Ai có văn bản mới nhất quy định về lương thì làm ơn port lên cho mình với.

  • Thread starter HuongKTV
  • Ngày gửi
H

HuongKTV

Guest
17/12/07
10
0
0
40
Đức Giang
mình đang tìm hiểu về việc tính lương và mức lương cơ bản áp dụng cho đơn vị mình. nếu ai có văn bản mới nhất quy định về lương cơ bản thì gửi lên đây giúp mình với. Mình tìm mãi mà ko biết nó ở đâu cả.
Xin chân thành cảm ơn!Help
:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Bạn có thể tham khảo Nghị định 166; Nghị định 167 và Nghị định 168 của Chính phủ. Tóm lược như sau:
Theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu chung để trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2008 là 540.000 đồng/tháng.



Mức lương này chỉ áp dụng với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước...



Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.



Bãi bỏ Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định mức lương tối thiểu và Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.



Theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động được chia thành các vùng, cụ thể:



- Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội và Tp.HCM.



- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.



- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.



Theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP: Chính phủ cũng quy định mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện từ ngày 1/1/2008 với các mức tương ứng với vùng, gồm:



- Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, Tp.HCM.



- Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.



- Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.



- Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề, kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề, phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã được quy định như trên. Đồng thời Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu được quy định.



Bãi bỏ Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.



Các Nghị định trên đây, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn việc tính toán, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu chung theo quy định.



Ba Nghị định số 166/2007/NĐ-CP, 167/2007/NĐ-CP và 168 /2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.
 
Q

quang24119

Guest
mình đang tìm hiểu về việc tính lương và mức lương cơ bản áp dụng cho đơn vị mình. nếu ai có văn bản mới nhất quy định về lương cơ bản thì gửi lên đây giúp mình với. Mình tìm mãi mà ko biết nó ở đâu cả.
Xin chân thành cảm ơn!Help
:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz:mrstraetz
Đây là thông tư mới nhất hướng dẫn chi tiết về lương.

BỘ NỘI VỤ – BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
--------------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc----------------
Số: 05/2007/TTLT-BNV-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 01
năm 2008 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp
------------------------
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung; sau khi trao đổi ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Cán bộ, công chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập).
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
4. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
5. Giáo viên mầm non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng (hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động) trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
8. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
9. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
10. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:
a) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền cho phép vận dụng xếp lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong nước và ngoài nước thuộc biên chế trả lương của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Công chức dự bị, người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam;
đ) Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nêu tại Thông tư này là các tổ chức quy định tại Điều 1 Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức tại mục I Thông tư này sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.

II. CÁCH TÍNH MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ HOẠT ĐỘNG PHÍ
Mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại mục I Thông tư này từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 được tính như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 mục I Thông tư này, thì căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:

a) Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ 01/01/2008 = Mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng x Hệ sốlươnghiện hưởng

b) Công thức tính mức phụ cấp:
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung:
Mức phụ cấpthực hiện từ 01/01/2008 = Mức lươngtối thiểu chung540.000 đồng/tháng x Hệ sốphụ cấphiện hưởng
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mứcphụ cấpthực hiệntừ01/01/2008 = Mứclươngthực hiện từ 01/01/2008 + Mức phụ cấp chức vụlãnh đạothực hiện từ01/01/2008(nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/01/2008(nếu có) x Tỷ lệ% phụ cấp được hưởng theo quy định
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

c) Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ 01/01/2008 = Mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng(nếu có)

2. Đối với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Người lao động trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập quy định tại khoản 7 mục I Thông tư này căn cứ vào mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP để tính mức lương ghi trong hợp đồng; tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiền lương ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 8 mục I Thông tư này, thì căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
Mức hoạt độngphí thực hiện từ 01/01/2008 = Mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng x Hệ sốhoạt động phítheo quy định
4. Đối với người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 9 mục I Thông tư này
a) Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân áp dụng cách tính mức lương và phụ cấp theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
b) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, thì thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như đối với cán bộ, công chức, viên chức theo cách tính quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng hưởng lương, phụ cấp và hoạt động phí quy định tại mục I Thông tư này, căn cứ vào số đối tượng đến ngày 01 tháng 01 năm 2008 để tính mức lương, mức phụ cấp, mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và hoạt động phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Việc xác định quỹ tiền lương, phụ cấp, hoạt động phí và xác định nhu cầu quỹ tăng thêm và nguồn kinh phí đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động quy định tại khoản 7 mục I Thông tư này do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.
Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BNV-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
5. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.


BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
(đã ký) (đã ký)
Vũ Văn Ninh Trần Văn Tuấn

Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương, các Ban Đảng ở Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- HĐND, UBND, SNV, STC các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu: VT, Vụ TL (BNV), VT (BTC).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA