Cách hạch toán quyền mua nợ

  • Thread starter Bong05
  • Ngày gửi
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Công ty em sau khi thành lập có mua nợ của Công cũ. Tổng danh sách khách hàng nợ là 120 khách hàng tương ứng với số tiền là 1 tỷ.
Theo thỏa thuận giữa hai bên. Cty cũ đồng ý bán cho Cty em với số tiền là 600 tr.
Hiện nay em đang muốn hạch toán thế nào để phản ánh được toàn bộ chi phí, cũng như dsach 120 khách hàng còn nợ tương ứng với 1 tỷ đó qua sổ sách. Ko muốn theo dõi chi tiết bên ngoài ạ.
Các anh, chị giúp em với ạ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thanhhung

LQT
Công ty em sau khi thành lập có mua nợ của Công cũ. Tổng danh sách khách hàng nợ là 120 khách hàng tương ứng với số tiền là 1 tỷ.
Theo thỏa thuận giữa hai bên. Cty cũ đồng ý bán cho Cty em với số tiền là 600 tr.
Hiện nay em đang muốn hạch toán thế nào để phản ánh được toàn bộ chi phí, cũng như dsach 120 khách hàng còn nợ tương ứng với 1 tỷ đó qua sổ sách. Ko muốn theo dõi chi tiết bên ngoài ạ.
Các anh, chị giúp em với ạ!
Chị Bong tham khảo nhé!

1.Quy định hạch toán liên quan đến việc mua các khoản nợ phải thu:

- Giá mua các khoản nợ phải thu là giá dựa trên sự thỏa thuận của bên mua và bán trong hợp đồng.

- Chi phí đàm phán, giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và các chi phí khác liên quan đến việc mua nợ phải thu được hạch toán vào chi phí tài chính theo nguyên tắc kỳ kế toán.

- Lãi (hoặc lỗ) từ họat động mua các khoản nợ phải thu được xác định theo công thức sau:

Lãi (lỗ) các khoản nợ phải thu = Tổng giá trị thanh toán của các khoản nợ phải thu - Giá mua các khoản nợ phải thu

2. Phương pháp hạch toán

a. Khi tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào chứng từ kế toán phát sinh toàn bộ chi phí liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK142-Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK111,112

b. Khi mua các khoản phải thu:

b.1. Phản ánh giá mua:

Nợ TK128, 228 – Các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn
Có TK111, 112

b.2. Phản ánh các chi phí liên quan phát sinh khi mua:

Nợ TK635 – Chi phí tài chính
Có TK111,112

b.3. Kết chuyển chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng:

Nợ TK635 – Chi phí tài chính
Có TK142- Chi phí trả trước ngắn hạn

c. Định kỳ, bên bán thanh toán các khoản nợ phải thu thu hồi được cho bên mua, căn cứ vào chứng từ phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK111,112 - Số tiền thanh toán mỗi kỳ
Có TK128, 228

d. Khi đáo hạn hợp đồng

Khi đáo hạn hợp đồng, kế toán tiến hành kiểm tra số tiền nợ phải thu bên bán đã thanh toán để xác định số tiền còn lại bên bán phải thanh toán, đồng thời xác định lãi (lỗ) từ họat động mua các khoản nợ phải thu. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:

Nợ TK111, 112 -
Có TK128, 228 – Giá mua các khoản phải thu còn lại chưa thanh toán
Có TK515 – Chênh lệch giữa giá thanh toán của nợ phải thu và giá mua

* Trường hợp bên mua hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn do lỗi thuộc về bên bán, kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK111,112 – Giá mua còn lại chưa thanh toán và tiền phạt
Có TK128, 228 – Giá mua còn lại chưa thanh toán
Có TK711 – Thu nhập khác (tiền phạt)

* Trường hợp bên mua hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn do lỗi thuộc về bên mua, kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK111,112 – Giá mua còn lại chưa thanh toán sau khi trừ tiền phạt
Nợ TK811 – Chi phí khác (tiền phạt)
Có TK128, 228 – Giá mua còn lại chưa thanh toán
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Hùng à. Nếu chỉ hạch toán theo số tiền thỏa thuận trên hợp đồng mua thì mình không lăn tăn gì.
Nhưng cái cơ bản ở đây là mình muốn hạch toán theo giá trị toàn bộ công nợ mình thực nhận bàn giao cơ.VD mua nợ có 600tr ấy. Mà dsach là 1 tỷ cơ. Hiện nay mình đang loay hoay ở cái hạch toán đường đi của 1 tỷ đó thể hiện như thế nào trên sổ sách cơ. Cả nhà nghĩ giúp với nhé!
 
phong2v

phong2v

Guest
Hùng à. Nếu chỉ hạch toán theo số tiền thỏa thuận trên hợp đồng mua thì mình không lăn tăn gì.
Nhưng cái cơ bản ở đây là mình muốn hạch toán theo giá trị toàn bộ công nợ mình thực nhận bàn giao cơ.VD mua nợ có 600tr ấy. Mà dsach là 1 tỷ cơ. Hiện nay mình đang loay hoay ở cái hạch toán đường đi của 1 tỷ đó thể hiện như thế nào trên sổ sách cơ. Cả nhà nghĩ giúp với nhé!
Như em đã trao đổi với chị đó, cái này ko thể thể hiện được 1tỷ, bởi vì thực chất chỉ là 600tr, nếu chi thu được 1tỷ coi như chị đầu tư có lãi, còn ngược lạ i thì là lỗ, chứ ko thể theo dõi trên sổ là 1tỷ, ko biết mọi người có ý kiến gì khác không
 
T

thanhhung

LQT
Hùng à. Nếu chỉ hạch toán theo số tiền thỏa thuận trên hợp đồng mua thì mình không lăn tăn gì.
Nhưng cái cơ bản ở đây là mình muốn hạch toán theo giá trị toàn bộ công nợ mình thực nhận bàn giao cơ.VD mua nợ có 600tr ấy. Mà dsach là 1 tỷ cơ. Hiện nay mình đang loay hoay ở cái hạch toán đường đi của 1 tỷ đó thể hiện như thế nào trên sổ sách cơ. Cả nhà nghĩ giúp với nhé!

Như em đã trao đổi với chị đó, cái này ko thể thể hiện được 1tỷ, bởi vì thực chất chỉ là 600tr, nếu chi thu được 1tỷ coi như chị đầu tư có lãi, còn ngược lạ i thì là lỗ, chứ ko thể theo dõi trên sổ là 1tỷ, ko biết mọi người có ý kiến gì khác không
Em cũng nhất trí với ý kiến của anh Phong kông thể phản ánh giá trị là 1tỷ vào sổ sách vì cần phản ánh đúng bản chất của nó.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Cả nhà xem hộ mình cách làm như thế này có được ko nhé! Nếu còn vướng gì mong mọi người góp ý giúp:
Khi mua quyền thu nợ: Nợ 154 có 331:600tr
K/c chi phí thu nợ : Nợ 911 có Có 111, 112
K/c giá mua quyền thu nợ : Nợ 911 có 154.
Xác định danh sách mua quyền thu nợ :
Nợ TK 138 Có TK 338 = 1 tỷ
Khi thu tiền đc của khách hàng : Nợ 111, 112 có TK 138:
Căn cứ vào biên bản xóa nợ các món nợ không thu hồi được : Nợ TK 338 Có TK 138
Cuối kỳ k/c số dư cuối kỳ của TK 338 :( là số theo dsach thu nợ 1 tỷ - số nợ không thu hồi được)
Nợ TK 338 Có TK 911.
Như vậy hiện tại các TK của phần quyền thu nợ này là không còn số dư.
Xác định kết quả kinh doanh của số mua quyền thu nợ này ngay tại TK 911.
Hiện tại mình mới chỉ nghĩ ra được 1 phương án như thế.
Cả nhà xem kỹ hộ mình với nhé!
Cảm ơn nhiều!
 
T

thanhhung

LQT
Cả nhà xem hộ mình cách làm như thế này có được ko nhé! Nếu còn vướng gì mong mọi người góp ý giúp:
Khi mua quyền thu nợ: Nợ 154 có 331:600tr
K/c chi phí thu nợ : Nợ 911 có Có 111, 112
K/c giá mua quyền thu nợ : Nợ 911 có 154.
Xác định danh sách mua quyền thu nợ :
Nợ TK 138 Có TK 338 = 1 tỷKhi thu tiền đc của khách hàng : Nợ 111, 112 có TK 138:
Căn cứ vào biên bản xóa nợ các món nợ không thu hồi được : Nợ TK 338 Có TK 138
Cuối kỳ k/c số dư cuối kỳ của TK 338 :( là số theo dsach thu nợ 1 tỷ - số nợ không thu hồi được)
Nợ TK 338 Có TK 911.
Như vậy hiện tại các TK của phần quyền thu nợ này là không còn số dư.
Xác định kết quả kinh doanh của số mua quyền thu nợ này ngay tại TK 911.
Hiện tại mình mới chỉ nghĩ ra được 1 phương án như thế.
Cả nhà xem kỹ hộ mình với nhé!
Cảm ơn nhiều!
Trích TT38/2006/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN, BÀN GIAO, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP
...
9. Bên mua nợ và tài sản tồn đọng có trách nhiệm theo dõi, hạch toán đầy đủ chi phí mua nợ, tài sản tồn đọng bao gồm: giá mua nợ, giá mua tài sản tồn đọng ghi trên chứng từ, chi phí vận chuyển tài sản, chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có) và theo dõi giá trị nợ gốc của khoản nợ trên tài khoản ngoại bảng.
(TT này hướng dẫn cho công ty mua bán nợ)
Như vậy, giá trị 1tỷ như chị nói không có trong bảng cân đối kế toán. Xem khoản nợ mà công ty mua được là một loại hàng hóa đặc biệt và nó sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, không xem là công nợ thuần túy của công ty.
Không biết các anh chị khác có ý kiến thế nào?
 
Sửa lần cuối:
levanton

levanton

Cao cấp
Theo mình, khi hai bên bàn bạc, thỏa thuận mua bán nợ, tất nhiên là khoản khách hàng đang nợ 1tỷ, có đối chiếu và có chi tiết, như vậy bên mua phải hạch toán đủ số liệu trong sổ sách để theo dõi thu nợ và báo cáo tái chính.
Trường hợp chị Bong05 nêu giá mua là 600tr, như vậy 2 bên đã tính chi phí rủi ro do nợ không thu được và chi phí để thu nợ là 400tr.
Nếu được thì hai bên ghi, tách 2 khoản này, ước tính để đảm bảo thủ tục thôi, và hạch toán như sau:
Nợ 131 : 1.000.000.000 (chi tiết cho 120 khách hàng)
Có 331 : 600.000.000
Có 335 : Số tiền ước tính chi phí phải bỏ ra để thu nợ
Có 139 : Dự phòng nợ khó đòi.

Khi trả tiền mua nợ:
Nợ 331/ Có 111,112, 131,...

Nếu hai bên không tách được thì hạch toán tất cả 400tr vào TK 139.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
(TT này hướng dẫn cho công ty mua bán nợ)
Như vậy, giá trị 1tỷ như chị nói không có trong bảng cân đối kế toán. Xem khoản nợ mà công ty mua được là một loại hàng hóa đặc biệt và nó sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, không xem là công nợ thuần túy của công ty.
Không biết các anh chị khác có ý kiến thế nào?

Hùng à ! Cty của mình không phải là Cty mua bán nợ.
Mà ngay từ đầu mình đã nói. Cty A giải thể mình thành lập Cty B mua lại toàn bộ tài sản cũng như quyèn thu nợ của Cty A. Tuy nhiên mọi tài sản khác ko có vấn đề gì, mình lăn tăn có mỗi chỗ hạch toán quyền thu nợ thôi.
Cả nhà xem lại giúp em với! Em đang cần gấp!
 
levanton

levanton

Cao cấp
Hùng à ! Cty của mình không phải là Cty mua bán nợ.
Mà ngay từ đầu mình đã nói. Cty A giải thể mình thành lập Cty B mua lại toàn bộ tài sản cũng như quyèn thu nợ của Cty A. Tuy nhiên mọi tài sản khác ko có vấn đề gì, mình lăn tăn có mỗi chỗ hạch toán quyền thu nợ thôi.
Cả nhà xem lại giúp em với! Em đang cần gấp!

Đúng là mình và mọi người không đọc kỹ câu hỏi của Bong05 nên trả lời định khoản.
Quyền thu nợ khi hai bên mua bán, lập biên bản chi tiết cho từng đối tượng, đối chiếu công nợ và bên khách hàng 120 KH ký vào chấp nhận nợ, chấp nhận trả. Một chi tiết là bạn cần xem nội dung có mâu thuẫn , có khác gì với hợp đồng mua bán trưỡc đây của bên bán nợ và khách hàng không, nhé!
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Đúng là mình và mọi người không đọc kỹ câu hỏi của Bong05 nên trả lời định khoản.
Quyền thu nợ khi hai bên mua bán, lập biên bản chi tiết cho từng đối tượng, đối chiếu công nợ và bên khách hàng 120 KH ký vào chấp nhận nợ, chấp nhận trả. Một chi tiết là bạn cần xem nội dung có mâu thuẫn , có khác gì với hợp đồng mua bán trưỡc đây của bên bán nợ và khách hàng không, nhé!
Anh ạ! Cái mua quyền thu nợ này bên A có viết hóa đơn cho bên em đàng hoàng, VAT phải nộp là 10% cơ đấy ạ! Thế cho nên khi hạch toán trên nợ phải thu thì có phải là chỉ theo số tiền trên HD mua quyền thu nợ phải ko anh!
Em thấy cách hạch toán qua TK 139 của anh cũng thấy tạm ổn. Tuy nhiên anh xem hộ em xem vậy khi thu đc hết số tiền 400 đó em lại hạch toán luôn vào Thu nhập có phải ko !
Anh có thể hướng dẫn cho em chi tiết đc ko ạ!
Mà theo quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì lại phải có danh sách kèm theo ! Cả hai vấn đề này trên đây em đều đang thấy bất ổn ! Các bác nghĩ tiếp giùm em với !
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Hùng à ! Cty của mình không phải là Cty mua bán nợ.
Mà ngay từ đầu mình đã nói. Cty A giải thể mình thành lập Cty B mua lại toàn bộ tài sản cũng như quyèn thu nợ của Cty A. Tuy nhiên mọi tài sản khác ko có vấn đề gì, mình lăn tăn có mỗi chỗ hạch toán quyền thu nợ thôi.
Cả nhà xem lại giúp em với! Em đang cần gấp!
Bạn mua lại DN khác thì hạch toán theo hướng dẫn của chuẩn mực hợp nhất kinh doanh.
Đoạn hướng dẫn cần quan tâm là: Nếu sau khi hợp nhất, chỉ còn doanh nghiệp mua tồn tại, doanh nghiệp bị mua mất đi thì toàn bộ tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bị mua giải thể (Ví dụ: Công ty A mua toàn bộ tài sản thuần của Công ty B, sau hợp nhất công ty B giải thể, chỉ còn Công ty A với cơ cấu mới). Hoặc sau khi hợp nhất kinh doanh, một số tài sản thuần của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mua. Khi đó bên mua sẽ ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được đã mua và nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua (Công ty A) trong thời gian tối đa không quá 10 năm.
Trường hợp phát sinh bất lợi thương mại do giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Khi đó bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại".
Theo mình thì hạch toán như sau:
N131: Theo giá trị ghi sổ ban đầu của khoản nợ là 1.000 trd
C111, 112: Số tiền thực trả
C139: Số chênh lệch.
 
Sửa lần cuối:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Các bác bận quá lại bỏ rơi em roài. Em biết tại thời điểm này bác nào cũng bận. Nhưng cảm phiền các bác nghĩ giùm em với :wall:
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Cả nhà xem hộ mình cách làm như thế này có được ko nhé! Nếu còn vướng gì mong mọi người góp ý giúp:
Khi mua quyền thu nợ: Nợ 154 có 331:600tr
K/c chi phí thu nợ : Nợ 911 có Có 111, 112
K/c giá mua quyền thu nợ : Nợ 911 có 154.
Xác định danh sách mua quyền thu nợ :
Nợ TK 138 Có TK 338 = 1 tỷ
Khi thu tiền đc của khách hàng : Nợ 111, 112 có TK 138:
Căn cứ vào biên bản xóa nợ các món nợ không thu hồi được : Nợ TK 338 Có TK 138
Cuối kỳ k/c số dư cuối kỳ của TK 338 :( là số theo dsach thu nợ 1 tỷ - số nợ không thu hồi được)
Nợ TK 338 Có TK 911.
Như vậy hiện tại các TK của phần quyền thu nợ này là không còn số dư.
Xác định kết quả kinh doanh của số mua quyền thu nợ này ngay tại TK 911.
Hiện tại mình mới chỉ nghĩ ra được 1 phương án như thế.
Cả nhà xem kỹ hộ mình với nhé!
Cảm ơn nhiều!

Cả nhà xem hộ em cái phương án hạch toán như trên có ổn ko ! Xem hộ em có vướng mắc gì ko với! Em cảm ơn nhiều !
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Cả nhà xem hộ em cái phương án hạch toán như trên có ổn ko ạ! Xem hộ em có vướng mắc gì ko với ạ! Em cảm ơn nhiều ạ!

Em thấy 600tr mà cố hạch toán thành 1 tỷ là không kế toán rùi .
Đã thỏa thuận mua bán tức là đã thống nhất giá trị có thể thực hiện thì đem 139 để rước họa vào thân cũng lạ lun .
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA