Kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào

  • Thread starter NOBITA BT
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Nguyen Tu Anh;307889]DN sẽ vừa phải nộp 1.000.000 đồng này, vừa phải tính số tiền phạt chậm nộp trên cái giá trị 1.000.000. DN sẽ vẫn được khấu trừ là 7.000.000 đồng vì số điều chỉnh không được kê khai vào Tờ khai thuế 01/GTGT. Cái Nhà nước quan tâm là: không cho DN chiếm dụng tiền thuế.
Dòng in đậm là theo CV3267 nhưng nếu :
Làm trên Phần Mềm thì số liệu 02A/GTGT sẽ tự động nhảy sang 01/GTGT chị ạ.

Số tiền thuế chậm nộp chính là số tiền thuế điều chỉnh tăng thêm đấy ạ.
Là Số tiền thuế mà mình điều chỉnh tăng(giảm) hay kết quả điều chỉnh trong kỳ làm số thuế phải nộp vào NN tăng thêm một số x+1 nào đó???
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu em nói như thế thì mọi sự điều chỉnh trong quá khứ đều sẽ bị phạt hết uh? Nếu Cty em điều chỉnh đầu vào tháng trước với số thuế VAT điều chỉnh là một trăm triệu (vì lý do bên người bán hủy hóa đơn do xuất sai và xuất lại trong tháng này), chúng ta chỉ nói vấn đề là sau khi điều chỉnh chỉ tiêu [43] vẫn còn âm nha => nếu theo em nói thì Cty em phải nộp 100.000.000 và số tiền phạt chậm nộp trên số đó sao?
Anh lôi số to ra thì dọa taoxanh được thôi.
Trong công văn chỉ có đề cập đến 2 trường hợp điều chỉnh sẽ không bị nộp thêm, không bị phạt chậm nộp nếu sự điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ hoặc được hoàn. Còn lại, không có đề cập đến trường hợp của anh đâu, tức là vẫn cứ thế mà thực thi thôi, dù tiền thuế GTGT có to cỡ nào.

Trong mẫu 01/KHBS có nội dung: chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp và chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp. Vậy chúng ta nghĩ thử xem 2 chỉ tiêu này có ý nghĩa thế nào? Nó có giống như trường hợp ví dụ trên không? Và nếu giống thì giống ở chỗ nào?
Khác nhau chứ vì điều chỉnh giảm số thuế phải nộp sẽ không bị phạt và được tính vào Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT.

Trong 3267 có đề cập đến số thuế tăng thêm, vậy nó là gì? Là 1 số dương, okie? Nhưng nó là số dương của chỉ tiêu nào? Là VAT đầu vào sau khi điều chỉnh - VAT đầu vào chưa điều chỉnh hay là VAT đầu ra - VAT đầu vào sau khi điều chỉnh?
Nó chính là số thuế điều chỉnh (phải nộp tăng thêm), không là cái nào trong hai trường hợp anh nêu.

Sao lại nghĩ giống taoxanh giời ah? Anh chỉ đang bàn đến phạt chậm nộp và cái câu trong 3267 thôi.
Anh trả lời câu hỏi của namvan đó!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Vì vậy vấn đề namvan hỏi là ko bị phạt chậm nộp.
Vẫn bị phạt chậm nộp nếu không nằm trong hai trường hợp điều chỉnh sau (hai cái dấu cộng đầu dòng định nói với anh tiger2774 đây):
+ Điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào do hàng hoá mua vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT; tài sản cố định đang dùng cho sản xuất kinh doanh nay chuyển sang phục vụ mục đích khác không phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn hoặc bị mất đã tính vào giá trị tổn thất phải bồi thường.

sorry anh tiger.Chị Tú Anh lại có ý ngược lại với em!cái này em trình bày đúng thực tế theo cty em đã tiến hành điều chỉnh nhé!HD là CBQLDN tại CCT Từ Liêm, kỳ nào phải nộp phạt chậm nộp thì đã nộp, kỳ nào ko phải nộp chậm thì ko phải nộp..đã có dấu xác nhận của CCT.Còn theo nơi khác thế nào em ko biết.
bác nào cần tham khảo và hiểu hơn em có thể fax cho 2 tờ khai điều chỉnh...tháng bị phạt và tháng ko bị phạt.
Chị không nói đến thời điểm phạt chậm nộp nhé! Mà em nói đến "kỳ" là nói đến "thời điểm" rồi đấy! Xem kỹ lại bài chị.

Dòng in đậm là theo CV3267 nhưng nếu :
Làm trên Phần Mềm thì số liệu 02A/GTGT sẽ tự động nhảy sang 01/GTGT chị ạ.
Đương nhiên, nếu kê khai số liệu vào mẫu 02A/GTGT thì sẽ tự động nhảy sang 01/GTGT nhưng là những trường hợp nào em có biết không? Đã nói đọc kỹ Công văn 3267/TCT-CS mà không nghe. Em không đọc kỹ, hướng dẫn rồi phản biện lại càng sai thêm đấy!

Là Số tiền thuế mà mình điều chỉnh tăng(giảm) hay kết quả điều chỉnh trong kỳ làm số thuế phải nộp vào NN tăng thêm một số x+1 nào đó???
Chị nói thật là chị viết quá dễ hiểu, sao cứ hỏi nhiều đến thế? Là: số thuế "điều chỉnh tăng thêm" tức là phải nộp thêm ấy; không phải là số thuế điều chỉnh giảm đi, không phải là kết quả của sự điều chỉnh trong kỳ.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
DN vẫn phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế điều chỉnh tăng là 1.000.000 đồng, nộp tiếp số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm là 1.000.000 đồng này. Số thuế DN còn được khấu trừ vẫn là 9.000.000 đồng.

Sự khác biệt đối với việc làm điều chỉnh thuế trước khi có Luật quản lý thuế và sau khi có Luật quản lý thuế chỉ là 1 điều duy nhất: Nhà nước không cho DN chiếm dụng tiền thuế mà thôi. Còn kết quả sau khi điều chỉnh trước hay sau khi có Luật quản lý thuế là không thay đổi đâu. Suy nghĩ sâu hơn một chút thì sẽ hiểu ạ.

Vậy cho mình hỏi lại cho chắc nhé :

VAT được khấu trừ từ tháng trước chuyển sang : 2.000.000
VAT Đầu vào: 10.000.000
VAT đầu ra: 3.000.000
VAT được khấu trừ: (9.000.000)

Tháng sau điều chỉnh khiến cho:
VAT đầu vào: 9.000.000
VAT đầu ra: 3.000.000
VAT được khấu trừ: (8.000.000)

Số thuế điều chỉnh ở đầu vào là: 1.000.000
Vậy thì doanh nghiệp có phải đóng tiền thuế kê khai nhầm và tiền phạt không trong khi doanh nghiệp vẫn có số thuế VAT được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang là 2.000.000 ?
 
L

LeThuThuy

Guest
7/4/06
45
0
6
TP.HCM
DN vẫn phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế điều chỉnh tăng là 1.000.000 đồng, nộp tiếp số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm là 1.000.000 đồng này. Số thuế DN còn được khấu trừ vẫn là 9.000.000 đồng.

Sự khác biệt đối với việc làm điều chỉnh thuế trước khi có Luật quản lý thuế và sau khi có Luật quản lý thuế chỉ là 1 điều duy nhất: Nhà nước không cho DN chiếm dụng tiền thuế mà thôi. Còn kết quả sau khi điều chỉnh trước hay sau khi có Luật quản lý thuế là không thay đổi đâu. Suy nghĩ sâu hơn một chút thì sẽ hiểu ạ.

Trong trường hợp này doanh nghiệp không chiếm dụng tiền thuế của NN vì doanh nghiệp vẫn còn số thuế được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang mà.

công thức

ví dụ : khi kê khai số thuế phải nộp vào NSNN là x
khi điều chỉnh số thuế phải nộp vào NSNN là x +1.==>cái này mới bị truy thu và nộp phạt.

Ngược lại số thuế còn đc khấu trừ khi kê khai là X
khi điều chỉnh số thuế còn đc khấu trừ là X - 1
=>cái này ko bị phạt chậm nộp gì cả.

Mình đồng ý với taoxanh
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
P

Pham Phuc Huy

Guest
26/7/06
136
1
0
Khanh Hoa
DN vẫn phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế điều chỉnh tăng là 1.000.000 đồng, nộp tiếp số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm là 1.000.000 đồng này. Số thuế DN còn được khấu trừ vẫn là 9.000.000 đồng.

Sự khác biệt đối với việc làm điều chỉnh thuế trước khi có Luật quản lý thuế và sau khi có Luật quản lý thuế chỉ là 1 điều duy nhất: Nhà nước không cho DN chiếm dụng tiền thuế mà thôi. Còn kết quả sau khi điều chỉnh trước hay sau khi có Luật quản lý thuế là không thay đổi đâu. Suy nghĩ sâu hơn một chút thì sẽ hiểu ạ.
Em đã theo dõi topic này lâu lắm rồi và cũng còn phân vân nhiều lắm như ý kiến của các anh chị thảo luận có hai dòng trái ngược nhau:
- Anh Tiger thì cho rằng với trường hợp điều chỉnh giảm VAT đầu vào nếu số thuế cuối kỳ vẫn còn được khấu trừ thì không phải nộp thuế
- Chị Tú Anh thì cho là không
Theo em, em có ý kiến như sau:
- Ở trường hợp này các anh chị ví dụ cho trường hợp doanh nghiệp đã có đầu ra, còn trường hợp của NOBITA là doanh nghiệp của bạn ấy chưa có đầu ra (Tờ khai dự án đầu tư). Như vậy, Doanh nghiệp của bạn ấy đâu có phải nộp thuế đâu mà bị nộp chậm phạt (không chiếm dụng thuế)
- Trong mẫu điều chỉnh 01/KHBS và 01-03/GTGT nó chỉ đề cập đến số thuế phải nộp tăng thêm. Như vậy, nếu áp dụng theo cách nghĩ của chị Tú Anh thì em thấy chỉ tiêu [18] và [20] không sử dụng được (cái này chắc bộ tài chính ban hành thừa phải không chị Tú Anh?) vì em thấy nếu áp dụng theo hai mẫu điều chỉnh trên thì đâu có đụng gì tới hai chỉ tiêu này.
- Em ví dụ trong trường hợp sau: T07 kê khai thuế VAT đầu vào của hóa đơn mua hàng là 7tr, nhưng vì một lý do nào đó, kế toán không kê trong tháng 07 mà đến T09 Kế toán tìm ra được hóa đơn kê khai thêm vào tháng 09. Theo qui định thì Hóa đơn đầu vào được kê khai trong vòng 03 tháng kế tiếp kể từ ngày viết hóa đơn. Nếu áp dụng vào trường hợp này tại sao thuế không phạt luôn các doanh nghiệp kê khai chậm hóa đơn (đáng lẽ anh phải kê vào tháng 07 nhưng ở T09 do có hóa đơn kê thêm của tháng 07 mà doanh nghiệp không phải nộp thuế)?
- Ở trường hợp NOBITTA tờ khai thuế cho Dự án đầu tư (không có thuế đầu ra) nếu áp dụng theo hai biểu mẫu điều chỉnh nêu trên thì điều chỉnh như thế nào?
Tóm lại em thấy vấn đề này còn mơ hồ quá vì thông tư 60 và công văn 2367 vẫn còn mơ hồ quá. Ví dụ của công văn 3267 chỉ áp dụng cho trương hợp doanh nghiệp đã có đầu ra và đầu vào và thuế đầu ra, đầu vào sau khi bù trừ thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm nên nó chưa chắc chắn lắm đâu?
Anh chị thấy thế nào
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Nguyen Tu Anh nói:
Anh trả lời câu hỏi của namvan đó!

Thì namvan đang hỏi về trường hợp sau khi điều chỉnh số thuế GTGT còn phải nộp là <0, anh cũng đang muốn hỏi về trường hợp này thôi.

Anh lôi số to ra thì dọa taoxanh được thôi.
Trong công văn chỉ có đề cập đến 2 trường hợp điều chỉnh sẽ không bị nộp thêm, không bị phạt chậm nộp nếu sự điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ hoặc được hoàn. Còn lại, không có đề cập đến trường hợp của anh đâu, tức là vẫn cứ thế mà thực thi thôi, dù tiền thuế GTGT có to cỡ nào

Tại sao lại là số to hay số bé chứ em? Nó vẫn có thể xảy ra hết. Nếu làm theo hướng dẫn của 3267 thì có vô lý không em? Anh suy nghĩ rằng, số thuế tăng thêm phải là số thuế dương phải nộp vào NSNN chứ không thể là số thuế điều chỉnh được. Nếu vận dụng như em nói thì DN sẽ thiệt thòi. Khi mua hàng họ đã nộp phần thuế GTGT của hàng hóa đó rồi, tất nhiên họ có quyền kê khai khấu trừ. Vì 1 lý do bất khả kháng, từ bên bán hủy hóa đơn dẫn đến giảm số thuế GTGT đầu vào của bên mua (nhưng số thuế phải nộp vẫn âm), cơ quan thuế vận dụng vào đó để buộc đơn vị nộp phần thuế GTGT đó và tất nhiên nó đi đôi với chậm nộp => chỗ này không phù hợp thực tế.

Nguyen Tu Anh nói:
Cái Nhà nước quan tâm là: không cho DN chiếm dụng tiền thuế

Nguyen Tu Anh nói:
DN vẫn phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế điều chỉnh tăng là 1.000.000 đồng, nộp tiếp số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm là 1.000.000 đồng này. Số thuế DN còn được khấu trừ vẫn là 9.000.000 đồng.

Sự khác biệt đối với việc làm điều chỉnh thuế trước khi có Luật quản lý thuế và sau khi có Luật quản lý thuế chỉ là 1 điều duy nhất: Nhà nước không cho DN chiếm dụng tiền thuế mà thôi. Còn kết quả sau khi điều chỉnh trước hay sau khi có Luật quản lý thuế là không thay đổi đâu. Suy nghĩ sâu hơn một chút thì sẽ hiểu ạ.


Bên bán hay bên mua chiếm dụng trong trường hợp này đây em? Anh thấy bên mua đâu có cơ sở nào để chiếm dụng chứ? Họ vẫn còn âm thuế GTGT, vẫn chưa hoàn thuế => NN còn nợ họ mới đúng chứ.

Nếu bắt buộc đơn vị phải nộp thì đơn vị bất phục rồi, ép đơn vị quá.

Em có thể giải thích rõ hơn nữa về quan điểm của mình được chứ?
 
N

namvan

Cao cấp
28/9/07
215
1
18
46
Xứ sở Hoa Ban trắng
Thì namvan đang hỏi về trường hợp sau khi điều chỉnh số thuế GTGT còn phải nộp là <0, anh cũng đang muốn hỏi về trường hợp này thôi.



Tại sao lại là số to hay số bé chứ em? Nó vẫn có thể xảy ra hết. Nếu làm theo hướng dẫn của 3267 thì có vô lý không em? Anh suy nghĩ rằng, số thuế tăng thêm phải là số thuế dương phải nộp vào NSNN chứ không thể là số thuế điều chỉnh được. Nếu vận dụng như em nói thì DN sẽ thiệt thòi. Khi mua hàng họ đã nộp phần thuế GTGT của hàng hóa đó rồi, tất nhiên họ có quyền kê khai khấu trừ. Vì 1 lý do bất khả kháng, từ bên bán hủy hóa đơn dẫn đến giảm số thuế GTGT đầu vào của bên mua (nhưng số thuế phải nộp vẫn âm), cơ quan thuế vận dụng vào đó để buộc đơn vị nộp phần thuế GTGT đó và tất nhiên nó đi đôi với chậm nộp => chỗ này không phù hợp thực tế.






Bên bán hay bên mua chiếm dụng trong trường hợp này đây em? Anh thấy bên mua đâu có cơ sở nào để chiếm dụng chứ? Họ vẫn còn âm thuế GTGT, vẫn chưa hoàn thuế => NN còn nợ họ mới đúng chứ.

Nếu bắt buộc đơn vị phải nộp thì đơn vị bất phục rồi, ép đơn vị quá.

Em có thể giải thích rõ hơn nữa về quan điểm của mình được chứ?

Em nhất trí với quan điểm của anh Tiger và kg đồng ý với qua điểm của Tú anh! DN có điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào--> tăng số thuế GTGT đầu ra nhưng số thuế GTGT phải nộp vẫn âm (< 0) và DN cũng kg chiếm dụng tiền thuế GTGT của nhà nước--> Kg phải phạt nộp chậm!
 
N

NOBITA BT

Trung cấp
19/9/07
157
0
0
41
JAPAN
Em đã theo dõi topic này lâu lắm rồi và cũng còn phân vân nhiều lắm như ý kiến của các anh chị thảo luận có hai dòng trái ngược nhau:
- Anh Tiger thì cho rằng với trường hợp điều chỉnh giảm VAT đầu vào nếu số thuế cuối kỳ vẫn còn được khấu trừ thì không phải nộp thuế
- Chị Tú Anh thì cho là không
Theo em, em có ý kiến như sau:
- Ở trường hợp này các anh chị ví dụ cho trường hợp doanh nghiệp đã có đầu ra, còn trường hợp của NOBITA là doanh nghiệp của bạn ấy chưa có đầu ra (Tờ khai dự án đầu tư). Như vậy, Doanh nghiệp của bạn ấy đâu có phải nộp thuế đâu mà bị nộp chậm phạt (không chiếm dụng thuế)
- Trong mẫu điều chỉnh 01/KHBS và 01-03/GTGT nó chỉ đề cập đến số thuế phải nộp tăng thêm. Như vậy, nếu áp dụng theo cách nghĩ của chị Tú Anh thì em thấy chỉ tiêu [18] và [20] không sử dụng được (cái này chắc bộ tài chính ban hành thừa phải không chị Tú Anh?) vì em thấy nếu áp dụng theo hai mẫu điều chỉnh trên thì đâu có đụng gì tới hai chỉ tiêu này.
- Em ví dụ trong trường hợp sau: T07 kê khai thuế VAT đầu vào của hóa đơn mua hàng là 7tr, nhưng vì một lý do nào đó, kế toán không kê trong tháng 07 mà đến T09 Kế toán tìm ra được hóa đơn kê khai thêm vào tháng 09. Theo qui định thì Hóa đơn đầu vào được kê khai trong vòng 03 tháng kế tiếp kể từ ngày viết hóa đơn. Nếu áp dụng vào trường hợp này tại sao thuế không phạt luôn các doanh nghiệp kê khai chậm hóa đơn (đáng lẽ anh phải kê vào tháng 07 nhưng ở T09 do có hóa đơn kê thêm của tháng 07 mà doanh nghiệp không phải nộp thuế)?
- Ở trường hợp NOBITTA tờ khai thuế cho Dự án đầu tư (không có thuế đầu ra) nếu áp dụng theo hai biểu mẫu điều chỉnh nêu trên thì điều chỉnh như thế nào?
Tóm lại em thấy vấn đề này còn mơ hồ quá vì thông tư 60 và công văn 2367 vẫn còn mơ hồ quá. Ví dụ của công văn 3267 chỉ áp dụng cho trương hợp doanh nghiệp đã có đầu ra và đầu vào và thuế đầu ra, đầu vào sau khi bù trừ thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm nên nó chưa chắc chắn lắm đâu?
Anh chị thấy thế nào
Giống như anh Pham Phuc Huy thắc mắc, hiện tại em chả biết điều chỉnh như thế nào nữa? Chị Tú Anh giúp em với nhé
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
- Ở trường hợp này các anh chị ví dụ cho trường hợp doanh nghiệp đã có đầu ra, còn trường hợp của NOBITA là doanh nghiệp của bạn ấy chưa có đầu ra (Tờ khai dự án đầu tư). Như vậy, Doanh nghiệp của bạn ấy đâu có phải nộp thuế đâu mà bị nộp chậm phạt (không chiếm dụng thuế)
Một phương án giải quyết sẽ không thể nào làm hài lòng mọi sự thỏa mãn. Đó là điều không tưởng và không thể. Nhà nước (NN) sẽ phải quy định những điều có lợi khi đứng trên vị trí của họ. NN mà có lợi thì Doanh nghiệp (DN) ít lợi hơn.

Tại sao bạn không nghĩ trường hợp ngược lại là: DN ranh ma sẽ chiếm dụng tiền thuế bằng phương pháp cố tình kê khai sai mà rồi để điều chỉnh lại? Thuế GTGT phải nộp hay được khấu trừ sẽ là con số lũy kế từ tháng trước. Nếu tháng trước DN cố tình kê khai sai để không phải nộp thuế và đến tháng này hoặc các tháng sau đó làm điều chỉnh lại sau khi đã căn đầu vào và đầu ra để cũng không phải nộp nốt thì có đúng là nhà nước bị chiếm dụng tiền thuế không? Để cho chắc ăn thì các trường hợp điều chỉnh khiến thuế phải nộp tăng thêm thì cứ thế mà nộp bổ sung và nộp tiền phạt chậm.

- Trong mẫu điều chỉnh 01/KHBS và 01-03/GTGT nó chỉ đề cập đến số thuế phải nộp tăng thêm. Như vậy, nếu áp dụng theo cách nghĩ của chị Tú Anh thì em thấy chỉ tiêu [18] và [20] không sử dụng được (cái này chắc bộ tài chính ban hành thừa phải không chị Tú Anh?) vì em thấy nếu áp dụng theo hai mẫu điều chỉnh trên thì đâu có đụng gì tới hai chỉ tiêu này.
Câu hỏi này của em thực sự là không cần thiết và không quan trọng vì có hay không có hai chỉ tiêu ấy thì không có bất kỳ một ảnh hưởng nào đến số thuế GTGT điều chỉnh cả. Việc chen ngang câu hỏi sẽ lại làm rối thêm vấn đề và lại lây lan sang một vấn đề khác. Chị nhắc em: tập trung vào trọng điểm.

- Em ví dụ trong trường hợp sau: T07 kê khai thuế VAT đầu vào của hóa đơn mua hàng là 7tr, nhưng vì một lý do nào đó, kế toán không kê trong tháng 07 mà đến T09 Kế toán tìm ra được hóa đơn kê khai thêm vào tháng 09. Theo qui định thì Hóa đơn đầu vào được kê khai trong vòng 03 tháng kế tiếp kể từ ngày viết hóa đơn. Nếu áp dụng vào trường hợp này tại sao thuế không phạt luôn các doanh nghiệp kê khai chậm hóa đơn (đáng lẽ anh phải kê vào tháng 07 nhưng ở T09 do có hóa đơn kê thêm của tháng 07 mà doanh nghiệp không phải nộp thuế)?
Hóa đơn đầu vào kê khai chậm thì chỉ có DN thiệt chứ NN đâu có thiệt. Ảnh hưởng đến quyền lợi của NN thì NN mới phạt chứ! Câu trả lời cho câu hỏi tại sao của em nó đơn giản vậy thôi.

- Ở trường hợp NOBITTA tờ khai thuế cho Dự án đầu tư (không có thuế đầu ra) nếu áp dụng theo hai biểu mẫu điều chỉnh nêu trên thì điều chỉnh như thế nào?
Vẫn theo Công văn 3267/TCT-CS ngày 14/8/2007.

Tóm lại em thấy vấn đề này còn mơ hồ quá vì thông tư 60 và công văn 2367 vẫn còn mơ hồ quá. Ví dụ của công văn 3267 chỉ áp dụng cho trương hợp doanh nghiệp đã có đầu ra và đầu vào và thuế đầu ra, đầu vào sau khi bù trừ thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm nên nó chưa chắc chắn lắm đâu?
Người ta chỉ quy định cho những điều cấm, điều ít thôi vì quy định tất cả thì sao xuể? Từ cái đã có quy định để suy ra cái không được quy định.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Em có thể giải thích rõ hơn nữa về quan điểm của mình được chứ?
Công văn 3267/TCT-CS đã nói rất rõ trong trường hợp nào sẽ phải nộp thêm số thuế do điều chỉnh, kèm theo phạt chậm nộp và không giải thích thêm nếu có trường hợp "éo le" như của bạn NOBITA BT của chúng ta. Quy định không có thì cứ thế mà thực hiện đi, tại sao lại cứ đi thắc mắc cái điều không quy định? Từ cái quy định mà suy ra cái không quy định thôi. Quan điểm của em thì cũng dựa vào văn bản chứ em không tự dưng mà bịa ra. Bài em trả lời cho Pham Phuc Huy cũng là trả lời cho bài của anh luôn.

Có một điều các bạn không chú ý mấy khi mình trả lời cho ví dụ của anh tiger2774 và ví dụ của bạn LeThuThuy. Thật sự là hơi chán. Xin nhắc lại một lần nữa, lần thứ 3 rồi đấy! Đó là: DN không bị thiệt hại gì cả. Chỉ là nộp trước cho số tiền thuế điều chỉnh thôi. Ai không hiểu thì xin thua toàn phần và đừng hỏi tại sao một lần nữa. Các bạn đọc bài nên kỹ càng từng câu chữ.

Giống như anh Pham Phuc Huy thắc mắc, hiện tại em chả biết điều chỉnh như thế nào nữa? Chị Tú Anh giúp em với nhé
Chị nói đủ rồi, không nói trong topic này nữa. Em nghe ai và tin ai thì cứ thế mà làm. Nhé!
 
N

NOBITA BT

Trung cấp
19/9/07
157
0
0
41
JAPAN
Chị nói đủ rồi, không nói trong topic này nữa. Em nghe ai và tin ai thì cứ thế mà làm. Nhé!
Chào các anh chị em đã hỏi Chi Cục Thuể rồi, cán bộ đã giải thích rằng trường hợp bên em không phải nộp tiền phạt gì đâu (vì chưa có đầu ra mà). Cảm ơn các anh chị nhé
 
P

Pham Phuc Huy

Guest
26/7/06
136
1
0
Khanh Hoa
M
Câu hỏi này của em thực sự là không cần thiết và không quan trọng vì có hay không có hai chỉ tiêu ấy thì không có bất kỳ một ảnh hưởng nào đến số thuế GTGT điều chỉnh cả. Việc chen ngang câu hỏi sẽ lại làm rối thêm vấn đề và lại lây lan sang một vấn đề khác. Chị nhắc em: tập trung vào trọng điểm.
Ở ĐÂY NHÂN DỊP CÓ TOPIC CỦA NOBITA VÀ VẤN ĐỀ NÀY THÀNH VIÊN WEBKETOAN CŨNG CÒN CHƯA HIỂU NHIỀU DO THÔNG TƯ 60 MỚI RA ĐỜI NÊN EM MỚI ĐỀ CẬP MỘT CÁCH KHÁI QUÁT NHẰM GIÚP CHO CÁC THÀNH VIÊN HIỂU RÕ THÊM THÔI (CỤ THỂ LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐANG QUAN TÂM TỚI TOPIC NÀY)
Cái này cũng liên quan đến điều chỉnh vậy chị. Vì trong tờ khai cho dự án đầu tư của NOBITA nó chỉ có hai chỉ tiêu điều chỉnh này thôi mà.
Trọng điểm của đề tài này là điều chỉnh thuế GTGT đúng không chị?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA