanh toán, thậm chí DN có nguy cơ phá sản.

Ngoài ra ta cũng có thể xác định chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh. Trên BCĐKT, nhìn vào ta thấy các khoản thanh toán ngay : Khoản tiền(TM,TGNH,tiền đang chuyển), các khoản ĐTTC ngắn hạn (Ckhoán ngắn hạn, các khoản ĐTTC ngắn hạn khác) và các khoản phải thu.

Hệ số khả năng thanh toán tổng nhanh = Vốn bằng tìên + ĐT ngắn hạn + các khoản phải thu / tổng các khoản nợ ngắn hạn.
=>chúng ta quan tâm nhất là khoản tiền và các khoản ĐTTC ngắn hạn=>hai khoản này có thể huy động để thanh toán ngay, còn các khoản phải thu dù sao cũng phải chờ đợi thêm 1 time nữa mới có thể thu hồi được.

Đó là một số ý mình muốn trao đổi cùng bạn!Các hệ số kia tối về nhà phân tích tiếp nhé! see you late.:bigok:

http://tinchungkhoan24h.com
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA