Giao dịch chứng khoán trực tuyến-giải pháp tối ưu phục vụ nhân viên văn phòng

  • Thread starter nguyen hai son
  • Ngày gửi
N

nguyen hai son

Guest
18/2/05
3
0
0
lamdong
Hi all, xin tự giới thiệu: mình là người hành nghề môi giới chứng khoán có chút ít kinh nghiệm nên muốn tạo topic này để cùng chia sẽ với mọi người. Các có bất cứ thắc mắc nào về giao dịch chứng khoán xin cứ đặt câu hỏi mình sẽ giải đáp nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nguyenductho

nguyenductho

Guest
3/9/04
153
0
0
45
Ho Chi Minh city
Cho mình hỏi lệnh ATO và lệnh LO là gì? có thể đưa ra ví dụ cho dễ hiểu hông?
Thanhks advanced
 
N

nguyen hai son

Guest
18/2/05
3
0
0
lamdong
Cho mình hỏi lệnh ATO và lệnh LO là gì? có thể đưa ra ví dụ cho dễ hiểu hông?
Thanhks advanced
Mình trả lời bạn theo nội dung trích dẫn như sau, nếu có gì chưa rõ bạn cứ nêu thắc mắc mình sẽ trả lời tiếp:

1. Thời gian giao dịch

Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

a. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ:

T1: Từ 8h30 đến 9h00: Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Bao gồm các loại lệnh LO và ATO.

T2: Từ 9h00 đến 10h00: Khớp lệnh liên tục. Chỉ có lệnh LO tham gia giao dịch tại đợt giao dịch này.

T3: Từ 10h00 đến 10h30: Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. bao gồm lệnh LO và ATC.

T4: Từ 10h30 đến 11h: Giao dịch thỏa thuận.

T5: 11h: Đóng cửa

b. Trái phiếu:

Từ T1 – T5 (từ 8h30 đến 11h): Giao dịch thỏa thuận

2. Các loại lệnh

Có 3 loại lệnh sẽ được áp dụng ở phương thức khớp lệnh mới là: Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO); Lệnh giới hạn (LO) và Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC). Riêng với lệnh thị trường (MP), theo HOSTC, sau khi phương thức mới hoạt động ổn định, được đánh giá tốt mới xem xét áp dụng.

Lệnh giới hạn (LO) áp dụng trong khớp lệnh định kỳ và liên tục: Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh mở cửa (ATO). Áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh. Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết.
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh đóng cửa (ATC) áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh.
Thời gian hiệu lực của lệnh:

Loại lệnh T1 T2 T3
ATO X
Limit X X X
ATC X

3. Các phương thức đặt lệnh

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
Giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch.
Loại chứng khoán Khớp lệnh Thỏa thuận
Cổ phiếu X X
Chứng chỉ quỹ X X
Trái phiếu X

4. Nguyên tắc khớp lệnh

- Ưu tiên về giá: Lệnh đặt mua với giá cao hoặc lệnh chào bán với giá thấp sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

- Ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh có cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên khớp trước.

(Lưu ý: lệnh ATO, ATC là lệnh được ưu tiên khớp trước lệnh LO trong các đợt khớp lệnh định kỳ).

5. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh

a. Khớp lệnh định kỳ

- Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch toàn thị trường là lớn nhất. (i)

- Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (i) thì giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn (ii).

- Nếu có các mức giá thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì giá khớp lệnh sẽ là giá cao hơn. (iii).

b. Khớp lệnh liên tục

- Ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá khớp sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.

Phương thức khớp lệnh mới vẫn áp dụng lô chẵn 10 với giao dịch khớp lệnh và 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trở lên đối với giao dịch thỏa thuận.

6. Cách tính giá tham chiếu:

a. Các trường hợp thông thường

- Đối với Sở GDCK Hồ Chí Minh: gía tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ giao dịch tại Sở GDCK HCM là giá của phiên giao dịch thứ ba của ngày giao dịch liền trước.

- Đối với TTGDCK Hà Nội: giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch liền trước.

b. Các trường hợp đặc biệt

- Trả cổ tức bằng tiền: giá tham chiếu của cổ phiếu được điều chỉnh bằng cách lấy giá tham chiếu trong trường hợp 1 trừ đi số tiền được hưởng.

* Vd: giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Được biết mức chi trả cổ tức là 6%.

Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8

= 295.600 – 600= 295.000đ/cp

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu: giá đóng cửa ngày 31/7 của cổ phiếu AGF là 145.000đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Biết rằng mức chi trả cổ tức là 20%. Tính giá cổ phiếu của AGF ngày 1/8?

Giá tham chiếu điều chỉnh của AGF ngày 1/8

= 145.000/1.20 = 120.000đ/cp (đã được làm tròn)

- Giá tham chiếu khi thực hiện quyền mua

* Vd: Giá giao dịch cổ phiếu SD6 ngày 17/7 là 65.000đ/cp. Ngày 18/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ phần theo tỷ lệ 2:1( cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới) với giá 10.000đ/cp.

Vậy giá tham chiếu của SD6 ngày 18/7 là:


II. Lời khuyên cho NĐT:

Việc khớp lệnh liên tục sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý lệnh, tuy nhiên, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Khớp lệnh liên tục có những lệnh đặc biệt, nếu nhà đầu tư không cẩn trọng rất dễ rơi vào tình huống sập bẫy. Vì thế, NĐT cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, NĐT phải tập trung theo dõi thị trường và theo dõi mức giá đặt lệnh, khi đã đặt lệnh thì phải hết sức lưu ý là nếu muốn mua ở mức giá nào thì hãy đặt ở mức giá đó, đừng cố tình đặt giá trần.

Lưu ý thứ hai là đối với lệnh thị trường, phải hết sức cảnh giác. Bên cạnh tính ưu việt là tạo khả năng giao dịch thành công rất cao, thì mặt trái của lệnh thị trường là có thể khớp tại giá mà người đầu tư không mong muốn.

Việc áp dụng phương thức liên tục mới chỉ là bắt đầu những thách thức ngày càng gia tăng đối với người đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân sẽ phải đầu tư rất nhiều về thời gian mới có thể theo dõi được hết tình hình của các công ty niêm yết.
 
quangson

quangson

Trung cấp
23/1/07
54
0
6
36
Hà Nội
giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Được biết mức chi trả cổ tức là 6%.

Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8

= 295.600 – 600= 295.000đ/cp

600 ở đâu ra ạ?
 
H

hangiang

Trung cấp
16/10/04
104
0
16
Da Nang
giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Được biết mức chi trả cổ tức là 6%.

Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8

= 295.600 – 600= 295.000đ/cp

600 ở đâu ra ạ?

mỗi CP tuy được giao dịch với giá 295.600, nhưng mệnh giá của nó chỉ có 10.000đ thôi => 6% = 600đ
 
Bekis

Bekis

Cao cấp
19/5/08
228
3
18
thanh thai
Mình muốn mua cổ phiếu thì phải cần làm những thủ tục gì và các bước thực hiện như thế nào??
Thank you very much!!
 
G

gaucon

Trung cấp
10/7/04
191
0
0
giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Được biết mức chi trả cổ tức là 6%.

Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8

= 295.600 – 600= 295.000đ/cp

600 ở đâu ra ạ?

600 = 10.000 x 6%
 
H

huytinktqd

Sơ cấp
2/1/09
7
0
0
38
hp
Hi all, xin tự giới thiệu: mình là người hành nghề môi giới chứng khoán có chút ít kinh nghiệm nên muốn tạo topic này để cùng chia sẽ với mọi người. Các có bất cứ thắc mắc nào về giao dịch chứng khoán xin cứ đặt câu hỏi mình sẽ giải đáp nhé!

Anh son oi em dang co tham vong thi vao cong ty chung khoan. Tuy nhien hien tai em chua biet thong tin cac cong ty chung khoan se thi tuyen nhu the nao? anh co biet thi cung cap cho em nhe. dia chi mail cua em: huytinktqd@gmail.com
 
H

hoet88

Guest
20/12/08
8
0
0
35
tp hcm
cho em hỏi là lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh LO có nghĩa là số lượng đặt mua hay bán của ATO luôn được khớp lệnh trước rồi còn dư bao nhieu thì mới đến lệnh LO khớp phải ko ạ ? sao em thấy có nhiều tài liệu lại nói lệnh ATO chỉ được áp dụng sau khi lệnh LO ????? hjc sắp tới em thi cuối kỳ môn tttc rồi mà rối chõ này lắm. giúp em nha !!!! thanks
 
T

thienhahanhphuc

Sơ cấp
24/4/09
22
0
0
hai duong
Anh cho em hỏi:
Các tổ chức phát hành chứng khoán là những tổ chức nào?
Vì sao họ lại phát hành chứng khoán.
Em cám ơn anh nhiều nha.
Anh trả lời chi tiết vấn đề thứ 2 em đưa ra giúp em nhé.:wall:
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
267
1
0
Hanoi
Chẳng ai trả lời bạn í à? trong đây toàn cao thủ mà.

- Tổ chức phát hành chứng khoán chính là các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư;
- Chứng khoán có nhiều loại: cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu); trái phiếu (trái phiếu là chứng chỉ xác nhận khoản nợ). Đây là 2 loại chính, ngoài ra trên thế giới còn có chứng khoán phái sinh nữa.
- Họ phát hành chứng khoán để huy động vốn (vốn được chia thành các phần nhỏ có mệnh giá 10.000VND)

Đây là trả lời ngắn gọn thôi.

Để hiểu cặn kẽ hơn bạn có thể xem tại đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chứng_khoán
 
Sửa lần cuối:
T

tran viet trung

Guest
16/3/07
2
0
0
KIÊN GIANG
cac cong ty co phan, khi ho tro thanh cty dai chung se duoc phat hanh co phieu, de huy dong von
 
T

tran viet trung

Guest
16/3/07
2
0
0
KIÊN GIANG
xungdanhanhhung!
Ban co phan mem phan tich chung khong khong va huong dan minh cach xem bieu do dc khong
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA