Em đóan cái vụ 19% của chị bao gồm: 15% bhxh+2%bhyt+2%kpcđ. Nếu vậy, ghi có tương ứng vào các TK 338 (3383,3384,3382) chứ không vào TK334.
Thêm nữa, các số trên không trích theo 10tr đâu vì 10tr là lương nghỉ phép thực tế phát sinh trong kỳ chứ không phả lương phải trả trong kỳ mà các khỏan theo lương được trích dựa trên tỷ lệ cố định như đã nói. 10tr đó sẽ ghi N335-C111,112 khi thực chi tiền (không tính vào giá thành trong kỳ).
Còn khỏan 3,78tr là trích lương nghỉ phép trong kỳ sẽ ghi C335-N622 (tính vào giá thành trong kỳ).
Em trả lời theo trên là ngọai lệ vì ảnh hưởng đến kiến thức thực tế chứ em không khóai vụ giải bài tập, xin lỗi chị nha!
Phải nói đề tài thảo luận ở đây là rất hay, việc các bạn thảo luận vấn đề rất hấp dẫn. Qua đây thì tôi cũng nhận biêt thêm một số vấn đề. Tuy nhiên xin được ké một tí, như đã nêu trên thì bạn không thể trích trước chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ (nếu có) vào chi phí theo số trích trước tiền lương nghỉ phép. Đối với BHXH, BHYT thì việc trích chi phí BHXH, BHYT đều theo số thực tế phát sinh trong kỳ, đây là loại chi phí cố định (fixed cost) không phải là chi phí khả biến (vì không ảnh hưởng bởi sản lượng xản xuất ra), như các bạn đã biết việc đăng ký nộp BHXH, BHYT đối với cơ quan BH trên một hệ số lương hay mức lương cố định trong một thời ky, và Cơ quan BHXH sẽ thu dựa trên đăng ký của doanh nghiệp. Vậy khi trích BHXH, YT dù nhân viên đó có nghỉ phép hay không thì chúng ta vẫn phải trích vào giá thành, chi phí quản lý, bán hàng.
Nguyên văn bởi levanton
Trong hướng dẫn hạch tóan TK 335, có qui định "Việc trích trước và hạch tóan chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính tóan một cách chặt chẽ ( Lập dự tóan chi phí và dự tóan trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khỏan chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bào số chi phí phải trả hạch tóan vào tài khỏan này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh..."Vấn đề này tôi hoàn toàn nhất trí với bác levanton, điều này hoàn toàn có thể xác định được vì quy định nghĩ phép hằng năm theo luật thì chúng ta đã có nên việc lập dự toán cho việc trích trước này là hoàn toàn có thể, (, để đảm bào số chi phí phải trả hạch tóan vào tài khỏan này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh...) ở câu này chúng ta thấy rõ vấn đề trích trước chi phí sao cho phù hợp với thực tế phát sinh (phù hợp chứ không phải là chính xác vì đây ước tính kê toán), việc trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép thường được lập ở năm tài chính N, và nghỉ phép xảy ra ở năm tài chính N+1. Vậy sự biến động ở năm N+1 không lớn khi xuất hiện việc nghĩ phép này, điều này đã đảm bảo được nguyên tắc của việc trích trước chi phí. Đối với các doanh nghiệp tổ chức trả lương theo lương khoảns sản phẩm thì việc lập dự toán cho việc trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép là rất quan trọng, vì lương khoán người ta đã khoán gon cho anh trong đơn giá của sản phẩm, khi anh nghỉ phép thì cũng phải trích trong tiền lương khoán này mà trả cho anh. Nếu ta không lập dự toán cho nó thì rất khó cho việc trừ lại số tiền lương nghĩ phép này.