Những bài tập làm văn củ chuối...

  • Thread starter Pear59
  • Ngày gửi
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ sau trích trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác heo may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng là rơi đầy.


Bài làm:

Đọc đoạn thơ trên, cảm nhận đầu tiên của em là "Nơi ấy bình yên". Hình ảnh người ra đi trong khung cảnh xao xác gợi cho ta một nỗi "Nhớ mùa thu Hà Nội". Có lẽ trong lòng người ra đi đã "Tình thôi xót xa" nên đầu đã không thèm ngoảnh lại tí nào. Em tin chắc rằng người "Con gái" ở lại phía sau "Tình sầu muôn thuở" khi không được "Về với anh". Anh ta đã quyết tâm ra đi, để lại trong lòng cô sự "Trống vắng" bởi giờ đây "Bên em là biển rộng". Phía sau người ra đi không chỉ là cô gái mà còn có thêm "thềm nắng lá rơi đầy" chứng tỏ đường phố ngày đó không ai quan tâm đến môi trường cả...

St
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
Đề bài: Em hãy phân tích khổ thơ sau trích trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác heo may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng là rơi đầy.

Bài làm:

Đọc đoạn thơ trên, cảm nhận đầu tiên của em là "Nơi ấy bình yên". Hình ảnh người ra đi trong khung cảnh xao xác gợi cho ta một nỗi "Nhớ mùa thu Hà Nội". Có lẽ trong lòng người ra đi đã "Tình thôi xót xa" nên đầu đã không thèm ngoảnh lại tí nào. Em tin chắc rằng người "Con gái" ở lại phía sau "Tình sầu muôn thuở" khi không được "Về với anh". Anh ta đã quyết tâm ra đi, để lại trong lòng cô sự "Trống vắng" bởi giờ đây "Bên em là biển rộng". Phía sau người ra đi không chỉ là cô gái mà còn có thêm "thềm nắng lá rơi đầy" chứng tỏ đường phố ngày đó không ai quan tâm đến môi trường cả...

St
--------
Chắc chắn là ông này đi = xe máy loại có gương to (SH).
Vì đầu ko ngoảnh lại mà nhìn thấy "sau lưng thềm lá rơi đầy"... thì chỉ có nhìn = "gương chiếu hậu"..
Ai dám cá ko? hỏi nhà thơ nào!
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
--------
Chắc chắn là ông này đi = xe máy loại có gương to (SH).
Vì đầu ko ngoảnh lại mà nhìn thấy "sau lưng thềm lá rơi đầy"... thì chỉ có nhìn = "gương chiếu hậu"..
Ai dám cá ko? hỏi nhà thơ nào!

:flower1: Luck cá gì nào :)

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ.
 
Sửa lần cuối:
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Tả con Mèo:

"Em hãy tả con mèo nhà em" - TLV lớp ... (năm 1971)

Nhà em có nuôi một con mèo, nó to bằng cái chĩnh ....

Bài tập làm văn của tớ thời học cấp I này đến giờ tớ vẫn còn nhớ ... hì hì
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
trang11fn2xp0.jpg

trang21ey9ye9.jpg

trang31fp2ci6.jpg
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
@: Bác Trung, bác Hổ: Chắc em phải in bài của hai Bác về cho con em đọc để... rút kinh nghiệm :biggrinda . Ngày thường em đi chợ toàn mua gà ...khỏa thân, thế mà hôm con em làm bài tả con gà, em phải mua một con gà sống về làm mẫu đấy... nếu ko chắc con gà nhà em cũng to bằng ... cái chĩnh :lol:

-------------------------------

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Sông Lấp của Tú Xương.

Bài làm:

Tú Xương là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Nhưng vào cái thời của ông, một con người bị thi lại đến bảy tám lần thì ắt không được xã hội trọng dụng. Vậy thì Tú Xương đã làm gì để trả tiền "ngu phí"? Ông làm thơ, có lẽ là gửi đăng báo và chèo thuyền đưa người qua sông.

Và nhất định là một trong những khách thuyền quen thuộc của ông phải là một tay buôn ếch bởi khi con sông Hoàng Phố bị lấp đi rồi, tay buôn ếch ấy không ghé thăm Tú Xương nữa:

"Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò"


Nhờ hai câu thơ trên mà chúng ta phát hiện ra được nghề thực của Tú Xương. Nhưng có lẽ các toà báo thời ấy không ai hiểu được điều này nên bài thơ chẳng thấy có báo nào đăng tải. Kết cục là Tú Xương vẫn phải sống trong cảnh bần hàn.
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Khoan đã, khoan đã..
Bác PEAR59 cho hỏi tí nhá
Củ chuối là gì ấy nhỉ ???
Bài tập làm văn củ chuối nghĩa là sao ???
Có thể có cái định nghĩa đầy đủ không ???
Cám ơn bác heheheh
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
ơ cái Bác này, đang cao trào mừ Bác bảo khoan đã, khoan đã ... là sao :angel: Phủ Khai Phong nhà Bác nghỉ Tết chưa?

Đó là những bài tập làm văn có tính sáng tạo... mà lại không được điểm cao ấy...he he he :welcome_2

Củ chuối là gì ấy nhỉ ???

Câu này chắc Pear59 phải đi kiếm Taoxanh nhờ giải thích giùm thì mới đầy đủ và chính xác :talk::biggrinda
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
ơ cái Bác này, đang cao trào mừ Bác bảo khoan đã, khoan đã ... là sao :angel: Phủ Khai Phong nhà Bác nghỉ Tết chưa?
Uhm đúng nhỉ.. không nên dừng cái cao trào nhỉ heheh
Vậy mời bác tiếp tục nào hehehhe
À mà quên Khai Phong Phủ làm việc 23/24h 29/30 ngày 99/100 năm hihihihi
Một lần nữa cám ơn bác
Lại mời bác tiếp nào hihihi
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Khoan đã, khoan đã..
Bác PEAR59 cho hỏi tí nhá
Củ chuối là gì ấy nhỉ ???
Bài tập làm văn củ chuối nghĩa là sao ???
Có thể có cái định nghĩa đầy đủ không ???
Cám ơn bác heheheh

Củ chuối là 1 loại củ hình dang giống giống như củ gừng, củ nghệ nhưng to hơn. La cũng nom giống giống là nghệ, nhưng nó to và tròn hơn, có màu đỏ huyết dụ Đó là loại củ trồng lấy bột hoặc để dùng làm lương thực, mát, cọ vị ngot; nhưng có lẻ hình dáng xấu xí và mộc mạc quá nên người ta hay nói "văn chương củ chuối" để nói nhưng văn chương thô thiển, mộc mạc và rất ư là....củ chuối.
 
MPI of VN

MPI of VN

Trung cấp
12/3/07
145
0
0
Hanoi
Đề 11: "Hãy tả chiếc bồ nhà em".

- Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!
 
A

anhhạ

Guest
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh.

Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."


Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”
 
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
912
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
:045: ôi cười chết mất. Đọc mấy bài văn của các anh, chị tự nhiên em nhớ hồi em học lớp 7. Cô giáo ra đề bài " Hãy tả về người mẹ thân yêu của em". Có 1 bài văn sau này được cô giáo đọc lên làm mẫu. Em cũng ko nhớ rố lắm. Chỉ nhớ 1 câu: " Mẹ em cao khoảng một mét vuông" ---------:028:> Một chiều cao lý tưởng nhỉ
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Có một chuyện không phải là bài văn mà là một bức thư tình của câu bé lớp 4, gửi cho "người trong mộng" học lớp...5. Có đoạn như sau:

"L. thân mến!

H. đã yêu L từ lâu lắm rồi, khi L còn học lớp 4. Nay L đã lên lớp 5, còn H thì vẫn còn ở lại lơp 4 nhưng điều đó không làm tình ta chắc chở!:056:"


Tái bút: Thương cho số phận anh ngèo
Nên anh viết chữ ngằn ngèo khó coi
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ·
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Tả về thân phận nàng Kiều - Nguyễn Du, có đoạn:

"... Vì bị bọn cường hào ác bá hãm hại nàng đành nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, nhưng được Cách Mạng cứu vớt, nàng mới tìm được chân lý cuả đời mình & một lòng đi theo Cách Mạng..."
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Chưa đâu. Bài này mới ngầu nè các bác:

Chuyện có thật về 1 bài tuyển sinh đại học năm 2004 (đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM)

1- Bác Hồ là 1 hột giống tốt cần được bảo quản

2- Bài thơ "chiều tối" của bắc Hồ làm ta nhớ tới câu thơ của Nguyễn Du: "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" của bà Huyện Thanh Quan

3- Nhưng so sánh ta thấy rõ chim bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du. Và càng khác hơn chim bà huyện Thanh Quan, chim bà huyên thanh quan thì tự nhiên mỏi, còn chim bác Hồ là chim phi thường, nó mỏi có mục đích: "chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ"

4- Qua bài thơ chiều tối, ta thấy bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm Làm sao bác biết chim mỏi ? nó nói với bác chăng? Không
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Nữa nè:

Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Chưa đâu. Bài này mới ngầu nè các bác:

Chuyện có thật về 1 bài tuyển sinh đại học năm 2004 (đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM)

1- Bác Hồ là 1 hột giống tốt cần được bảo quản

2- Bài thơ "chiều tối" của bắc Hồ làm ta nhớ tới câu thơ của Nguyễn Du: "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" của bà Huyện Thanh Quan

3- Nhưng so sánh ta thấy rõ chim bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du. Và càng khác hơn chim bà huyện Thanh Quan, chim bà huyên thanh quan thì tự nhiên mỏi, còn chim bác Hồ là chim phi thường, nó mỏi có mục đích: "chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ"

4- Qua bài thơ chiều tối, ta thấy bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm Làm sao bác biết chim mỏi ? nó nói với bác chăng? Không



Bố mẹ ơi, thi đại học mà phân tích: chim bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du. Và càng khác hơn chim bà huyện Thanh Quan

Xin Lạy các sĩ tử thời @ !!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA