Cẩm nang "bỏ túi" cho các bạn đi xin việc.!!!

  • Thread starter ketoan@
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Sơ Yếu Lý Lịch



Một Sơ Yếu Lý Lịch Tuyệt Vời Sẽ Giúp Bạn
Tìm Được Một Công Việc Tuyệt Vời

Khi bạn tìm việc, có một sơ yếu lý lịch thật tuyệt để gửi cho nhà tuyển dụng tiềm năng là rất quan trọng. Sơ yếu lý lịch của bạn thường là ấn tượng đầu tiên mà công ty có được về bạn, và một sơ yếu lý lịch viết dở có thể phá hỏng cơ hội kiếm được việc làm mà bạn mong muốn. Sơ yếu lý lịch của bạn nên có một bố cục đơn giản, tóm tắt kinh nghiệm của bạn theo trật tự ngược lại, và gồm cả ngày tháng. Một sơ yếu lý lịch hiệu quả nhất sẽ nhấn mạnh những NHỮNG THÀNH TÍCH của bạn chứ không chỉ nhắc đến những trách nhiệm trong công việc cũ của bạn. Hãy đảm bảo bạn trình bày những việc mình đã làm bằng cách phát thảo quá trình làm việc, kết quả và thành quả cụ thể. Nên đính kèm thông tin về những phương phát mà bạn thành công nhất và tạo một dấu ấn trong từng công việc trước đây của bạn.

Chỉ nên trình bày những thông tin cá nhân phù hợp và đáng quan tâm. Ví dụ: nhắc đến chuyện bạn thích hát karaoke và đọc sẽ chẳng làm cho bạn thành ứng viên đáng chú ý đâu; nhưng đề cập đến việc bạn biết nói ba thứ tiếng hay đạt được một phần thưởng lại cho chứng tỏ được khả năng của bạn và có thể đem đến cho bạn và cả người phỏng vấn nhiều điều để nói. Và điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hãy chắc rằng sơ yếu lý lịch của bạn không mắc lỗi ngữ pháp hoặc chính tả. Tốt hơn hết hãy nhờ một người bạn đọc lại trước khi gửi đi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Những Yếu Tố Giúp Bạn Tìm Việc Thành Công.

Bước Khởi Đầu



Những Yếu Tố Giúp Bạn Tìm Việc Thành Công.

Có phải bạn đã tìm việc lâu rồi phải không? Một tuần? Một tháng? Hoàn thành những nhu cầu cơ bản khi tìm việc là một điều dễ dàng. Nhưng một khi bạn đã hồi âm cho một quảng cáo tuyển dụng, đăng hồ sơ trên mạng và thực hiện một số thao tác liên kết, bạn đã làm đủ chưa? CHƯA ĐÂU! Phương pháp tốt nhất để tìm việc là liên tục thực hiện trước. Đừng chờ đợi công việc hoàn hảo tìm đến với bạn. Nếu chuyện tìm việc của bạn không mang lại kết quả tốt thì có lẽ đã đến lúc bạn cần điều chỉnh chiến lược của mình, cân nhắc lại phương pháp của mình và hãy tháo vát và xông xáo hơn.

Đừng xem thường tầm quan trọng của một sơ yếu lý lịch viết hay.
Đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các giám đốc tuyển dụng phải loại ra nhiều hồ sơ viết dở để chọn ra những hồ sơ viết hay, việc chắc chắn hồ sơ của bạn nổi bật hơn sẽ tạo ra một sự khác biệt. Hãy nhớ, hồ sơ của bạn là một công cụ tiếp thị cá nhân và nó cần phải hoàn hảo! Trong hồ sơ không nên có lỗi chính tả hoặc đánh vần. Nếu hồ sơ bằng tiếng Anh, hãy chắc là nó được đọc trước và sửa chữa bởi một người Anh bản xứ. Và chắc rằng nó nhấn mạnh những thành tích và kết quả của bạn trong những công việc trước đó chứ không chỉ trách nhiệm của bạn.

Giữ tập trung
Một cách tuyệt vời để chiếm được sự chú ý của người phụ trách nhân sự là làm cho sơ yếu lý lịch và thư xin việc hướng tới độc giả. Hãy chắc rằng bạn nhấn mạnh những gì được đề cập trong quảng cáo tuyển dụng và đừng thực hiện điều đó một cách vu vơ trong quá trình tìm việc của bạn. Nói rằng bạn thích một “môi trường làm việc tốt” chẳng chứng tỏ cho giám đốc tuyển dụng rằng bạn thực sự yêu thích vị trí mà bạn nộp đơn xin vào. Nếu kỹ năng tin học được nhắc trong quảng cáo thì hãy ghi vào hồ sơ xin việc nếu bạn có khả năng đó. Nếu bạn biết cách điều chỉnh sơ yếu lý lịch cho từng vị trí, điều đó sẽ giúp bạn được chú ý. Và hãy chắc rằng bạn có một câu trả lời thuyết phục nếu được hỏi tại sao bạn lại yêu thích một công việc cụ thể nào đó. Hãy nhớ, điều này giúp bạn phù hợp hơn trong cuộc thi đua tìm việc.

Hãy mở rộng phạm vi
Đừng đặt tất cả hi vọng của bạn vào chỉ một công việc. Bạn nên khám phá nhiều cơ hội và tiếp xúc với nhiều người. Thu thập thông tin là một cách hay để tìm đến công việc mà bạn mong muốn. Cho dù sơ yếu lý lịch của bạn có hay cách mấy đi chăng nữa, thì lúc nào cũng hữu ích nếu có ai đó trong công ty hỗ trợ cho bạn. Điều này cũng làm nhanh quá trình làm cho hồ sơ của bạn đến tay những người có thẩm quyền phù hợp. Hãy gặp gỡ bạn cũ hay bạn bè cùng lớp để biết hiện nay họ đang làm gì. Đừng cảm thấy không hay khi liệt kê ra những trợ giúp của gia đình và bè bạn trong quá trình tìm việc của bạn. Nhiều công ty còn thưởng cho nhân viên nào giới thiệu người giỏi đấy!

Hãy chú ý
Điều quan trọng là hãy đảm bảo làm sao hồ sơ của bạn sẽ không bị lạc mất trong hàng núi hồ sơ. Một cách để chắc chắn rằng hồ sơ của bạn được chú ý đến là chọn những lợi thế của những dịch vụ cải tiến hồ sơ do một số trang web cung cấp, chẳng hạn như trang web www.vietnamworks.com. Sử dụng dịch vụ cải tiến tình trạng hồ sơ gíp cho hồ sơ của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Thực ra dịch vụ này làm cho hồ sơ của bạn được hiển thị trước các hồ sơ được đăng trên mạng, giúp cho nhà tuyển dụng tương lai nhìn thấy hồ sơ của bạn trước tiên.

Tìm việc quả là không dễ chút nào, nhưng bằng cách sử dụng một vài bí quyết này, bạn có thể làm tăng khả năng thành công của mình.

Bài này được viết bởi Jonah Levey, Giám đốc Quản lý của Công ty VietnamWorks.com, email: jonah@vietnamworks.com
Trang web: www.vietnamworks.com, điện thoại: (08) 8992680.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Thư Xin Việc Hay = Ấn tượng Đầu Tiên Tốt

Thư Xin Việc



Thư Xin Việc Hay = Ấn tượng Đầu Tiên Tốt

Một lá thư xin việc là một lá thư giới thiệu được gửi cùng với sơ yếu lý lịch của bạn khi bạn xin việc. Một lá thư xin việc nên được viết một cách cẩn thận và có cá tính. Đây thường là dịp đầu tiên mà một nhà tuyển dụng tiềm năng phải hình thành một cái nhìn về bạn, và ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, vì vậy bạn hãy tạo ra chúng thật tốt. Một lá thư xin việc hay cần có:

Vị trí bạn ứng tuyển và nhờ đâu mà bạn biết được cơ hội việc làm đó
Một tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm của bạn
Tại sao bạn thích làm cho công ty đó
Một đề nghị nhã nhặn được cung cấp thêm thông tin

Đừng quên nhờ một người bạn đọc lại trước khi bạn gửi thư. Bạn cũng nên kiên nhẫn, chuyên nghiệp và luôn luôn giữ liên lạc. Đừng chỉ gửi một lá thư và sơ yếu lý lịch và đợi họ gọi điện cho bạn. Hãy giữ một danh sách có sắp xếp những người mà bạn đã tiếp xúc và tiếp tục liên lạc với họ cho tới khi họ đồng ý gặp bạn hoặc cho bạn biết rằng họ không tuyển bạn.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Thế Nào Là Một Lá Thư Xin Việc Viết Hay?

Thư Xin Việc



Thế Nào Là Một Lá Thư Xin Việc Viết Hay?

Thư xin việc là một phần quan trọng trong quá trình xin việc. Những bí quyết sau sẽ giúp cho thư xin việc của bạn được chú ý:


Gửi thư đến một người cụ thể, thậm chí nếu như điều đó có nghĩa là bạn phải gọi điện nhiều lần để hỏi cho đúng tên và chức danh của người mà bạn sắp gửi thư. Hãy tỏ ra trân trọng -- gọi người ấy là “Anh” hoặc “Chị".


Bạn nên rõ ràng về công việc mình đang tìm kiếm. Câu mở đầu cần phải nêu ra mục đích của lá thư. Nếu bạn phản hồi cho một quảng cáo tuyển dụng, hãy cho họ biết điều đó. Ví dụ: “Tôi đang ứng tuyển vào vị trí Giám Đốc Kinh Doanh quảng cáo trên VietnamWorks.com và mong muốn được trình bày với quý công ty những khả năng của tôi.”


Hãy chứng tỏ rằng bạn biết về công ty và lĩnh vực của họ. Cần làm cho lá thư của mình nổi bật hơn so với những lá thư còn lại của các ứng viên khác – Hãy tìm hiểu. Và chứng tỏ rằng bạn biết công ty như thế nào, họ làm những gì và rằng bạn đã chọn họ.


Hãy đề cập những điều bạn đã làm có liên quan trực tiếp đến công việc bạn mong muốn. Đồng thời, hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì mà bạn sẽ phải làm cho họ.


Nên cố gắng cô đọng trong vòng một trang. Thư xin việc của bạn cần phải ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm.


Kết thư. Lá thư nên kết thúc bằng những từ như Chân thành, hoặc Thân ái. Hãy kết thúc lá thư sao cho người đọc thấy phải làm điều gì đó. Nên cho họ biết rằng bạn mong muốn được nói nhiều hơn hoặc gặp gỡ họ.


Hãy kiểm tra chính tả và ngữ pháp một cách cẩn thận. Bạn nên nhờ người khác đọc lại giùm mình.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Làm Thế Nào Để Viết Một Hồ Sơ Hay

Sơ Yếu Lý Lịch



Làm Thế Nào Để Viết Một Hồ Sơ Hay

Có một Sơ yếu Lý lịch tuyệt vời để đưa cho những nhà tuyển dụng tương lai là một thành tố quan trọng để quá trình tìm việc thành công. Sơ yếu Lý lịch của bạn là ấn tượng đầu tiên mà một công ty sẽ có được về bạn, và nó cần phản ánh cái tốt nhất mà bạn phải có. Dĩ nhiên kinh nghiệm của bạn và bạn mô tả những kinh nghiệm đó hiệu quả như thế nào là yếu tố quan trọng nhất của một sơ yếu lý lịch hay, nhưng những thứ nhỏ nhặt như ngữ pháp, và hãy chắc rằng không có lỗi in ấn cũng quan trọng không kém. Cho dù một hồ sơ viết hay không bảo đảm rằng bạn sẽ có được một lời mời làm việc, thì một hồ sơ dở lại có thể làm hỏng cơ hội có được việc làm bạn mong muốn. Sau đây là những yếu tố của một sơ yếu lí lịch thành công:


Không trình bày cầu kỳ. Sơ yếu lý lịch của bạn chỉ nên có một font chữ, không nên gạch dưới hoặc in nghiêng loè loẹt. Cỡ chữ phải thống nhất từ đầu đến cuối, trừ tên của bạn có thể được tô đậm hoặc lớn hơn một tí.


Định dạng đơn giản. Chia thành từng phần riêng biệt cho quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn.Kinh nghiệm làm việc của bạn nên được trình bày theo thứ tự thời gian ngược lại, và bao gồm ngày tháng, địa điểm và chức vụ.


Hình thức đơn giản. Hãy tạo ra những phần riêng biệt cho trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc của bạn nên được trình bày theo trật tự thời gian gian ngược lại, và nhớ bao gồm ngày tháng, nơi làm việc và chức vụ.


Bạn nên nhấn mạnh NHỮNG THÀNH TÍCH của mình chứ không chỉ những trách nhiệm trong những công việc trước đây. Hãy chắc rằng bạn trình bày những gì mình đã làm bằng cách phát thảo những quá trình, tác động và kết quả cụ thể đối với bạn. Hãy mô tả những thành tựu của bạn và bao gồm thông tin về những cách mà bạn thành công nhất và tạo một tác động trong từng công việc trước đây của bạn.


Chỉ nên cung cấp những thông tin cá nhân phù hợp hoặc đáng quan tâm. Ví dụ: nhắc tới việc bạn dành nhiều thời gian cho bạn bè sẽ chẳng làm bạn trở thành một ứng viên lôi cuốn, nhưng nhắc tới việc bạn có thể nói được ba thứ tiếng hoặc giành được một giải thưởng lại thể hiện khả năng của bạn và có thể đem đến cho bạn và người phỏng vấn bạn có nhiều điều để nói hơn.


Và điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đừng nên mắc lỗi ngữ pháp hoặc chính tả. Khôn ngoan nhất là hãy nhờ một người bạn đọc lại trước khi bạn gửi hồ sơ đi.

Để có nhiều lời khuyên của các chuyên gia về sự nghiệp, và để tìm kiếm hàng trăm việc làm, hãy truy cập www.vietnamworks.com
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Đặt Câu Hỏi Trong Suốt Cuộc Phỏng Vấn

Phỏng Vấn



Đặt Câu Hỏi Trong Suốt Cuộc Phỏng Vấn

Tại hầu hết cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được người phỏng vấn mời đặt câu hỏi. Đây là một cơ hội quan trọng cho bạn để biết thêm về nhà tuyển dụng, và đối với người phỏng vấn đây là cơ hội để đánh giá bạn như là một ứng viên xin việc. Bạn cần chuẩn bị trước phần của mình. Đầu tiên, đừng bao giờ đặt những câu hỏi có thể hướng đến điểm yếu của bản thân. Thứ hai, hãy tập trung vào những câu hỏi của bạn để chứng tỏ cho người phỏng vấn rằng bạn đã chuẩn bị cho cuộc gặp và có những câu hỏi sáng suốt về công việc và về công ty.

Ba mục tiêu nào là quan trọng nhất của bạn trong năm nay?

Hãy mô tả vai trò cho vị trí này và làm thế nào để đánh giá thành công

Đây có phải là một vị trí hay tôi có thể thay thế người nào khác được không?

Con đường sự nghiệp cho vị trí này là gi?

Bạn có thể phát thảo cấu trúc tổ chức trong bộ phận này được không?

Hãy mô tả văn hoá trong công ty.

Hãy mô tả sự lãnh đạo của công ty.

Tầm nhìn gần và xa của công ty là gì?
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Phỏng Vấn Hiệu Quả Rất Quan Trọng Để Có Được Một Việc Làm Tuyệt Vời

Phỏng Vấn



Phỏng Vấn Hiệu Quả Rất Quan Trọng Để Có Được Một Việc Làm Tuyệt Vời

Tạo ấn tượng tốt trong cuộc phỏng vấn là bước quan trọng để có được một công việc tuyệt vời. Sau đây là một vài điều quan trọng cần nhớ để bảo đảm bạn đang thực hiện những bước đi tốt nhât khi gặp một nhà tuyển dụng tương lai.

Hãy chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ. Hãy tìm hiểu về công ty và lĩnh vực hoạt động của họ trước khi dự phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn có một cuộc nói chuyện thông minh và chứng tỏ cho người phỏng vấn rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc.

Hãy chắc rằng bạn đặt câu hỏi. Một trong những sai lầm lớn nhất từng xảy ra trong phỏng vấn là không đặt câu hỏi. Đặt nhiều câu hỏi thông minh là cơ hội tốt nhất để cho thấy bạn suy nghĩ như thể nào và chứng tỏ cho người phỏng vấn rằng bạn đã tìm hiểu công ty và ngành nghề của họ và rằng bạn có những điều thông minh để nói. Thậm chí nếu bạn chưa tìm hiểu về công ty, hãy hỏi “Trong vài năm tới, công ty của quý vị sẽ phải đối mặt với những thử thách nào?” và “Thế thì công ty sẽ làm thế nào để giải quyết những thách thức đó?” Điều này sẽ gây ấn tượng cho người phỏng vấn bạn.

Nên nhớ, cần quan tâm đến cả những điều nhỏ nhặt

Cử chỉ - ngồi thẳng, đừng thõng vai, và hãy nhìn thằng.

Ăn mặc – hãy ăn mặc đẹp. Nam nên đeo cà vạt, nữ nên mặc đồ công sở.

Giữ tập trung – nghe cẩn thận, và ĐỪNG trả lời điện thoại trong khi phỏng vấn.

Bằng cách thực hiện những phương pháp đơn giản này, bạn sẽ làm cho ấn tượng về mình tốt hơn và tạo nhiều cơ hội để có được việc làm bạn luôn mong muốn.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Giữ Thế Chủ Động Với Sự Chuẩn Bị Tâm Lý

Phỏng Vấn



Giữ Thế Chủ Động Với Sự Chuẩn Bị Tâm Lý

Kiếm được việc làm không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, đặt ra những mục tiêu và suy nghĩ tích cực sẽ làm cho bạn có động lực và đem lại một việc hài lòng cho bạn.


Hãy đặt ra những mục tiêu cho bản thân. Đừng định nghĩa công việc hoàn hảo của mình một cách quá tỉ mỉ, nếu không bạn sẽ mãi mãi đi tìm công việc ấy và không hài lòng làm bất kỳ công việc nào khác.


Hãy tưởng tượng công việc mơ ước của bạn và từ đó hãy nghĩ tới vài mục tiêu. Công việc ấy đòi hỏi có những tính cách gì? Những công việc nào khác cũng đòi hỏi bạn phải có những tích cách và khả năng đó? Có lẽ bạn sẽ cần thích nghi lại và có một thay đổi trong nghề nghiệp, nhưng hãy tuân theo bản năng của bạn và tìm kiếm một công việc phát thảo dựa theo những tính cách mà bạn có trong công việc mơ ước.


Hãy biến những ý tưởng của bạn thành kế hoạch và theo đuổi những công việc phù hợp với những mục tiêu và tính cách mà bạn đã xác định.

Một khi bạn chuẩn bị kế hoạch, hãy cố gắng loại ra những rào cản về mặt tinh thần có thể gây trở ngại cho quá trình tìm việc của bạn.


Đừng đổ lỗi cho người khác về những rắc rối của bạn. Nếu hiện tại bạn thất nghiệp, đừng nói xấu công ty trước đây của bạn. Sự gay gắt đó có thể thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và đó không phải là điều mà bạn muốn trình bày cho các nhà tuyển dụng tương lai của mình.


Đừng bi quan khi bạn nhận được câu trả lời “không”. Có thể họ đã đủ việc hoặc đã tìm được ai đó giỏi hơn. Nhưng khi nhà tuyển dụng tương lai nói “không” với bạn, đó không phải là một thông điệp cá nhân. Hãy làm cho từ “không” ấy đem đến động lực cho bạn chứ không làm bạn nhụt chí, và điều này sẽ giúp bạn tiếp tục cuộc phỏng vấn tiếp theo. Hãy tìm hiểu xem từ “không” có thể giúp bạn làm gì tốt hơn vào lần sau. Nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm với những từ chối tuyển dụng, điều đó sẽ thể hiện dần dần trong cá tính của bạn, cản trở những cơ hội tìm việc tiếp theo của bạn.


Hãy suy nghĩ tích cực. Nếu bạn suy nghĩ một cách tích cực thì những cơ hội sẽ mở ra cho bạn. Hãy đặt ra kế hoạch và theo đuổi nó. Khi một nhà tuyển dụng tương lai nhận thấy bạn là một người tích cực và có động lực, có khả năng tuyển bạn hơn là một người tỏ ra hơi cay đắng, bất cần, hoặc thất vọng. Suy nghĩ tích cực và sự chuẩn bị có thể giúp bạn tìm được công việc lý tưởng.

Hãy theo những hướng dẫn này để có động lực và mở rộng những cơ hội cho bạn khi tìm việc, và dần dần bạn sẽ tìm được một công việc vừa ý. Joseph Campbell, một nhà văn nổi tiếng đã nói, “Hãy tìm công việc mà bạn yêu thích, và bạn sẽ không bao giờ phải làm thêm một ngày trong cuộc đời của bạn”
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Làm Thế Nào Để Bàn Bạc Về Lương Trong Cuộc Phỏng vấn

Phỏng Vấn



Làm Thế Nào Để Bàn Bạc Về Lương Trong Cuộc Phỏng vấn

Những thảo luận về lương trong cuộc phỏng vấn thường tập trung xung quanh những gì bạn đã làm trong các công việc trước đó và/hoặc những gì bạn đang tìm kiếm trong vị trí tiếp theo. Nhà tuyển dụng muốn tìm ra xem mình có thể đề nghị mức lương gần với những mong đợi của bạn như thế nào. Một cách tự nhiên, bạn đề nghị mức lương càng gần với mặt bằng lương của nhà tuyển dụng, bạn càng có cơ hội được tuyển dụng, sẽ vui vẻ và ở lại với công ty.

Hãy chuẩn bị cung cấp thông tin về lương bổng của mình khi được hỏi. Nếu lương bổng trước đây của bạn khác nhiều so với lương mong đợi hiện tại của mình, đồng thời bạn phải chuẩn bị giải thích những điểm khác nhau này. Hãy nhớ rằng bạn cần phải xem xét mức lương đề nghị bao gồm cả tiền thưởng và lợi nhuận nữa.

Hãy nhớ rằng, đây không phải là một cuộc thương lượng về lương bổng. Bạn chỉ trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này có thể giúp đặt nền tảng cho việc thương lượng được đề nghị mức lương tốt nhất sau này.

Một điểm khác biệt quan trọng trong chuyện lương bổng thường xảy ra khi bạn có thay đổi về sự nghiệp, ngành nghề, hình thức hoặc mức độ của vị trí, khu vực địa lý, hoặc khi bắt đầu một sự nghiệp mới. Nến không biết mức lương phù hợp cho vị trí mà bạn đang tìm kiếm, bạn sẽ không thể giải thích những khác nhau trong các mức lương trước đây của mình. Trong trường hợp này, bạn cần phải tìm hiểu trước mức lương của ai đó có cùng kinh nghiệm và các kỹ năng như bạn trong cùng một vị trí trong ngành nghề và khu vực địa lý mà bạn đang phỏng vấn.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Các Hình Thức Phỏng Vấn và Cách Chuẩn Bị

Phỏng Vấn



Các Hình Thức Phỏng Vấn và Cách Chuẩn Bị

Trong hầu hết các công ty, các cuộc phỏng vấn là công cụ duy nhất hoặc quan trọng nhất để quyết định tuyển dụng. Là một người tìm việc, bạn nên luôn luôn đi phỏng vấn với một đầu óc thoải mái và mục tiêu rõ ràng việc những gì mà bạn muốn đạt tới. Có nhiều hình thức phỏng vấn và thường là bạn sẽ không biết mình sẽ phải đối phó với hình thức nào cho đến khi bạn đến. Điều quan trọng là phải hiểu những hình thức phỏng vấn này và làm sao để chuẩn bị.

Phỏng vấn qua Điện thoại

Vì những hạn chế về thời gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến. Đó là cách điển hình để có được một đánh giá sơ bộ về trình độ của ứng viên. Thỉnh thoảng những cuộc phỏng vấn qua điện thoại được sắp xếp trước; một số phỏng vấn mà không báo trước. Nếu thời gian không tiện cho bạn; bạn có thể cho người gọi biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.

Làm thế nào để chuẩn bị:


Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo, v.v

Vào đầu cuộc phỏng vấn, hãy chắc rằng bạn xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn. Hãy chắc rằng bạn dùng nó trong suốt cuộc phỏng và và viết thư cám ơn người ấy sau cuộc nói chuyện.

Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Đừng quên cho người phỏng vấn được cắt ngang nếu như người ấy có muốn hỏi thêm hoặc muốn thay đổi chủ đề.

Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng, v.v
Phỏng vấn Theo Nhóm

Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người.

Làm thế nào để chuẩn bị:


Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bận. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn và người đặt câu hỏi cho bạn.

Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặt biệt chú ý đến họ.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cám ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.
Khi người phỏng vấn Thiếu kinh nghiệm (ngược lại)

Nếu bạn xin việc ở một công ty nhỏ không có chương trình tuyển dụng, có thể bạn sẽ gặp một người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể không biết nắm vai trò chủ chủ và sẽ để cho bạn điều khiển cuộc nói chuyện. Có thể người ấy sẽ không đặt ra những cau hỏi liên quan đến khả năng cũng như lai lịch của bạn.

Làm thế nào để chuẩn bị:


Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm bởi vì họ không phải là dân phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc với công việc và có thể là người có kỹ thuật tốt. Hãy xem đây là lợi thế của mình. Hãy nói nhiều hơn về khả năng của bạn và đặt ra nhiều câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển.
Phỏng vấn Hành vi

Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đây của bạn có thể dự đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được hỏi về việc làm thế nào bạn giải quyết những tình huống trước đây. Nhiều người sai lầm vì không cung cấp đủ chi tiết và ví dụ.

Làm thế nào để chuẩn bị:

Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:

Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)

Kỹ năng: là kỹ năng của bạn

Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào

Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì
Phỏng vấn Căng thẳng

Một cuộc phỏng vấn căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép để đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

Làm thế nào để chuẩn bị:


Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng mà là bạn trả lời như thế nào.

Phỏng vấn Tình huống

Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn hoặc tương tự, có khả năng bạn sẽ đối mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là “Có bao nhiêu chiếc xe mô-tô ở thành phố Hồ Chí Minh?” Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn dùng để có được câu trả lời.

Làm thế nào để chuẩn bị:


Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý vàí suy nghĩ lô-gic; vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy trả lời theo cách riêng của mình.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Bạn Nên Làm Gì Trước Khi Nhận Lời Mời Làm Việc?

Lời Mời Nhận Việc



Bạn Nên Làm Gì Trước Khi Nhận Lời Mời Làm Việc?

Cuối cùng, bạn đã được mời làm công việc mà bạn xin dự tuyển - thật là vui mừng. Nhưng cho dù bạn vui mừng như thế nào khi được mời làm việc, thì việc bạn quyết định nhanh chóng là một điều không hay. Hầu hết các công ty sẽ không mong muốn bạn có một quyết định tức thời. Hãy dành thời gian này để suy nghĩ liệu lời mời có phù hợp với mình không. Những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một lời mời làm việc.


Lấy thư Mời Làm Việc
Thư mời làm việc cần bao gồm tất cả những điều khoản quan trọng của công việc và những nghĩa vụ của bạn đối với công ty. Thâm chí nếu như bạn đã có chút ít thời gian để suy nghĩ về lời mời và bạn bảo đảm với công ty rằng bạn sẽ nhận lời mời đó, bạn vẫn nên yêu cầu một lá thư mời làm việc. Hãy chắc rằng chức danh công việc, lương, và những lợi ích thích hợp hoặc hoàn thiện những gì bạn đã có trong đầu khi bạn nói rằng bạn sẽ nhận nó. Nếu như bạn vẫn chưa nhận được thư mời, hãy lập tức liên lạc với công ty và cho họ biết là bạn thiếu thứ gì.

Biết Những Gì Bạn Sẽ Làm
Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy hỏi một bản mô tả công việc bao gồm tất cả những trách nhiệm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được vị trí và những mong đợi – và tiếp theo đó, nếu bạn vượt quá những yêu cầu cho vị trí công việc, nó sẽ cho bạn đòn bẩy nào đó để thương lượng.

Bạn cũng nên cố gắng hiều xem công việc của bạn sẽ phù hợp với công ty một cách toàn diện như thế nào. Bạn có làm việc với những người ở các phòng ban khác không? Ở đó có cơ hội để thăng tiến không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bắt đầu trong lĩnh vực quan hệ cộng đồng nhưng sau đó lại thích thú làm một việc gì đó liên quan đến kinh doanh? Điều đó có vẻ linh động nhiều lắm không?

Nếu như bạn được mời làm việc để thay thế ai đó, có lẽ bạn sẽ muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra với người làm trước. Nếu giám đốc tuyển dụng không trả lời bạn hoặc tỏ vẻ không thoải mái, đây có thể là động cơ để bạn quan tâm.


Hiểu Bản chất của Công việc
Hãy chắc rằng bạn biết mình muốn gì. Hãy nhớ rằng một công việc không phải là một cuộc hẹn--bạn không nên đồng ý lời mời và xem điều gì sẽ xảy ra. Cho dù bạn xem đó là một cách để trả tiền thuê nhà hoặc xem nó như một bước nền tảng của con đường sự nghiệp, chấp nhận một công việc mà bạn không chắc chắn tức là bạn yêu cầu gặp được rắc rối đấy.

Hãy chắc rằng bảng mô tả công việc lôi cuốn bạn và phục vụ cho những mục tiêu của bạn--chứ không phải của công ty mà thôi. Từ chối một việc gì đó dẫu sao vẫn tốt hơn kết thúc một tình huống mà bạn dần dần cảm thấy hối tiếc.

Hãy gặp gỡ đồng nghiệp
Bạn cũng nên cố gắng gặp gỡ những người mà bạn sẽ cùng làm việc từ ngày này sang ngày khác. Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc tương lai của bạn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như những người có vị trí ngang với bạn rất hay ganh đua, đáng chán và không thân thiện? Hãy nói chuyện với đồng nghiệp tương lai trước khi quyết định.

Hãy tìm ra Giờ Làm việc
Nhiều người chấp nhận làmviệc mà không biết rằng thời gian nào mình sẽ cần phải tận tuỵ với công việc. Hãy hỏi những nhân viên mà bạn gặp xem theo tiêu chuẩn là bao nhiêu tiếng đồng hồ trong tuần. Ở nhiều vị trí, người ta sẽ muốn bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần—và bạn nên biết trước điều đó. Nếu không, cả bạn lẫn công ty sẽ bị thiệt thòi khi bạn nghỉ việc sau một tháng đào tạo.

Đối với các kỳ nghỉ, thỉnh thoảng hai tuần có nghĩa là mười ngày chứ không phải là mười bốn ngày. Hãy chắc rằng bạn rõ ràng mọi chuyện. Nếu như bạn phải dự một buổi tiệc cưới nào đó vào tháng tới, hãy thương lượng trước khi bạn được chấp nhận. Một lần nữa, hãy lấy chấp thuận của công ty bằng văn bản.

Hãy Tưởng tượng Bạn sẽ như thế nào nếu Chấp nhận Công việc
Khi đánh giá những lời mời làm việc, hãy dành thời gian để bảo đảm rằng bạn ra quyết đình vì những lý do phù hợp—và chấp nhận công việc mà bạn muốn làm. Hãy nhớ rằng bằng cách đi trước bản thân và công ty tương lai, bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc cho mình đấy. Bạn càng biết rõ về tình huống mà mình sẽ gặp thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích những gì mình đang làm và gắn bó với vị trí mà bạn đã chọn.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA