Vốn điều lệ và mua doanh nghiệp

  • Thread starter hymalaya
  • Ngày gửi
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Gần đây, mọi người nói nhiều tới việc mua, bán doanh nghiệp. Theo quy định thì việc mua bán doanh nghiệp thực hiện thông qua việc chuyển nhượng. Văn bản hiện hành nói là chuyển nhượng vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn ghi tại điều lệ và là biểu hiện của việc kiểm soát công ty. Tuy nhiên, giả sử doanh nghiệp bị mua có vốn chủ sở hữu < nợ phải trả. Như vậy, mặc dù có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công ty qua việc chuyển nhượng vốn điều lệ nhưng thực chất doanh nghiệp đã không còn vốn thì bản chất việc chuyển nhượng là như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Gần đây, mọi người nói nhiều tới việc mua, bán doanh nghiệp. Theo quy định thì việc mua bán doanh nghiệp thực hiện thông qua việc chuyển nhượng. Văn bản hiện hành nói là chuyển nhượng vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn ghi tại điều lệ và là biểu hiện của việc kiểm soát công ty. Tuy nhiên, giả sử doanh nghiệp bị mua có vốn chủ sở hữu < nợ phải trả. Như vậy, mặc dù có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công ty qua việc chuyển nhượng vốn điều lệ nhưng thực chất doanh nghiệp đã không còn vốn thì bản chất việc chuyển nhượng là như thế nào?
Chuyển nhượng, hay mua bán Công ty là do thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, bên mua sẽ căn cứ vào tình hình tài chính của Cty định mua để định giá xem mua ở mức nào chứ không có chuyện căn cứ vào vốn điều lệ hay chuyển nhượng vốn điều lệ.
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Giá mua, bán thì là một chuyện nhưng đối tượng của hợp đồng mua bán này là vốn. Khi đã âm vốn chủ sở hữu thì có còn đối tượng của hợp đồng hay không?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Giá mua, bán thì là một chuyện nhưng đối tượng của hợp đồng mua bán này là vốn. Khi đã âm vốn chủ sở hữu thì có còn đối tượng của hợp đồng hay không?
Vẫn còn vì đôi khi họ mua, bán còn dựa trên thương hiệu và thị phần của họ trên thị trường nữa chứ ko phải là chỉ có mỗi phần vốn thôi đâu!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Theo tôi thì việc mua bán là mua bán quyền sở hữu vốn chủ . Quyền sổ hữu vốn này gắn liền với quyền lợi và nghĩa vu của chủ sổ hữu, khi chuyển quyền sở hữu tức là gắn liền với chuyển quyền lợi và nghĩa vụ sang chủ sở hữu mới. Không liên quan đến vốn điều lệ
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Đồng ý rằng giá mua, bán không phụ thuộc vào số vốn của doanh nghiệp mà phụ thuộc cả vào giá trị vô hình của doanh nghiệp, nói khác đi là giá trị doanh nghiệp. Qua việc định giá doanh nghiệp mà hình thành giá chuyển nhượng.
Vấn đề ở chỗ, theo pháp luật thì việc chuyển nhượng này là chuyển nhượng vốn (chủ). Nếu theo sổ sách mà doanh nghiệp đã bị âm vốn chủ sở hữu thì đối tượng của hợp đồng sẽ không còn tồn tại, dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
 
S

Seiko Mỏ Nhọn

Sơ cấp
15/12/05
11
0
1
Công viên trò chơi
Đồng ý rằng giá mua, bán không phụ thuộc vào số vốn của doanh nghiệp mà phụ thuộc cả vào giá trị vô hình của doanh nghiệp, nói khác đi là giá trị doanh nghiệp. Qua việc định giá doanh nghiệp mà hình thành giá chuyển nhượng.
Vấn đề ở chỗ, theo pháp luật thì việc chuyển nhượng này là chuyển nhượng vốn (chủ). Nếu theo sổ sách mà doanh nghiệp đã bị âm vốn chủ sở hữu thì đối tượng của hợp đồng sẽ không còn tồn tại, dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

Không đúng! Vì vốn chủ sở hữu không thể nào âm. Trên sổ sách không bao guiờ thể hiện vốn chủ sở hữu là con số âm cả. Mà chỉ có thể là số lỗ đã vượt vốn chủ sở hữu, khoản lỗ này được bù đắp bằng khoản nợ của DN. Việc mua bán ở đây là mua quyền sở hữu, và mua DN không phải căn cứ và đánh giá theo giá trị sổ sách của DN mà đánh giá khả năng sinh lợi, đánh giá dòng tiền trong tương mà DN mang lại. Người mua kỳ vọng giá trị của DN trong tương lai
DN có tài sản vô hình tự hình thành như: uy tín, địa thế. nhản hiệu lâu đời v.v.... tất cả cái này khi chưa chuyển nhượng thì các tài sản vô hình này không được ghi nhân trên sổ sách kế toán nhưng khi chuyển nhượng thì nó sẽ là có giá. Vì vậy việc chuyển nhương quyền sở hữu vốn chủ không chỉ đơn thuần căn cứ trên giá trị sổ sách. Theo Luật các DN có quyền bán lại DN mà không đề cạp đến việc DN đó đang trong tình trạng lỗ thâm hết vốn hay chưa.
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm. Bạn đang nhầm sang khái niệm nguồn vốn.
Nếu đã không còn vốn chủ sở hữu thì không còn tồn tại đối tượng chuyển nhượng.
Tài sản vô hình một số loại có thể chuyển nhượng, một số không thể chuyển nhượng được (như chỉ dẫn địa lý...).
Định giá doanh nghiệp là một chuyện, đối tượng chuyển nhượng hợp pháp lại là chuyện khác. Đấy mới là chuyện cần xem xét.
 
S

Seiko Mỏ Nhọn

Sơ cấp
15/12/05
11
0
1
Công viên trò chơi
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm. Bạn đang nhầm sang khái niệm nguồn vốn.
Nếu đã không còn vốn chủ sở hữu thì không còn tồn tại đối tượng chuyển nhượng.
Tài sản vô hình một số loại có thể chuyển nhượng, một số không thể chuyển nhượng được (như chỉ dẫn địa lý...).
Định giá doanh nghiệp là một chuyện, đối tượng chuyển nhượng hợp pháp lại là chuyện khác. Đấy mới là chuyện cần xem xét.

Nhầm thế nào được mà nhầm. Tôi chưa bao giờ thấy bảng CĐKT nào mà ghi vốn chủ là số âm cả. ( Dù rằng đọc BCĐKT người ta có thể hiểu đã âm vào vốn- Hiểu khác với lại ghi chép trên sổ sách). Tôi nhắc lại cái quan điểm bạn nói rằng: vốn chủ sở hữu trên sổ sách là con số âm là không thể có


Tôi đua 1 ví dụ: TỔng TS là 100 tỉ= TỔng nguồn vốn 100 tỉ.Trong đo bên phần nguồn vố gồm:
1. Vốn chủ : 2 tỉ
2. Lỗ luỷ kê 52 tỉ
3. Nơ phải trả :150 tỉ
Như vậy sẽ cho là âm vào vốn chủ sỏ hữu 50 tỉ; nhưng trên số sách không bao giò ghi là: Tổng nguồn vốn :100tỉ, trong đó: Vốn chủ: -50 tỉ và nơi phải trả 150.

Tôi chưa thấy nên nếu bạn có thấy BCĐKT nào ghi vốn chủ là con số âm thì post lên cho tôi xem với
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Đúng là số ghi trên sổ thì không thể âm nhưng tính toán theo số trên sổ thì âm. Tôi muốn phân biệt rõ với trường hợp xác định theo giá thị trường khi định giá trị doanh nghiệp.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA