Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ ở Ngân hàng

  • Thread starter Chang_coc
  • Ngày gửi
C

Chang_coc

Guest
24/1/06
24
0
0
Vietnam
Bạn nào có thể giải thích cơ sở/nguyên tắc để hạch toán những gì liên quan đến ngoại tệ tại ngân hàng giúp tôi với (vì vừa hạch toán VND lẫn ngoại tệ thật lung tung xèng quá, trong khi bên kế toán tài chính cho các doanh nghiệp thì tuân thủ "thước đo tiền tệ" sử dụng VND duy nhất để hạch toán).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

chichchoe

Guest
Thì "cậu ông trời" cứ căn cứ vào sổ phụ ngân hàng, quy đổi ngoại tệ ----->>VND theo tỉ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch mua bán ngoại tệ
 
C

Chang_coc

Guest
24/1/06
24
0
0
Vietnam
Thì "cậu ông trời" cứ căn cứ vào sổ phụ ngân hàng, quy đổi ngoại tệ ----->>VND theo tỉ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch mua bán ngoại tệ

Sổ phụ gì ở đây hử giời, tui đang nói hạch toán ở ngân hàng mừ. Tại sao lại phải vừa hạch toán theo ngoại tệ lẫn VND??? Rồi cuối kỳ lên báo báo ra sao?
 
R

Roses

Guest
7/12/07
4
0
0
Haiphong
Thế trường hợp hạch toán trong doanh nghiệp tài khoản NGân hàng mà vừa có VND và vừa có USD thì mình phải quy đổi USD ra VND theo từng thời điểm để hạch toán vào sổ hả bạn
 
C

Chang_coc

Guest
24/1/06
24
0
0
Vietnam
thì đây là box chỉ dành cho kế toán ngân hàng mà, chứ ai hỏi kế toán tài chính tại các DN khác đâu. Các cao nhân giải thích giùm cái vụ vừa hạch toán cả ngoại tệ lẫn VND tại Ngân hàng giúp tui với nhé.
 
H

hunk2

Guest
15/10/07
3
0
0
45
Viẹt trì
hạch toán giống như bác xuất nhập hàng trong kho vậy, cuối tháng lên báo cáo theo tỷ giá bình quân!! bác có ví dụ nào cụ thể ko?
 
N

nt7_linh

Guest
23/7/07
32
0
0
Hà Nội
Ví dụ: Công ty có 2 tài khoản, 1 tài khoản USD và 1 tài khoản VND. Khi cần thanh toán qua ngân hàng cho người bán nhưng tài khoản VND không đủ tiền để thanh toán, vì thế cần phải chuyển từ TK USD 1000$ sang cho tài khoản VND để đủ tiền thanh toán. Khi chuyển tiền từ tài khoản USD sang VND thì hạch toán thế nào nhỉ? (giả sử tỷ giá thời điểm đó là 1600). NHờ các bác giúp em với!
 
T

tuanngo

Trung cấp
25/10/04
75
0
0
44
danang, vietnam
Chao Chang coc!
Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong ngân hàng được quy định rất rõ trong Quyết định 479/2004/QĐ- NHNN, mình trích dẫn cho bạn tham khảo, có gì chưa rõ thì trao đổi thêm nhé:
 
Sửa lần cuối:
T

tuanngo

Trung cấp
25/10/04
75
0
0
44
danang, vietnam
Trích Quyết định 479/2004/QĐ- NHNN:
-------------------------------------------
8. Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán này phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
8.1- Thực hiện hạch toán đối ứng và cân đối giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ.
8.2- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.
8.3- Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
8.4- Giá trị ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên các tài khoản có gốc ngoại tệ được tính theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ ngoại tệ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
8.5- Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, ghi cả ngoại tệ và đồng Việt Nam.
8.6- Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ảnh bằng đồng Việt Nam.
8.7- Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vào ngày cuối tháng, trừ các khoản mục phi tiền tệ (TSCĐ, vật liệu, góp vốn đầu tư, mua cổ phần bằng ngoại tệ...) vẫn theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại). Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái".
8.8- Đối với các Tổ chức tín dụng có nhiều nghiệp vụ ngoại tệ, để đơn giản công việc hạch toán hàng ngày, có thể tổ chức việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ theo nguyên tệ, nhưng đến cuối tháng, phải quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong tháng của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam (theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do NHNN công bố vào ngày cuối tháng) để tổng hợp và phản ảnh đầy đủ hoạt động trên bảng cân đối tài khoản hàng tháng bằng đồng Việt Nam.
8.9- Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
8.10- Đối với TCTD có nhiều giao dịch vàng và có khả năng ứng dụng công nghệ tin học có thể hạch toán chi tiết theo dõi vàng bằng hiện vật (theo đơn vị là “chỉ” vàng 99,99%) và giá trị. Khi hạch toán tổng hợp phải quy đổi giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam (đánh giá lại giá trị vàng) theo giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo. Và đối với nghiệp vụ mua bán vàng có thể sử dụng thông qua hai tài khoản 4711 và 4712 để hạch toán tương tự như hạch toán mua bán ngoại tệ (coi vàng như một loại ngoại tệ).
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA