Tăng nguồn vốn kinh doanh!

  • Thread starter tuyetto
  • Ngày gửi
tuyetto

tuyetto

Nắng gió.
Nhờ giúp đỡ nghiêm túc!
Số vốn hiện có của công ty là 2 tỷ.
Nay hội đồng quản trị quyết định tăng lên 5 tỷ, nhưng ngặt nỗi, chẳng có tiền bạc hay tài sản nào được tham gia góp vốn vào, mà chỉ thể hiện trên giấy tờ để đăng ký với sở kế hoạch đầu tư:
+Ông A : 2,5 tỷ
+Bà B : 1tỷ
+Bà C : 1,5 tỷ
=> Nên tớ cũng chẳng biết phải đưa nó vào khoản nào:
-Nếu đưa vào quỹ tiền mặt thì dội lên quá cao, tất toán bằng việc tạm ứng hay mua hàng cũng không xong!
-Nếu đưa vào vay vốn của một cá nhân hay tổ chức nào đó thì phải làm khế ước vay, rồi trả lãi! > Nhưng trên giấy phép đó là số vốn góp của từng cá nhân theo tỷ lệ phần % đã góp của mỗi thành viên!
- Nếu góp bằng tài sản đi vay thì cũng cùng chung số phận, vì chẳng có giấy tờ, tài liệu hồ sơ nào chứng minh được nguồn gốc.!

Tớ thì đề nghị giám đốc ký duyệt tất cả số góp vốn chỉ có trên giấy tờ ấy bằng mấy cái phiếu thu cho từng thành viên góp vốn ký vào, rồi sau này viết vài tờ phiếu chi tất toán sang cho khoản tạm ứng ..........

Đồng nghiệp nào có cao kiến gì không, giúp tớ một tay với! Đang cần gấp!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

phuong2n

Guest
20/8/04
32
0
0
48
hanoi
Đừng làm gì nhiều cho mất công mất sức để rồi chẳng ai thèm quan tâm dòm ngó tới.

Cứ để nó dư ảo trên 111.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Theo Mina để trên số dư tài khoản tiền mặt ảo cũng rất nguy hiểm, vì khi bạn cần làm gì liên quan đến ngân hàng thì người ta sẽ biết ngay.
Mina thấy tốt nhất là nên đưa vào khoản tạm ứng hoặc khoản tiền nợ phải trả cho công ty.
Nhưng họ làm gì mà cần phải tăng vốn lên cao thế trong khi thực tế tiền lại không có, chẳng hiểu nổi? Họ không sợ trách nhiệm khi có sự cố gì xảy ra hay sao vậy?
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Theo em thì không biết như tuyetto nói thì là tăng vốn trên đăng ký kinh doanh hay vốn góp.
+ Nếu là vốn đăng ký kinh doanh thì không vấn đề gì cứ làm thủ tục với SKHĐT
+ Nếu là vốn góp thì cái việc để số dư ở quỹ tiền mặt hay cái gì khác cũng đều nguy hiểm cả. Nhất là để ở tiền mặt.... nhìn là biết số bố láo ( chỉ có thằng không biết tiền là gì thì mới để tiền trong két đến vài tỷ )
Theo mình thì việc tăng vốn đó phải có nguyên do của nó... từ đó sẽ đưa nó về dạng tàn sản hay vốn nào cho phù hợp....
Em lẩm bẩm mấy câu thế thôi nhé !
 
P

phuong2n

Guest
20/8/04
32
0
0
48
hanoi
Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất.

Thà là một thằng nông dân còn hơn làm thằng trí thức đểu.

Nếu để treo lơ lửng lung tung mà khi có việc xảy ra, mấy ông A15, A16 túm cổ còn khổ hơn nhiều.

Theo tôi để trên 111 vẫn là thượng sách (nhưng cũng fải có giới hạn).

Khi nhiều quá thì tùy cơ ứng biến.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Nếu bắt buộc phải thế bạn nên hạch toán như thế này :
Nợ 1388/ Có 411 : 5 tỷ ( Chi tiết cho từng đối tượng A, B, C và có hợp đồng, văn bản cụ thể ). Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra khi tăng vốn trên đăng ký kinh doanh, nếu vậy chẳng cần bạn phải hạch toán gì cả. Còn thực tế không ai tự dưng đi tăng vốn kiểu như vậy.
 
T

teppi

Sơ cấp
21/6/04
45
0
6
Truy cập trang
Tớ cũng đang gặp phải trường hợp này.
Nguồn vốn trên đăng ký kinh doanh cũ của bọn tớ là: 500 triệu
Bây giờ mới làm thay đổi DDKKD thành: 10 tỷ
1 thanh viên cũ rút vốn(30%= 150 triệu) coi như chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên kia. Và thêm 1 thành viên mới vào(vẫn 30%) nhưng trên số vốn góp là: 10 tỷ (cũng đều là ảo cả)

Tớ cũng đang băn khoăn không biết nên đưa vào đâu cho hợp lý. Vì nếu đưa vào 111 thì số dư cuối năm sẽ rất lớn và sẽ rất bất hợp lý.
(Tớ cũng chỉ định viết mấy cái phiếu thu như tuyetto thôi)
Có ai có cao kiến thì giúp tớ với
Thanks
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Thế các bác cho hỏi luôn về luật doanh nghiệp có quy định các thành viên trong cty cổ phần phải góp đủ số vốn trên giấy đăng ký kinh doanh không ?
- Nếu không được phép thì xử lý thế nào khi góp thiếu ?
- Không góp = số vốn đăng ký mà không sao thì việc gì phải quan tâm đến mấy cái các bác trên kia đang thắc mắc nhỉ ?
 
T

teppi

Sơ cấp
21/6/04
45
0
6
Truy cập trang
Bacs caomto oi. Không góp bằng số vốn đấy thì số vốn đấy ở đâu ra? Nó tự mọc lên à? ?????
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Các bạn phải thay đổi đăng ký kinh doanh theo vốn điều lệ. Để an toàn hơn các bạn nên có điều khoản trong điều lệ của công ty là góp vốn theo tiến độ công viêc của DN. Khi đó các cổ đông sẽ góp vốn theo tiến độ kế hoạch kinh doanh của đơn vị. Số vốn mà các cổ đông chưa đóng góp là một khoản nợ của các cổ đông đối với DN. Trong trường hợp này nó chỉ ảnh hưởng khi các bạn đi vay nợ cho họat đông sản xuất kinh doanh mà vốn chưa góp đủ thì chi phí vay không được phép tính là chi phí hợp lệ
 
tuyetto

tuyetto

Nắng gió.
Rất cảm ơn các bạn đã tham gia đóng góp ý kiến!
Đến đây thì mình cũng rút ra được một số việc cần làm :
Trước tiên , chia số vốn cuả Bà B (1tỷ) thành 2 phần: 500 triệu cho vào quỹ tiền mặt như thế là tạm ổn. Sau đó đưa số vốn còn lại cuả Bà B (500 triệu) và số vốn cuả Ông A, Bà C sang tài khoản 1388 ( như bạn Halongcity đã góp ý), cho nó treo ở đây một thời gian, giống như Chị MINA đã nói là số vốn này các thành viên còn nợ lại cuả công ty. Thời gian sau thì cân đối lại rồi từ từ kết chuyển hết phần 1388 này!

To:Halongcity
Bạn có thể nói rõ hơn về việc hợp đồng, văn bản hay công văn gì đó?

To:Cam to
Nếu chẳng có bác thuế sờ vào, thì tớ chả cần phải làm gì cho mệt óc?!
 
Sửa lần cuối:
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
To Tuyetto : Muốn vậy bạn phải có những văn bản, giấy tờ đăng ký lại vốn điều lệ; bổ sung một số điều khoản trong điều lệ Công ty như chị nhungpt59 nói, cam kết góp vốn của từng thành viên ...
 
tuyetto

tuyetto

Nắng gió.
Cám ơn Halongcity nhiều và cũng như cám ơn đến tất cả các bạn!. Hì, tuyết đã làm xong tất cả các thủ tục để hoàn tất số vốn này, mặc dù thành viên trong hội đồng quản trị có người bảo tớ rất rối quá, biết làm sao được, hì hì, thì cười tươi vào thế là xong, nhưng được giám đốc chiếu cố là ồ lá la !
 
H

Hoangminhduc

Guest
25/4/08
2
0
0
43
Lạng sơn
nói chung là tuỳ cơ ứng biến thôi. Tớ làm trong cục CA kinh tế đây thấy các cậu nói mà tớ thấy dùng mình quá!
 
P

Phuong_Cubic

Guest
20/9/06
14
0
0
Đống Đa - Hà nội
vốn đkkd là 5 tỷ, nhưng ko nhất thiết phải góp cả 5 tỷ vào đâu bạn. Bạn có thể góp vốn làm nhiều lần. Trừ khi bạn muốn trong BCTC vốn lưu chuyển lớn thì mới góp hết, chẳng ai tin có nhiều tiền mặt trong két đâu.
 
L

love369

Guest
13/12/06
46
0
0
Hà Nội
Các bạn nên đọc lại khoản 4 điều 11 luật doanh nghiệp số 60: Cấm Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế. và điều 80:
Điều 80. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Và điều 84 nè:
Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
Chúc bạn hạch toán chính xác
 
M

minh toan

Cao cấp
9/6/08
335
1
0
000
Tốt hơn là bạn thông qua TK ngân hàng
- Nếu là ảo thì bạn cứ treo vào TK 111
- Nhưng phải có biên bản góp vốn của các thành viên và biên bản họp hội đồng thành viên có thông qua việc góp vốn của các thành viên trước đó của công ty bạn với chứ ký của tất các các thành viên, đóng dấu của giám đốc
 
H

hunter81

Guest
28/3/07
42
0
0
42
Vũng tàu
Theo tôi bạn phải làm như sau mới hợp lý:
Khi có quyết định tăng vốn góp :
C 411 : 5 tỷ
N 138 : 2,5 tỷ (ông A)
N 138 : 1 ty (Bà B)
N 138 : 1,5 tỷ (Bà C)
Cách làm trên là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Nếu có gì bất thường thì comment lại nhé!
 
H

hoangthuytrang

Sơ cấp
24/6/08
17
0
0
41
HaNoi
Theo mình thì các bạn cứ để đăng ký với sở KHĐT là như vậy nhưng khi vào hạch toán thì các bạn chia số vốn góp đã đăng ký đó thành nhiều lần. Ví dụ như vốn đăng ký là 10tỷ ta có thể chia ra góp thành 3,4 lần gì đó(khi đó bạn phải làm biên bản họp hẳn hoi là góp bao nhiêu lần, trong thời hạn bao lâu thì góp tiếp lần tiếp theo và lần cuối cùng là khi nào) như thế tiền trong quỹ của bạn sẽ ko bị còn nhiều, vì trong khoảng thời gian chờ góp vốn lần tiếp theo ta đã tiêu bớt số vốn đã góp lần trước đó.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA