Có khoảng 3.000 người đang làm nghề kiểm toán
Theo Bộ Tài chính, trong số khoảng 3.000 người đang làm kiểm toán tại Việt Nam, có 1/5 đã có chứng chỉ kiểm toán viên, số còn lại là trợ lý kiểm toán.
Những người làm trợ lý kiểm toán đều đã tốt nghiệp ít nhất 1 trường đại học và phải qua thi tuyển nhiều vòng mới được làm việc tại công ty kiểm toán. Một trong những yêu cầu bắt buộc để người làm kiểm toán tại VN và được tham gia dự kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ kiểm toán viên là phải có ít nhất 5 năm thực hành kiểm toán.
(Theo Đầu Tư Chứng Khoán) Việc Tổng thống Mỹ George Bush ký dự luật chống gian lận doanh nghiệp, có nghĩa là nghề kiểm toán sẽ phải làm quen với một thế giới khác lạ. Các hãng kiểm toán ở Mỹ nằm dưới sự quản lý chặt chẽ hơn của một ban giám sát mới, và không được hoạt động trong nhiều dịch vụ đối với khách hàng. Các hãng kiểm toán nước ngoài tại Mỹ cũng sẽ phải phụ thuộc vào luật kiểm toán mới, điều mà trước đó họ chưa từng bị áp đặt.
Điều luật Sarbanes-Oxley cũng có những điều khoản truy tố hình sự giám đốc điều hành, hay luật sư của một doanh nghiệp... Tuy nhiên, sự tác động lớn nhất của điều luật này ở chỗ, nó sẽ có tác động đến hoạt động của toàn bộ ngành kiểm toán.
Trước hết, giới lãnh đạo ''các đại gia'' kiểm toán tại Mỹ lo ngại rằng họ sẽ rơi vào tình trạng bị kiện tụng. Theo đạo luật mới này, một ban giám sát mới sẽ được thành lập để giám sát và đưa ra những quy định chặt chẽ, kịp thời hơn đối với những sai phạm của các hãng kiểm toán. ''Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các cổ đông theo đuổi các kiện tụng'', ông Jim Turley, Chủ tịch Hãng kiểm toán Ernst & Young thận trọng nói. Để bồi thường, PricewaterhouseCoopers đang chuẩn bị kế hoạch tăng phí dịch vụ đối với những khách hàng có khả năng gặp rắc rối.
Trước đây, khi các hãng kiểm toán luôn vận động hành lang phản đối Chính phủ đưa ra những quyết định ngăn cấm họ thực hiện các dịch vụ tài chính cho khách hàng, họ cho rằng ngành kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, đến nay thì điều tồi tệ nhất đó đã xảy ra, và họ buộc phải học cách sống lạc quan. Ngành kiểm toán đã không được hoạt động trên 8 lĩnh vực dịch vụ tài chính, đặc biệt là tư vấn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điểm cấm hoạt động gây nhiều tranh cãi nhất trong điều luật mới này. Kết quả là, tất cả các hãng kiểm toán, hoặc đã bán, hay ráo riết lập kế hoạch rao bán lĩnh vực tư vấn.
Tuy nhiên có một điều chớ trêu là ngay cả khi lĩnh vực dịch vụ tài chính không bị cấm hoạt động, thì nó sẽ vẫn tiếp tục được các doanh nghiệp chấp thuận. Rõ ràng, một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các hãng kiểm toán là liệu Uỷ ban kiểm toán trong mỗi doanh nghiệp sẽ cho phép họ cung cấp dịch vụ tư vấn thuế. Theo trích dẫn lời ông Dennis Nally, Giám đốc PricewaterhouseCoopers tại Mỹ, một số uỷ ban kiểm toán chỉ cho phép hãng kiểm toán độc lập của mình làm bổn phận kiểm toán, mà không thuê làm việc trong các mảng tư vấn tài chính khác.
Ngay cả khi rơi vào tình trạng bi đát nhất, các hãng kiểm toán vẫn có thể bán dịch vụ tư vấn cho những doanh nghiệp không phải là thân chủ kiểm toán của họ. Thế nhưng, nhiều dịch vụ, chẳng hạn tài chính doanh nghiệp, tư vấn luật pháp, quản lý rủi ro..., sẽ hoạt động không có hiệu quả nếu không có sự trợ giúp của kiểm toán. Nói cho cùng, ngành kiểm toán rồi cũng mất thị phần.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng các hãng kiểm toán sẽ phải làm việc cẩn thận hơn với đạo luật chống gian lận doanh nghiệp này. Có thể chi phí kiểm toán sẽ tăng lên, và khách hàng lại chính là người gánh chịu những chi phí đó. Ông Eugene O'Kelly, Chủ tịch KPMG, ước tính, phí kiểm toán sẽ tăng khoảng 20%. Tình huống này đã từng xảy ra vào năm 1991, khi Chính phủ Mỹ đưa ra một điều luật mới yêu cầu các hãng kiểm toán phải ''để tâm'' đến những hoạt động của ngành ngân hàng sau khi khu vực này lâm vào khủng hoảng.
Thông qua điều luật này, SEC có thể giám sát những hãng kiểm toán đang kiểm toán doanh nghiệp nước ngoài, điều trước đây cơ quan này không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, họ lại đang bị Uỷ ban châu Âu, Anh và Nhật Bản chỉ trích. Các nước này yêu cầu SEC phải miễn áp dụng đạo luật chống gian lận doanh nghiệp đối với ''các hãng kiểm toán nước ngoài''. Trên thực tế, các hãng kiểm toán nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong các bản cáo bạch của mỗi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, chính những doanh nghiệp này sẽ nằm dưới sự cai quản của một ban giám sát mới và tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh của Mỹ, ngay cả khi họ không tự công bố bản cáo bạch. Ông Henri Olivier, Chủ tịch Liên đoàn Kế toán châu Âu, gọi đó là ''đế chế không thể chấp nhận được''.
Sau khi Andersen ''đột tử'' thì các cơ quan giám sát Mỹ chỉ còn bận tâm với 4 ''đại gia''. Bộ trưởng Thương mại Anh tuyên bố rằng cơ quan thương mại bình đẳng (ý muốn nói Uỷ ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ) cần phải làm việc ở cấp cao hơn, đó là tập trung vào các phương tiện cạnh tranh, mặc dù vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy rằng mức giá kiểm toán là độc quyền. Ngược lại, những hãng theo đuổi khách hàng cũ của Andersen còn chào mời mức giá kiểm toán rẻ hơn.
(Thế Hưng - Theo Economist) Các bạn nghiên cứu tạm nha
epsi: