Thuế TNDN cho Hợp đồng hợp tác - Thực sự cần cao thủ!!!

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Công ty mình và công ty B đang trong quá trình thương thảo hợp đồng hợp tác tham gia 1 dự án. Trong đó, chủ đầu tư là bên mình (Bên A), Bên B góp vốn 50%. Hai bên sẽ thống nhất dự toán chi phí. Doanh thu và chi phí sẽ tập hợp mang tên Bên A nhưng bên đó sẽ phải hạch toán và theo dõi riêng để hai bên có thể kiểm tra kiểm toán. Hai bên sẽ lập ra 1 BQL dự án để điều hành Dự án. Quyền hạn của BQL dự án giống như BQT của 1 công ty LD. Những hạng mục do bên B làm thì sẽ xuất hóa đơn lại cho bên A để làm căn cứ xác định chi phí của dự án. Toàn bộ doanh thu tất nhiên đứng tên bên mình. Chi phí thuế TNDN của dự án được xác định căn cứ vào Luật thuế TNDN hiện hành, tức là lấy (Tổng doanh thu - Tổng chi phí + Chi phí không hóa đơn)*28%. Chi phí không hóa đơn ở đây sẽ được hai bên đồng ý chấp thuận trên báo cáo kiểm toán nội bộ mà trước đó GĐ BQL dự án đã thông qua.
Lợi nhuận sau khi trừ chi phí thuế sẽ được chia 50/50. Nếu dự án lỗ, số lỗ cũng sẽ chia 50/50 và trừ vào vốn góp, nhưng nếu lỗ thì bên mình phải xuất hóa đơn cho số lỗ của bên B để bên B làm căn cứ xác định thuế TNDN phải nộp cho công ty B. Bên mình thì số lỗ đương nhiên được tính gộp vào lãi-lỗ của công ty rồi, như vậy sẽ công bằng cho cả 2 bên khi phân chia lãi - lỗ.
Câu hỏi cần giúp đỡ:
1. Trong HĐ liên kết như vậy thì chuẩn mực kế toán nào liên quan? Báo cáo tài chính sẽ có gì khác không? Nếu nhận lãi ròng (xem như đã nộp thuế rồi) thì trên báo cáo tài chính thể hiện như thế nào? Nếu chia lãi thì thể hiện như thế nào?
2. Nếu lỗ, Bên A được "quyền" gánh số lỗ do được cấn trừ vào thu nhập chung của công ty. Do đó B cũng phải được chia "quyền" này do đó A phải xuất hóa đơn cho B cho số lỗ mà B phải chịu. Như vậy có "kỳ cục" không hay có cách nào khác/phương pháp khác để hai bên cùng được chia sẻ quyền lợi trong trường hợp lãi cũng như lỗ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Công ty mình và công ty B đang trong quá trình thương thảo hợp đồng hợp tác tham gia 1 dự án. Trong đó, chủ đầu tư là bên mình (Bên A), Bên B góp vốn 50%. Hai bên sẽ thống nhất dự toán chi phí. Doanh thu và chi phí sẽ tập hợp mang tên Bên A nhưng bên đó sẽ phải hạch toán và theo dõi riêng để hai bên có thể kiểm tra kiểm toán. Hai bên sẽ lập ra 1 BQL dự án để điều hành Dự án. Quyền hạn của BQL dự án giống như BQT của 1 công ty LD. Những hạng mục do bên B làm thì sẽ xuất hóa đơn lại cho bên A để làm căn cứ xác định chi phí của dự án. Toàn bộ doanh thu tất nhiên đứng tên bên mình. Chi phí thuế TNDN của dự án được xác định căn cứ vào Luật thuế TNDN hiện hành, tức là lấy (Tổng doanh thu - Tổng chi phí + Chi phí không hóa đơn)*28%. Chi phí không hóa đơn ở đây sẽ được hai bên đồng ý chấp thuận trên báo cáo kiểm toán nội bộ mà trước đó GĐ BQL dự án đã thông qua.
Lợi nhuận sau khi trừ chi phí thuế sẽ được chia 50/50. Nếu dự án lỗ, số lỗ cũng sẽ chia 50/50 và trừ vào vốn góp, nhưng nếu lỗ thì bên mình phải xuất hóa đơn cho số lỗ của bên B để bên B làm căn cứ xác định thuế TNDN phải nộp cho công ty B. Bên mình thì số lỗ đương nhiên được tính gộp vào lãi-lỗ của công ty rồi, như vậy sẽ công bằng cho cả 2 bên khi phân chia lãi - lỗ.
Câu hỏi cần giúp đỡ:
1. Trong HĐ liên kết như vậy thì chuẩn mực kế toán nào liên quan? Báo cáo tài chính sẽ có gì khác không? Nếu nhận lãi ròng (xem như đã nộp thuế rồi) thì trên báo cáo tài chính thể hiện như thế nào? Nếu chia lãi thì thể hiện như thế nào?
2. Nếu lỗ, Bên A được "quyền" gánh số lỗ do được cấn trừ vào thu nhập chung của công ty. Do đó B cũng phải được chia "quyền" này do đó A phải xuất hóa đơn cho B cho số lỗ mà B phải chịu. Như vậy có "kỳ cục" không hay có cách nào khác/phương pháp khác để hai bên cùng được chia sẻ quyền lợi trong trường hợp lãi cũng như lỗ.

Adam xem thử công văn dưới đây có giúp gì được cho Adam không nhé. Anh sẽ tranh thủ kiếm thêm ít cái nữa có nội dung liên quan xem sao.
 
Sửa lần cuối:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Nghe đầu đề cần cao thủ đã định bỏ qua, nhưng lại đắn đo thử phân tích lại đề tài này xem. Nếu bài của mình ko phù hợp bạn làm ơn xóa luôn giùm nhé!
Công ty mình và công ty B đang trong quá trình thương thảo hợp đồng hợp tác tham gia 1 dự án. Trong đó, chủ đầu tư là bên mình (Bên A), Bên B góp vốn 50%. Hai bên sẽ thống nhất dự toán chi phí. Doanh thu và chi phí sẽ tập hợp mang tên Bên A nhưng bên đó sẽ phải hạch toán và theo dõi riêng để hai bên có thể kiểm tra kiểm toán. Hai bên sẽ lập ra 1 BQL dự án để điều hành Dự án. Quyền hạn của BQL dự án giống như BQT của 1 công ty LD
Vấn đề này là thỏa thuận nằm trong hợp đồng hợp tác giũa hai Cty với nhau không chi phối bởi bên thực hiện công trình. Bên B chỉ là bên góp vốn thế nên đương nhiên bên A là bên hạch toán mỏi khoản doanh thu và chi phí lãi lỗ rồi.
Những hạng mục do bên B làm thì sẽ xuất hóa đơn lại cho bên A để làm căn cứ xác định chi phí của dự án
Đây sẽ là bên B làm thuê cho bên A. Bên A không bị chi phối bởi hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Cho nên phần việc nào bên B thực hiện sẽ phải xuất hóa đơn cho bên A là chắc chắn rồi.

1. Trong HĐ liên kết như vậy thì chuẩn mực kế toán nào liên quan? Báo cáo tài chính sẽ có gì khác không? Nếu nhận lãi ròng (xem như đã nộp thuế rồi) thì trên báo cáo tài chính thể hiện như thế nào? Nếu chia lãi thì thể hiện như thế nào?
Trong hợp đồng liên kết này thì theo mình sẽ áp dụng chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Vì Cty bạn là Công ty A, mọi doanh thu chi phí bên Cty A đã hạch toán theo pháp luật thuế vì thế khi công trình hoàn thành lãi hay lỗ khoản này Cty A đều đã hạch toán vào kỳ kế toán trong năm nên không phải hạch toán gì nữa.
2. Nếu lỗ, Bên A được "quyền" gánh số lỗ do được cấn trừ vào thu nhập chung của công ty. Do đó B cũng phải được chia "quyền" này do đó A phải xuất hóa đơn cho B cho số lỗ mà B phải chịu. Như vậy có "kỳ cục" không hay có cách nào khác/phương pháp khác để hai bên cùng được chia sẻ quyền lợi trong trường hợp lãi cũng như lỗ
Khi chia lãi hoặc lỗ hai bên căn cứ vào hợp đồng hợp tác và báo cáo kiểm toán nội bộ của dự án . Nếu lỗ thì cũng lập biên bản chia lỗ cho các bên chứ sao lại lập hóa đơn chia lỗ ạ.
Khi chia lãi,lỗ cho trường hợp này thì bên B sẽ căn cứ vào báo cáo kiểm toán nội bộ + hợp đồng hợp tác kinh doanh + Biên bản chia lãi lỗ để hạch toán số lãi lỗ này vào hệ thống tài chính của cty B.
Còn bên A cũng sẽ căn cứ vào hợp đồng hợp tác kinh doanh + biên bản chia lỗ để ghi giảm số lỗ trong năm tài chính của Cty A .
Trên đây là ý kiến, quan điểm của mình mà mình đã làm. Nếu bạn thấy không phù hợp thì có thể xóa bài giùm!
 
Sửa lần cuối:
VŨ THỊ TUYẾT MAI

VŨ THỊ TUYẾT MAI

Guest
3/4/06
165
0
0
Vô định
Em có chút ý kiến này nhé :
Lợi nhuận sau khi trừ chi phí thuế sẽ được chia 50/50. Nếu dự án lỗ, số lỗ cũng sẽ chia 50/50 và trừ vào vốn góp, nhưng nếu lỗ thì bên mình phải xuất hóa đơn cho số lỗ của bên B để bên B làm căn cứ xác định thuế TNDN phải nộp cho công ty B. Bên mình thì số lỗ đương nhiên được tính gộp vào lãi-lỗ của công ty rồi, như vậy sẽ công bằng cho cả 2 bên khi phân chia lãi - lỗ..
- Căn cứ vào HĐ hợp tác đầu tư & hồ sơ kiểm toán nội bộ của dự án => Lập BB phân chia lãi lỗ thì thích hợp hơn là xuất hóa đơn tài chính

1. Trong HĐ liên kết như vậy thì chuẩn mực kế toán nào liên quan?
- Vì toàn bộ DThu & Chi phí đều được chia theo tỉ lệ 50/50 cho mỗi bên tham gia HĐ Hợp tác đầu tư này mà không thành lập ra một cơ sở kinh doanh mới. Do đó theo em đây là trường hợp hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát => liên quan đến Chuẩn mực kế toán số 08 "Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh"

Báo cáo tài chính sẽ có gì khác không? Nếu nhận lãi ròng (xem như đã nộp thuế rồi) thì trên báo cáo tài chính thể hiện như thế nào? Nếu chia lãi thì thể hiện như thế nào?
- Báo cáo tài chính k có gì thay đổi, 1 bên thể hiện số tiền đem đi góp vốn liên doanh, một bên thể hiện số tiền nhận góp vốn liên doanh thôi.
- Nếu nhận lãi thì 1 bên thể hiện trên TK 4212, 1 bên thể hiện trên TK 515
- Nếu chia lãi cho bên B : Nợ 4212 / Có 338 (phần tiền lãi chia)

2. Nếu lỗ, Bên A được "quyền" gánh số lỗ do được cấn trừ vào thu nhập chung của công ty. Do đó B cũng phải được chia "quyền" này do đó A phải xuất hóa đơn cho B cho số lỗ mà B phải chịu. Như vậy có "kỳ cục" không hay có cách nào khác/phương pháp khác để hai bên cùng được chia sẻ quyền lợi trong trường hợp lãi cũng như lỗ.
- Lỗ thì anh lập BB phân chia lãi lỗ đồng thời hạch toán : Nợ 338 / Có 4212

Trên đây là một vài ý kiến của cá nhân em thôi, không biết có anh chị nào có ý kiến khác không thì vui lòng Post bài cho mọi người tham khảo với. Thanks
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Nói thật với các bác là em không phải là cao thủ nên không thể trả lời được nhưng với kinh nghiệm vài năm làm thủ kho thì chỉ có thể góp ý cho bài của bác Bong05 mà thôi.

Vấn đề này là thỏa thuận nằm trong hợp đồng hợp tác giũa hai Cty với nhau không chi phối bởi bên thực hiện công trình. Bên B chỉ là bên góp vốn thế nên đương nhiên bên A là bên hạch toán mỏi khoản doanh thu và chi phí lãi lỗ rồi.

Đồng ý với bác Bong05 là nên căn cứ vào HĐ hợp tác đầu tư giữa 2 công ty. Nhưng vì là 50/50 nên đồng thời lập ban kiểm toán nội bộ của dự án. Chuyện này sẽ bao gồm cả biên bản chia lỗ cũng như các vấn đề liên quan.

Đây sẽ là bên B làm thuê cho bên A. Bên A không bị chi phối bởi hợp đồng hợp tác giữa hai bên.

Cái này thì không đồng ý với bác Bong05. Đành rằng là không bị chi phối nhưng cứ coi như là bên B vừa là góp vốn cũng vừa là đối tác thì sao. Vậy thì chắc chắn bên B phải xuất hóa đơn để bên A có cái mà hạch toán chứ Bác. Trường hợp này bên A hạch toán tất cả mà.

Trong hợp đồng liên kết này thì theo mình sẽ áp dụng chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Vì Cty bạn là Công ty A, mọi doanh thu chi phí bên Cty A đã hạch toán theo pháp luật thuế vì thế khi công trình hoàn thành lãi hay lỗ khoản này Cty A đều đã hạch toán vào kỳ kế toán trong năm nên không phải hạch toán gì nữa.

Cái này thì đồng ý với bác 2 tay luôn. Nhưng có thể nói thêm là còn tùy vào hợp đồng hợp tác nữa. Mặc dù là góp 50/50 nhưng không thiết lập quyền đồng kiểm soát thì nên dùng 07 còn nếu quyền đồng kiểm soát được thiết lập thì phang cái 08 hihihi

Khi chia lãi hoặc lỗ hai bên căn cứ vào hợp đồng hợp tác và báo cáo kiểm toán nội bộ của dự án . Nếu lỗ thì cũng lập biên bản chia lỗ cho các bên chứ sao lại lập hóa đơn chia lỗ ạ.Khi chia lãi,lỗ cho trường hợp này thì bên B sẽ căn cứ vào báo cáo kiểm toán nội bộ + hợp đồng hợp tác kinh doanh + Biên bản chia lãi lỗ để hạch toán số lãi lỗ này vào hệ thống tài chính của cty B.
Còn bên A cũng sẽ căn cứ vào hợp đồng hợp tác kinh doanh + biên bản chia lỗ để ghi giảm số lỗ trong năm tài chính của Cty A ..

Hay quá, đọc đến đây thì bái phục bác luôn. Đồng quan điểm hơi bị nhiều đấy heheh
@ TUYET MAI: EM dùng 08 trong trường hợp này cũng ổn nhưng như vậy thì phải thiết lập quyền đồng kiểm soát.
Cũng không biết có đúng hay không vì thật sự chưa bao giờ đọc mấy cái chuẩn mực gì cả, mà nếu có đọc thì cũng đâu có hiểu heheheeh
Trân trọng kính chào
 
Sửa lần cuối:
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Cám ơn các bạn đã góp ý.
@TuyetMai: Tôi cũng nghỉ là áp dụng CM số 08 cho trường hợp Liên doanh đồng quyền kiểm soát (Nhưng không thành lập pháp nhân mới và không đồng quyền sở hữu tài sản).
Về khoản lỗ, việc chia lãi - chịu lỗ là đương nhiên rồi. Nhưng vì một bên theo dõi sổ sách do đó khoản lỗ đó một bên sẽ được trừ vào thuế TNDN mà bên kia thì không!!! Tuy nhiên tôi không chắc điều này theo Luật thuế TNDN hiện hành thì sẽ xử lý như thế nào. Qua tham khảo ý kiến một vài chuyên gia thì họ cũng có ý kiến trái ngược nhau! Ý kiến của anh Chiên_Da_Xốp thì khoản lỗ đó bên A được trừ thuế TNDN trên tỷ lệ vốn của bên A, còn bên B thì.. chẳng được gì (vậy thì nhà nước không fair chút nào). Ý kiến của anh PHIHUNGVN thì khoản lỗ của B thì B vẫn đựợc trừ thuế TNDN, nhưng văn bản nào thì anh không nhớ và sẽ hỏi kỹ trong hôm nay khi sang làm việc bên Bộ Tài Chính.
Theo quan điểm của tôi, khoản lỗ đó sẽ được B xử lý theo CM về tổn thất tài sản (Vì khoản vốn góp LD là 1 tài sản) và sẽ được tính trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp (Vậy mới công bằng) nhưng từ CM đến các quy định liên quan đến thuế TNDN là một... khoảng cách.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA