
Do yêu cầu và nhu cầu học tập cũng như làm việc mà số người sử dụng máy tính (MT) và số thời gain làm việc bên máy tính trung bình của mỗi ngày càng tăng. Do vậy mà ảnh hưởng của MT tới sức khỏe con người cũng ngày càng nhiều hơn. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài nói về những rối loạn cơ, xương, khớp, mệt mỏi tinh thần, kém ăn mất ngủ,… ở những người thường xuyên sử dụng MT. Nhưng rõ ràng nhất là các rối loạn về mắt với nhiều triệu chứng khác nhau. Và người ta gọi đó là “Hội chứng mắt do sử dụng MT”, tiếng Anh gọi là Computer Vision Syndrome(CVS).
Điểm đầu tiên và nổi bật là dấu hiệu căng thẳng ở mắt: mắt có cảm giác nặng trĩu khó mở to, mi mắt cứ nhấp nháy, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng mắt bị khô rát. Có người còn bị đỏ mắt, cộm mắt như có sạn…có người thì thấy cứng cổ, đau cơ bả vai, đau đầu vùng trán, chóng mặt mệt mỏi tòan thân sau nhiều ngày ngồi bên máy tính.
Hình ảnh trên màn hình MT thực chất là sự xuất hiện của muôn vàn các điểm sáng nhỏ li ti. Để nhìn thấy hình ảnh sắc nét, mắt phải định thị và tái định thị, điều chỉnh liên tục, do đó làm việc nhiều giờ liền sẽ gây ra mệt mỏi cho cơ mắt, đặc biệt là cơ điều tiết trong mắt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cận thị hoặc đã bị cận thị thì độ cận thị nặng thêm. Nói vậy không có nghĩa là không nên sử dụng MT, mà phải có những biện pháp khoa học để tránh những tác hại của MT. Các bạn nên thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa hội chứng CVS:
Không sử dụng máy tính quá 3 giờ mỗi ngày.
Trong khi sử dụng nên thực hiện chế độ cứ 20 phút thì nghỉ 20 giây và nhìn xa 6 - 6,5 m để mắt tạm thư giãn chốc lát.
Nên chớp mắt (ít nhất 15-20 lần/phút) để rãi đều nước mắt trên mặt nhãn cầu, tránh được cảm giác khô mắt, cộm mắt.
Nếu mắt bị tật như cận, viễn , loạn thì cần đeo kính điều chỉnh hợp lý để nhìn thấy rõ mục tiêu trên màn hình, tránh bắt buộc mắt phải làm việc một cách gượng ép.
Nên có tư thế ngồi thỏai mái và cách màn hình 50-60 cm và hơi chếch xuống 20 độ so với màn hình. Tránh tuyệt đối nhìn ngước mắt lên do máy quá cao vì ở tư thế này mắt mở to hơn, nước mắt càng bốc hơi nhanh và tần số chớp mắt giảm, gây cảm giác khô rát mắt đồng thời gây co cứng cơ cổ, cơ bả vai rất khó chịu.
Cần chú ý đến độ sáng của căn phòng và màn hình. Nguồn chiếu sáng không nên chiếu thẳng vào màn hình cũng như mặt người sử dụng để tránh màn hình bị sáng chói và bị phản quang.
Nên lắp thêm màn chắn chống phản quang trên màn hình, tốt nhất là màn chắn được tiếp đất.
(LBVMVT 3)
Điểm đầu tiên và nổi bật là dấu hiệu căng thẳng ở mắt: mắt có cảm giác nặng trĩu khó mở to, mi mắt cứ nhấp nháy, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng mắt bị khô rát. Có người còn bị đỏ mắt, cộm mắt như có sạn…có người thì thấy cứng cổ, đau cơ bả vai, đau đầu vùng trán, chóng mặt mệt mỏi tòan thân sau nhiều ngày ngồi bên máy tính.
Hình ảnh trên màn hình MT thực chất là sự xuất hiện của muôn vàn các điểm sáng nhỏ li ti. Để nhìn thấy hình ảnh sắc nét, mắt phải định thị và tái định thị, điều chỉnh liên tục, do đó làm việc nhiều giờ liền sẽ gây ra mệt mỏi cho cơ mắt, đặc biệt là cơ điều tiết trong mắt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cận thị hoặc đã bị cận thị thì độ cận thị nặng thêm. Nói vậy không có nghĩa là không nên sử dụng MT, mà phải có những biện pháp khoa học để tránh những tác hại của MT. Các bạn nên thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa hội chứng CVS:
Không sử dụng máy tính quá 3 giờ mỗi ngày.
Trong khi sử dụng nên thực hiện chế độ cứ 20 phút thì nghỉ 20 giây và nhìn xa 6 - 6,5 m để mắt tạm thư giãn chốc lát.
Nên chớp mắt (ít nhất 15-20 lần/phút) để rãi đều nước mắt trên mặt nhãn cầu, tránh được cảm giác khô mắt, cộm mắt.
Nếu mắt bị tật như cận, viễn , loạn thì cần đeo kính điều chỉnh hợp lý để nhìn thấy rõ mục tiêu trên màn hình, tránh bắt buộc mắt phải làm việc một cách gượng ép.
Nên có tư thế ngồi thỏai mái và cách màn hình 50-60 cm và hơi chếch xuống 20 độ so với màn hình. Tránh tuyệt đối nhìn ngước mắt lên do máy quá cao vì ở tư thế này mắt mở to hơn, nước mắt càng bốc hơi nhanh và tần số chớp mắt giảm, gây cảm giác khô rát mắt đồng thời gây co cứng cơ cổ, cơ bả vai rất khó chịu.
Cần chú ý đến độ sáng của căn phòng và màn hình. Nguồn chiếu sáng không nên chiếu thẳng vào màn hình cũng như mặt người sử dụng để tránh màn hình bị sáng chói và bị phản quang.
Nên lắp thêm màn chắn chống phản quang trên màn hình, tốt nhất là màn chắn được tiếp đất.
(LBVMVT 3)