Giá trị tổn thất của hàng hóa sẽ được tính vào chi phí hợp lý?

  • Thread starter rk106
  • Ngày gửi
rk106

rk106

Văn Minh Lúa Nước
Công ty có 1 lô hàng hóa đã hư hỏng do để lâu ngày (khách quan). Theo mình có 2 cách để giải quyết: Hủy hoặc thanh lý.

1. Hủy: (không tìm ra cái công văn của 102TCT nên lấy tạm công văn này của Cục Thuế TPHCM):

Kính gởi: CÔNG TY TNHH TÂN HIỆP THÀNH
Kios 11-12, 270 Lý Thường Kiệt, Quận 10.
Trả lời văn thư số 01/07/2006/THT ngày 10/07/2006 của Công ty về chi phí hợp lý, Cục thuế TP. HCM có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài Chính
về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Công văn số 102 TCT/PCCS ngày 11/01/2005 của Tổng Cục Thuế
v/v thuế đối với hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất;
Hàng hoá bị tổn thất do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều không được tính vào chi phí hợp lý. Giá trị hàng hoá tổn thất sau khi trừ các khoản giá trị bồi thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức bảo hiểm theo hợp đồng); bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, giá trị tổn thất còn lại được đưa vào lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNDN theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế TNDN.
Hàng hóa bị tổn thất phải tiêu hủy hoặc hủy bỏ thì doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thanh hủy trong đó có Biên bản xác định rõ mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm; Biên bản phải ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị hàng hủy, giá trị thanh lý có thể thu hồi được (trừ mặt hàng có quy định định mức hư hỏng được cơ quan có thẩm quyền quy định thì được trừ theo định mức), Giám đốc doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền.
Cục thuế TP. HCM trả lời để Công ty biết và thực hiện. Nếu có nội dung nào chưa rõ, đề nghị liên hệ trực tiếp với Phòng Tuyên Truyền Hỗ Trợ (Cục thuế TP.HCM) hoặc Chi Cục Thuế Quận 10 để được hướng dẫn thêm.
KT. CỤC TRƯỞNG
Phó Cục Trưởng
Nơi nhận:
-Như trên
-CCT Quận 10
-Lưu (TTHT, HC)
1320-11/07/06-Triều

Lê Xuân Dương (đã ký)


Tuy nhiên 2 cái dòng bôi đen đó em vẫn chưa hiểu: tại sao lại không được tính vào chi phí hợp lý mà đoạn sau lại giá trị hàng hóa tổn thất sau khi trừ,... được tính lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế? Có mâu thuẫn quá không? (chắc mình chưa hiểu).

2.Thanh lý: việc thanh lý lô hàng thì giá vốn (chi phí mua vào) có được tính vào chi phí hợp lý tính thuế TNDN không?
Thuế GTGT được xuất như thế nào? có được khấu trừ thuế đầu vào không? văn bản nào quy định việc thanh lý hàng hóa không?

(Sau khi đọc một bài tương tự của chị MINA post cuối năm 2006 thì mình vẫn chưa rõ vì bài đó không đề cập gì đến thuế)

Rất cần sự giúp đỡ! Chân thành cảm ơn!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Anh sẽ trả lời em sau, đang busy. Nhưng trong khi chờ đợi, hãy xem công văn này nhé.
 
Sửa lần cuối:
tanphuc

tanphuc

Con trai miệt vườn
22/12/06
211
1
18
Tp.HCM_Tp.Mỹ Tho
Cũng rất nhiều người chưa hiểu được chỗ này đó. Hay la số còn lại đưa vào Mã số B24 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN, "Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế"
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Công ty có 1 lô hàng hóa đã hư hỏng do để lâu ngày (khách quan). Theo mình có 2 cách để giải quyết: Hủy hoặc thanh lý.

1. Hủy: (không tìm ra cái công văn của 102TCT nên lấy tạm công văn này của Cục Thuế TPHCM):




Tuy nhiên 2 cái dòng bôi đen đó em vẫn chưa hiểu: tại sao lại không được tính vào chi phí hợp lý mà đoạn sau lại giá trị hàng hóa tổn thất sau khi trừ,... được tính lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế? Có mâu thuẫn quá không? (chắc mình chưa hiểu).

2.Thanh lý: việc thanh lý lô hàng thì giá vốn (chi phí mua vào) có được tính vào chi phí hợp lý tính thuế TNDN không?
Thuế GTGT được xuất như thế nào? có được khấu trừ thuế đầu vào không? văn bản nào quy định việc thanh lý hàng hóa không?

(Sau khi đọc một bài tương tự của chị MINA post cuối năm 2006 thì mình vẫn chưa rõ vì bài đó không đề cập gì đến thuế)

Rất cần sự giúp đỡ! Chân thành cảm ơn!

Thực ra, theo quan điểm kế toán (chế độ kế toán phần hạch toán hàng tồn kho) thì giá trị hàng hóa hư hỏng tổn thất hạch toán vào giá vốn hàng bán và đương nhiên là chi phí hợp lý để tính trừ vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên đối với cơ quan thuế lại khác (như văn bản của bạn đó). Bây giờ ta đi định nghĩa từng từ ngữ trong đó để bạn và mọi người cùng tham khảo nhé:
- Thứ nhất: Doanh thu thuần - chi phí hợp lý = thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN bằng = thu nhập chịu thuế nhân x 28%. Như vậy câu " trừ vào thu nhập chịu thuế" rất khó hiểu. Còn nếu dùng từ "cộng vào thu nhập chiu thuế" hay "tăng thu nập chịu thuế" tức là DN phải chịu thuê cao hơn mới là câu đúng: -> có thể cơ quan thuế dùng từ sai. Tuy nhiên câu đầu đã đúng: "không được tính vào chi phí hợp lý".- Thứ hai: Hàng hóa hư hỏng tổn thất: bao gồm hàng hao hụt, tổn thất, hư hỏng theo định mức (khách quan)+ hàng hóa hư hỏng tổn thất do chủ quan gây nên. Trong đó hàng hao hụt theo định mức ví dụ như xăng dầu hao hụt do nhiệt độ, hàng nông sản hao hụt do sấy khô...vv. Còn tổn thất theo chủ quan: hàng đổ vỡ do vận chuyển, hết hạn sử dụng, mất cắp, mà điều Thuế quan tâm nhất ở đây là hàng bán không có hóa đơn nhưng khai là mất mát, hư hỏng (hành động trốn thuế và cơ quan thuế đương nhiên phải ngăn chặn)
- Thứ ba: Giá trị bồi thường: chính là tổn thất chủ quan như trên và tìm ra thủ phạm, bắt bồi thường, giá trị bồi thường được ghi giảm giá trị hàng hóa tổn thất.
- Thứ tư: Thanh lý hàng hư hỏng (không có thanh lý hàng tỏn thất hay hao hụt): là khi xác định lô hàng hư hỏng nhưng vẫn có thể bán thanh lý được để sử dụng vào việc khác, thi phải lập HĐTL, bán đấu giá... giá trị thu hồi được hạch toán giảm giá trị hàng tổn thất.
- Thứ 5: Giá trị tổn thất còn lại= Giá rị hàng hư hỏng tổn thất - giá rị thanh lý, bồi thường.
Các bạn nên hạch toán Giá trị tổn thất còn lại vào TK 811- nên mở chi tiết TK 8111/ hoặc 8112 để sau đó khi tính thuế TNDN thì loại ra. Tức là trừ vào thu nhập sau thuế (lợi nhuận) của DN.
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thực ra, theo quan điểm kế toán (chế độ kế toán phần hạch toán hàng tồn kho) thì giá trị hàng hóa hư hỏng tổn thất hạch toán vào giá vốn hàng bán và đương nhiên là chi phí hợp lý để tính trừ vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên đối với cơ quan thuế lại khác (như văn bản của bạn đó). Bây giờ ta đi định nghĩa từng từ ngữ trong đó để bạn và mọi người cùng tham khảo nhé:
- Thứ nhất: Doanh thu thuần - chi phí hợp lý = thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN bằng = thu nhập chịu thuế nhân x 28%. Như vậy câu " trừ vào thu nhập chịu thuế" rất khó hiểu. Còn nếu dùng từ "cộng vào thu nhập chiu thuế" hay "tăng thu nập chịu thuế" tức là DN phải chịu thuê cao hơn mới là câu đúng: -> có thể cơ quan thuế dùng từ sai. Tuy nhiên câu đầu đã đúng: "không được tính vào chi phí hợp lý".
- Thứ hai: Hàng hóa hư hỏng tổn thất: bao gồm hàng hao hụt, tổn thất, hư hỏng theo định mức (khách quan)+ hàng hóa hư hỏng tổn thất do chủ quan gây nên. Trong đó hàng hao hụt theo định mức ví dụ như xăng dầu hao hụt do nhiệt độ, hàng nông sản hao hụt do sấy khô...vv. Còn tổn thất theo chủ quan: hàng đổ vỡ do vận chuyển, hết hạn sử dụng, mất cắp, mà điều Thuế quan tâm nhất ở đây là hàng bán không có hóa đơn nhưng khai là mất mát, hư hỏng (hành động trốn thuế và cơ quan thuế đương nhiên phải ngăn chặn)
- Thứ ba: Giá trị bồi thường: chính là tổn thất chủ quan như trên và tìm ra thủ phạm, bắt bồi thường, giá trị bồi thường được ghi giảm giá trị hàng hóa tổn thất.
- Thứ tư: Thanh lý hàng hư hỏng (không có thanh lý hàng tỏn thất hay hao hụt): là khi xác định lô hàng hư hỏng nhưng vẫn có thể bán thanh lý được để sử dụng vào việc khác, thi phải lập HĐTL, bán đấu giá... giá trị thu hồi được hạch toán giảm giá trị hàng tổn thất.
- Thứ 5: Giá trị tổn thất còn lại= Giá rị hàng hư hỏng tổn thất - giá rị thanh lý, bồi thường.
Các bạn nên hạch toán Giá trị tổn thất còn lại vào TK 811- nên mở chi tiết TK 8111/ hoặc 8112 để sau đó khi tính thuế TNDN thì loại ra. Tức là trừ vào thu nhập sau thuế (lợi nhuận) của DN.
Cái chữ màu đỏ à nha???? Cái này thì được tính vào chi phí tính thuế TNDN đấy (hạch toán vào giá vốn hàng bán thì cũng chẳng khác gì vào chi phí. Như vậy chữ "hao hụt" và "tổn thất" có lẽ khác nhau nhỉ?
 
rk106

rk106

Văn Minh Lúa Nước
Cám ơn Anh Tiger, Duyvinh và bác HyperVN!
Tuy nhiên RK106 vẫn đang thắc mắc không lẻ cả 2 công văn cùng dùng từ sai (1 của TCT 1 của Cục Thuế)?
Thứ 2:Thanh Lý hoàng hóa - RK106 chưa tìm thấy 1 văn bản nào hướng dẫn về vấn đế này?
Mong nhận được hồi âm!
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Cái chữ màu đỏ à nha???? Cái này thì được tính vào chi phí tính thuế TNDN đấy (hạch toán vào giá vốn hàng bán thì cũng chẳng khác gì vào chi phí. Như vậy chữ "hao hụt" và "tổn thất" có lẽ khác nhau nhỉ?

Lâu rồi quay lại xem topic này. Khá khen bạn soi từ rất kỹ! Có thể tôi dùng từ nhầm, căn bản tại quen những cụm từ như vậy. Nếu đúng ra chỉ có từ hao hụt theo định mức, chứ nói tổn thất theo định mức là sai- công nhận. Xin cám ơn
 
Ocean 13

Ocean 13

Đại dương bao la ...
21/8/06
1,154
5
38
Đại Dương

Đính kèm

  • 102_TCT-hang ton kho.pdf
    125.5 KB · Lượt xem: 189
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Chẳng có gì là mâu thuẫn và khó hiểu cả đâu "Hàng hoá bị tổn thất do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều không được tính vào chi phí hợp lý" điều này có nghĩa là trong danh mục chi phí hợp lý để xác đinh thu nhập chịu thuế không có khoản này. Mặt khác về thực tế nó còn phải trải qua khâu xử lý như quy trách nhiệm bồi thường, thu hồi phế liệu để tận dụng, hoặc được bồi thường v.v... vì vậy nó không phải là khoản chi phí đơn thuần. do vậy không được xác định là chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên đây là một khoản thiệt hại thực sự sau khi trừ các khoản có thể thu hồi được vì vậy nó được trừ vào thu nhập chịu thuế. Chi phí hợp lý dể xác định thu nhập chịu thuế hoàn toàn khác với dùng thu nhập chịu thuế để giảm trừ các khoản thiệt hại trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ý nghĩa ở đây là thiệt hai này Nhà nước và doanh nghiệp cùng chịu nhà nước chịu mất 28% còn doanh nghiệp mất 72% khoản thiệt hại. còn nếu đưa vào chi phí hợp lý thì thiệt hại này Nhà nước phải chịu 100% là điều vô lý.
 
Thuylynh148

Thuylynh148

Guest
30/3/17
1
0
1
30
Bên em hàng bị vỡ trong quá trình vận chuyển đã xác định được nguyên nhân là do nhân viên thì số hàng vỡ có cần xuất hóa đơn không? Hàng bị vỡ nhân viên sẽ thanh toán 80%, 20% chi phí công ty chịu. Bên em hạch toán như thế nào. Cần những chứng từ nào, có cần xác nhận của bên mua không ạ?
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Về mặt hạch toán tổn thất hàng tồn kho do giảm giá được bù đắp bằng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (khi lập dự phòng tính vào giá vốn hàng bán) nếu không đủ thì tiếp tục tính vào giá vốn hàng bán, điều này có nghĩa là kế toán sẽ hạch toán như hướng dẫn của chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Về mặt thuế thì nếu như quy định không được tính vào chi phí hợp lý thì phải điều chỉnh trên tờ khai thuế TNDN.
 
N

nghiepnv

Guest
29/3/17
46
14
8
@Thuylynh148
Thứ nhất: hàng vỡ trong quá trình vận chuyển: nếu hợp đồng quy định là hàng đã bán sau khi bên bán giao cho bên bạn mà bên bạn làm vỡ thì không liên quan gì bên bán nữa.
Thứ hai: Hạch toán hàng bị vỡ
Nợ 1381 8
Nợ 632 2
Có 151 10
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA