Quy định về chuyển nhóm nợ

  • Thread starter mirror_girl
  • Ngày gửi
M

mirror_girl

Guest
9/1/06
39
0
0
mirror
1. Cho mình hỏi cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay có đúng ko? Trong trường hợp ko điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà chỉ gia hạn nợ vay thì trường hợp này có phải là cơ cấu thời hạn trả nợ hay không. Mình thấy Quyết định 18 sửa đổi Quyết định 493 chẳng nói rõ gì cả.
2. Nhân đây, mình cũng muốn xin ý kiến của các bạn về quy trình phân loại nợ trích lập dự phòng tại các Ngân hàng. Ở các Ngân hàng khác, Phòng nào tiến hành phân loại nợ? Phòng Kế toán, Phòng QLRR hay Phòng Tín dụng? Có cơ chế phối hợp nào hiệu quả ko.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

longldv

Guest
18/7/05
8
0
0
HCM
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ (định nghĩa trong quyết định 127 sửa đổi quyết định 1627).
Theo quyết định 18 thì gia hạn nợ lần đầu sẽ phân loại vào nhóm 3, điều chỉnh kỳ hạn nợ lần đầu sẽ phân loại vào nhóm 2.
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Việc phân loại nợ kết hợp 2 yếu tố: định tính và định lượng
- Theo định lượng thì đã có phần mềm tự động chuyển nợ.
- Theo định tính thì do hội đồng tín dụng quyết định.
 
L
1. Cho mình hỏi cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay có đúng ko? Trong trường hợp ko điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà chỉ gia hạn nợ vay thì trường hợp này có phải là cơ cấu thời hạn trả nợ hay không. Mình thấy Quyết định 18 sửa đổi Quyết định 493 chẳng nói rõ gì cả.
2. Nhân đây, mình cũng muốn xin ý kiến của các bạn về quy trình phân loại nợ trích lập dự phòng tại các Ngân hàng. Ở các Ngân hàng khác, Phòng nào tiến hành phân loại nợ? Phòng Kế toán, Phòng QLRR hay Phòng Tín dụng? Có cơ chế phối hợp nào hiệu quả ko.

1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ! Bao gồm Điều chính kỳ hạn trả nợ và Gia hạn nợ:

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: TCTD chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước! KỲ HẠN TRẢ NỢ CUỐI CÙNG KHÔNG ĐỔI!

- Gia hạn nợ: Chấp thuận kéo dài thêm một khoản thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

2. Về bộ phận nào thực hiện: Theo Letrans, việc phân loại nợ phải để ở phòng tín dụng làm đầu mối và phòng chịu trách nhiệm phối hợp là Phòng QLRR. Sau khi phân loại nợ, bộ phận này chuyển kết quả cho kế toán thực hiện trích lập dự phòng và theo dõi trên yếu tố thống kê.
(Nội dung này chắc phải làm cái đề tài cấp nhà nước bạn àh)!

Vài điều tham gia,
Thân
 
G

gianglinhthuyle

Guest
15/6/07
20
0
1
51
Bình Dương
Cho mình hỏi thêm 1 ít nhé! Nếu khoản vay không được điều chỉnh hoặc gia hạn tiếp kỳ hạn nợ. thì khoản nợ vay đó sẽ bị chuyển quá hạn. và sau 3 tháng (đối với mọn nợ ngắn hạn), 6 tháng (đối với món nợ trung và dài hạn) thì chuyển lại nhóm 1 (theo điều của quyết định số 18). vậy trong 3 tháng hoặc 6 tháng thử thách đó thì khách hàng có bị tính lãi quá hạn không?
 
H

hongthangph

Cao cấp
7/2/06
280
4
0
49
ha noi
Muốn lên nhóm nợ thấp hơn thì trong thời hạn 3 hoặc 6 tháng phải trả nợ đúng hạn theo thời hạn được cơ cấu và đương nhiên không được tính lãi phạt quá hạn cho KH rồi
 
L
Cho mình hỏi thêm 1 ít nhé! Nếu khoản vay không được điều chỉnh hoặc gia hạn tiếp kỳ hạn nợ. thì khoản nợ vay đó sẽ bị chuyển quá hạn. và sau 3 tháng (đối với mọn nợ ngắn hạn), 6 tháng (đối với món nợ trung và dài hạn) thì chuyển lại nhóm 1 (theo điều của quyết định số 18). vậy trong 3 tháng hoặc 6 tháng thử thách đó thì khách hàng có bị tính lãi quá hạn không?

2 vấn đề bạn nêu ra cần được hiểu riêng rẽ với nhau:

- Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và kể cả chuyển chuyển các nhóm nợ là việc nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng không căn cứ vào hoạt động này để tính lãi phạt nợ lãi và/hoặc gốc quá hạn.

- Việc tính và thu đối với lãi phạt nợ gốc và/hoặc lãi được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng (theo khế ước cho vay hoặc hợp đồng tín dụng). Vấn đề này tuân theo quy định của Luật Dân sự và quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước.

Cheers,
 
G

gianglinhthuyle

Guest
15/6/07
20
0
1
51
Bình Dương
Nhưng anh Letrans ạ, Thanh tra Chi nhánh đã phạt các TCTD vì cho rằng không thực hiện đúng QĐ 493 và 18 , và yêu cầu các TCTD phải chuyển nợ quá hạn (và phạt) đối với các khoản vay mà khách hàng quá hạn từ 10 ngày trở lên. vậy tôi phải làm thế nào để không bị vướng. Cám ơn trước nhé.
 
L
Nhưng anh Letrans ạ, Thanh tra Chi nhánh đã phạt các TCTD vì cho rằng không thực hiện đúng QĐ 493 và 18 , và yêu cầu các TCTD phải chuyển nợ quá hạn (và phạt) đối với các khoản vay mà khách hàng quá hạn từ 10 ngày trở lên. vậy tôi phải làm thế nào để không bị vướng. Cám ơn trước nhé.

Bạn hãy làm văn bản gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để làm rõ nội dung này. (Nếu bạn là chi nhánh, bạn hãy có ý kiến về Hội sở chính của mình) sau đó, đề nghị Hội sở chính có ý kiến.

Nếu có thông tin mới về vấn đề này, Letrans sẽ tiếp tục cập nhật!
 
H

huynhbinhthanh

Guest
25/3/07
4
0
0
60
Binh Duong
à cho mình hỏi tí. Trong thời gian thử thách (3, 6 tháng) nhưng mới tháng thứ nhất khách hàng trả lãi gốc và/ hoặc lãi 3, 6 tháng tiếp theo luôn thì khoản vay đó có dc TCTD chuyển lên nhóm nợ thấp hơn ngay tức thì hay phải chờ đủ thời gian theo quy định. Mong các bạn trả lời cho mình sớm.
Thân.
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Phải đúng thời gian quy định bạn ạ.

Đối với cán bộ tín dụng tất cả các khoản trả nợ không đúng hạn (cho dù là trả trước) đều bị đặt dấu chấm hỏi, vậy nên việc trả gốc lãi trước nhiều kỳ chưa chắc đã là tốt đâu.
 
L
Phải đúng thời gian quy định bạn ạ.

Đối với cán bộ tín dụng tất cả các khoản trả nợ không đúng hạn (cho dù là trả trước) đều bị đặt dấu chấm hỏi, vậy nên việc trả gốc lãi trước nhiều kỳ chưa chắc đã là tốt đâu.

Nhất trí với thanhkien78!

Về vấn đề này, Letrans đã có cơ hội hỏi trực tiếp tác giả của văn bản về phân loại nợ, trích lập dự phòng này!

Các bạn thống nhất thực hiện theo ý kiến này nhé!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA