Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

  • Thread starter domai108
  • Ngày gửi
domai108

domai108

Trung cấp
21/4/08
120
1
18
Ninh Binh
Theo như hướng dẫn QT thuế TNCN 2012 thì:

Lưu ý một số khoản thu nhập được xác định như sau:
- Thu nhập tiền ăn giữa ca:
♦ Từ 01/01/2012 đến 30/04/2012: Mức tiền chi không vượt quá 620.000 đ/tháng.
♦ Từ 01/05/2012 : Mức tiền chi không vượt quá 680.000đ/tháng.
♦ Nếu người lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Thu nhập tiền trang phục:
♣ Mức chi không vượt quá 5 triệu đồng/năm: Không tính vào thu nhập chịu thuế NLĐ.
♣ Mức chi vượt quá 5 triệu đồng/năm: Phần chênh lệch trên 5 triệu phải tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.
- Thu nhập của NLĐ nhận được từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản thì không được tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ

Như vậy ngoài 2 khoản tiền ăn ca & trang phục cho nhân viên thì khoản công tác phí (không vượt quá định mức) sẽ không được tính vào thu nhập không chịu thuế TNCN như mọi năm nữa đúng không cả nhà?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
linhlot

linhlot

Hãy như là cục đất...
28/2/08
461
4
18
Cu jut DakNong
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí là 1 khoản chi phí cần thiết để chi trả trong quá trình đi công tác, nó không phải là 1 khoản thu nhập, cho nên không được đưa vào TN để tính thuế TNCN
 
domai108

domai108

Trung cấp
21/4/08
120
1
18
Ninh Binh
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí là 1 khoản chi phí cần thiết để chi trả trong quá trình đi công tác, nó không phải là 1 khoản thu nhập, cho nên không được đưa vào TN để tính thuế TNCN

Mình chưa dám tin, nếu đưa vào thanh toán cùng với bảng thanh toán tiền lương thì vẫn tính thuế như thường.
Ai đó khẳng định chắc chắn điều này cho mình với!
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Mình chưa dám tin, nếu đưa vào thanh toán cùng với bảng thanh toán tiền lương thì vẫn tính thuế như thường.
Ai đó khẳng định chắc chắn điều này cho mình với!

Bạn đưa CTP vào cùng bảng thanh toán lương nhưng trong HĐ ghi rõ CTP khoán cho người hàng tháng = .. đ và tong bảng TT phải có mục CTP = .. đ thì nó không phải thu nhập chịu thuế
 
D

dangngoctuyet

Trung cấp
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Bạn đưa CTP vào cùng bảng thanh toán lương nhưng trong HĐ ghi rõ CTP khoán cho người hàng tháng = .. đ và tong bảng TT phải có mục CTP = .. đ thì nó không phải thu nhập chịu thuế

Vậy nếu CTP không được ghi rõ trong hợp đồng mà chỉ quy định trong Quy chế tài chính của Cty thì bảng lương mình có cần ghi khoản CTP đó vào không ah?
 
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,162
41
48
Hạ Long city
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí là khoản chi phí mà DN phải chi cho nhân viên đi công tác, nó được hạch toán tách riêng trên TK 642
Các bạn không nên ghép vào tiền lương để tính hàng tháng cho nhân viên.
Thân !
 
K

kimchi6389

Guest
2/5/12
2
0
1
35
Quảng Bình
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Em cũng đang thắc mắc vấn đề này.
- Căn cứ vào điểm đ/4.1 Khoản 2, Thông tư 111/2013/TT - BTC:
"đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp."
- Căn cứ vào Điểm 2.8, Điều 6, Thông tư 123/2012/TT - BTC: Khoản chi ko được trừ khi tính thuế TNDN:
"2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước."
- Căn cứ vào Khoản 1,2,3,4 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT - BTC:
"2. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
b) Đối với các đối tượng cán bộ, công chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân với đơn giá khoán (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe).
=> Phải có chứng từ kèm theo
3. Phụ cấp lưu trú:
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày.
=> Phải có chứng từ kèm theo
4. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
a) Thanh toán theo hình thức khoán:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;"
Tuy nhiên, ở khoản 5 quy định:
"5. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị."

=> Bây giờ, công ty em có đối tượng thường xuyên phải đi công tác, dự kiến đi khoảng 15 -20 ngày/tháng => Công ty em muốn khoán trắng cho họ hàng tháng và trả trong lương luôn, có quy định trong quy chế công ty và hợp đồng lao động: VD: Đối tượng Giám đốc vùng: 5.000.000 đồng gọi là Trợ cấp công tác phí. Thì số tiền này có bị tính thuế TNCN không?
- Nếu thực hiện theo quy định trên thì em nghiêng về phương án họ chỉ được miễn thuế phần : 02 lần * Quy định của công chức, viên chức thường xuyên đi công tác = 02 * 300.000 đ= 600.000 đồng/ tháng
Vì các khoản kia ko có hóa đơn, chứng từ.
- Nhưng nếu vậy cũng vô lý vì đi công tác nhiều như thế mà lý nào chỉ trả 600.000 đ/ tháng được.
=> Anh chị cao kiến giùm em chỗ này với nhé!
Thanks all!
 
M

matran241091

Cao cấp
10/8/10
215
0
16
32
Hà Tĩnh
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí không được khoán trắng.lần nào đi thì tính lần đấy.Trả 1 cục thì phải chịu thuế TNCN
 
N

nguyenthuydao

Trung cấp
27/8/13
58
1
0
tp.sơnla
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí chỉ được sử dụng vào chi phí chung thôi chứ có được cho vào thu nhập chịu thuế đâu
 
H

hovanquyen89

Sơ cấp
8/8/13
12
0
1
34
Nghệ An
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Đúng như vậy, ko được đưa vào chi phí TNCN
 
T

thien89

Sơ cấp
9/3/14
45
0
6
34
phuong Le Dai Hanh
Ðề: Tiền công tác phí có tính vào thu nhập chịu thuế?

Công tác phí mà không được nêu trong hợp đồng thì cho vào thỏa ước lao động hay cho vào đâu ạ?:director:
 
N

nhung tây

Guest
27/11/14
8
0
1
29
cả nhà cho em hỏi khi nào thì tiền công tác phí được cho vào tính thu nhập chịu thuế trong bảng tính PIT vậy ạ. Em cảm ơn cả nhà nhiều ạ :)
 
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Mình cũng thắc mắc trường hợp này. Tiền công tác phí khoán cả tháng và ghi vào 1 cột trên bảng lương thì có chịu thuế TNCN không các bác nhỉ?
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Mình cũng thắc mắc trường hợp này. Tiền công tác phí khoán cả tháng và ghi vào 1 cột trên bảng lương thì có chịu thuế TNCN không các bác nhỉ?
Trên bảng lương của người LĐ có: (..công tác phí khoán cả tháng và ghi vào 1 cột trên bảng lương..) và HT vào TK 627 thì không chịu thuế TNCN.
 
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Thees
Trên bảng lương của người LĐ có: (..công tác phí khoán cả tháng và ghi vào 1 cột trên bảng lương..) HT vào TK 627 thì không chịu thuế TNCN.
Bác cho em hỏi nếu em đó là tiền công tác phí của nhân viên kinh doanh, giám đốc, phó giám đốc em hạch toán vào TK 641, 642 thì có chịu thuế TNCN? tại sao bác? sao nhất thiết phải là 627 mới không chịu thuế
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Thees
Bác cho em hỏi nếu em đó là tiền công tác phí của nhân viên kinh doanh, giám đốc, phó giám đốc em hạch toán vào TK 641, 642 thì có chịu thuế TNCN? tại sao bác? sao nhất thiết phải là 627 mới không chịu thuế
Đúng là mình nói chưa hết. Công tác phí HT vào chi phí chung 627, 641, 642 mà không HT vào tiền lương 334 ...
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Thees
Bác cho em hỏi nếu em đó là tiền công tác phí của nhân viên kinh doanh, giám đốc, phó giám đốc em hạch toán vào TK 641, 642 thì có chịu thuế TNCN? tại sao bác? sao nhất thiết phải là 627 mới không chịu thuế
Các chi phí đó là chi phí của doanh nghiệp có tính vào lương của người lao động đâu mà tính. Chỉ tính thuế TNCN đối với các khoản có tính chất lương, làm tăng thu nhập của người lao động, ví dụ các khoản điện thoại, xăng xe, nhà ở không làm tăng thu nhập cảu người lao động thì không phải tính
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA